Tin vắn cuối tháng 7.

1.Phan Thế Thắng phu quân Phạm Trang (nhà Tiến Phượng) vừa có chuyến công tác, kết hợp thăm gia đình. Thế Thắng về tới Hà Nội tối ngày 28.7.2010, ngày 30.7 đã lên đường trở về nhiệm sở tại Hàn Quốc.
2.Có mặt tại Hà Nội từ 14.6 cùng cả gia đình, sáng nay 31.7.2010 vào lúc 10h30 Vũ Anh Tuấn đã đáp máy bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trở lại Matxcơva tiếp tục công việc sau những ngày nghỉ phép tại quê nhà (xem ảnh).
Trước đó được biết Vũ Anh Tuấn và con trai là Vũ Tuấn Việt, được sự khích lệ của ông Ngọc đã tới viếng mộ Cụ ông, Cụ bà Tú Lễ tại nghĩa trang Nhân Chính, Từ Liêm, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên cháu Vũ Tuấn Việt đến
viếng mộ hai Cụ, kể từ ngày cháu được sinh ra tại Matxcova cách đây 16 năm (8.1994).

Phạm Vĩnh.
(Ảnh gia đình Tuấn Thúy cung cấp)

Hà Nội đó..đây

Để chuẩn bị cho đại lễ Thăng Long 1000 năm, Hà Nội đã ra sức làm sạch đẹp thành phố, tân trang các phố cũ, lát lại vỉa hè... và đang tiến hành xây dựng 5 công chào bằng hoa. Nhưng đâu đó vẫn còn những hạt sạn. Con đường gốm sứ ven sông Hồng với tổng chiều dài 6km đang được hoàn thiện, đã biến con đê cũ trở thành một bức tranh đầy màu sắc, tuy nhiên, bức tranh nghệ thuật này đang bị một số người dân bôi bẩn bởi những hành vi vô ý thức. Giấy rác, vỏ hoa quả vứt bừa bãi; xe ôm dừng đỗ ngang nhiên dưới lòng đường, một số đoạn tường gốm ố vàng… là những hình ảnh không đẹp mắt khi đi dọc con đường gốm sứ đoạn từ chân cầu Long Biên đến cửa khẩu An Dương. ( Theo HN mới ngày 28/7/2010 ).



Vài năm nay, khu tập thể H4 Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội) trở thành điếm đến quen thuộc của các bạn trẻ mê Graffiti ( vẽ tranh lên tường ) với những hình vẽ hóm hỉnh" kiểu Tây "về phố cổ.( theo vnexpress ) có nên chăng ?



"Đợt ra quân hay chiến dịch ra quân"…

Tôi đã rất quen với cụm từ “đợt ra quân…” hay “chiến dịch ra quân…” đương nhiên không phải là trong quân sự, mà là trong đời thường với nội dung và mức độ khác nhau.
Từ ngày còn bao cấp chúng ta đã biết đến các đợt ra quân thu mua gạo, những lúc thiếu gạo ăn. Từ ngày đổi mới cũng có nhiều đợt ra quân như sạch đ
p đường phố, truy quyét tội phạm, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống bệnh tật, giảm ô nhiễm môi trường, quản lí xây dựng…chỉ khác thời bao cấp là có vẻ hiên đại hơn diễu hành bằng xe máy, có ô tô được phát trên truyền hình, đôi khi là trực tiếp.
Trên Blog 53 thủa ban đầu cũng đã có một “đợt ra quân” rầm rộ vận động viết bài cho Blog, vì thế cũng đã từng xuất hi
ện những cái tên chưa từng nghe thấy như “tauanhchuaquanui.com.”. Rồi tiếp đó là cuộc vận động mua và sử dụng máy vi tính. Kết qủa là xuất hện mấy blogers và người đọc là con cháu Cụ Quang ở lữa tuổi U,70, U.80.
Đương nhiên không phủ nhận mặt tich cực, kết quả thu được của mỗi đợt ra quân ấy. Nhưng về định lượng thời gian, đã là “đợt ra quân” có nghĩa là chỉ trong một thời gian có giới hạn, rồi lại thu quân về điểm xuất phát ban đầu để rút kinh nghiệm và dưỡng quân cho đợt sau (vì chưa dứt điểm được).

Ta từng biết nhờ có “khoán 10 trong nông nghiệp” mà nư
ớc ta từ chỗ thiếu gạo ăn, trở thành nước xuất khẩu gạo có tên tuổi trên thế giới. Người viết bài này những năm bao cấp cũng đã được “hưởng” cả trăm lần xếp hàng khốn khổ để mua bo bo, ngô, tấm gạo...Nhưng bây giờ có tới hàng chục loại gạo để chọn lựa, hiển nhiên tôi chọn loại ngon mới ăn. Mà gạo ngon bây giờ muốn mua loại gì cũng có, bao nhiêu cũng được. Vì thế dễ có đến hơn chục năm nay, tôi không thấy nói đến “đợt ra quân” hay “chiến dịch ra quân” thu mua gạo như trước đây nữa.
Đại lễ Hà Nội 1.000 năm đang đến rất gần, nhưng vấn nạn như ách tắc giao thông, nếp sống văn minh đô thị…đang làm đau đầu không chỉ đối với nhà quản lí mà còn cả với mọi người dân. Có lẽ cần lắm một “khoán 10” mạnh tương tự như “khoán 10 trong nông nghiệp” mới chấm dứt được các “đợt ra quân” hay “chiến dịch ra quân” để tạo một sự bền vũng lâu dài.

Phạm Lê
(ảnh trên mạng)

Đôi điều về Hà Nội

Chỉ còn hơn 70 ngày nữa là đến Đại lễ " 1000 năm Thăng Long- Hà Nội". Hà Nội là một địa danh nhân kiệt có 1000 năm lịch sử và tồn tại. Có rất nhiều điều đáng nói về mảnh đất và con người Tràng An. Tôi là dân tỉnh lẻ có hân hạnh được sống ở Hà Nội hơn 35 năm trời. Sống ở trong lòng Hà Nội và làm rể Hà thành theo nghĩa thật của nó chứ không phải rể của xứ "không nói tiếng Kinh, không nói tiếng Việt mà nói tiếng của núi rừng ……” như Nhạc Sý Lê Minh Sơn đã viết trong bài "Hà Nội của tôi ơi!" do ca sỹ Tùng Dương trình bày trong đêm nhạc "Net Việt" của Anh. Không hiểu Lê Minh Sơn có ẩn ý gì đây không về việc sát nhập một số địa phương khác vào Hà Nội? Ai mà biết được ! Theo tôi thủ đô của một nước đâu cần phải quá "hoành tráng" mà phải sát nhập một số tỉnh lân cận vào. Cứ để nguyên Hà Nội cũ : nhỏ nhưng mà tinh thì mới giữ "nét Hà Nội" được.Hà Nội trước khi sát nhập đã pha tạp lắm rồi!!. Nhập làm gì cho Hà Nội nó biến chất đi! !

Theo tôi, người Hà Nội gốc phải là những người có nguồn gốc 3, 4 đời trở lên (mốc tính là những người đã 60 tuổi như tôi). Nếu tôi có Ông hay Cụ sống ở Hà Nội thì hiện tại tôi nới được coi là dân Hà Nội gốc ! Nên chăng như thế ?
Tôi thấy (theo nhận xét của cá nhân thôi), người Hà Nội gốc nhìn chung là thanh lịch, sành ăn. Họ xử sự trong cuộc sống rất bình tĩnh và biết dấu những suy nghĩ thật của mình. Giữa thật và giả khó lòng phân biệt được nếu như anh không có đầu óc nhận xét tinh tế và sâu. Có điều phải công nhận là dân Hà Nội gốc lịch sự, xử sự trong cuộc sống khéo léo, hơi giả giả thật thật một tý nhưng vẫn đặt được những mục đích của mình và người tiếp xúc không cảm thấy khó chịu.
Luôn tiện viết về Hà Nội, thiết nghĩ cũng nên điểm qua những nét đặc trưng của một vài địa phương khác trên đất nước Việt Nam để chúng ta càng "tâm phục, khẩu phục" rằng Hà Nội và những gì nó có, xứng đáng để các địa phương khác tôn vinh. Nói người thì phải ngẫm đến ta nên đầu tiên tôi xin nói về dân Nghệ An "quê choa".
- Dân Nghệ An thường nóng nảy, hay để lộ những ý định của mình. Sống chân thành nhưng thô ráp. Đã thương ai thì thương yêu hết mình nhưng đã ghét ai thì "trời không dung, đất không tha". Một đặc điểm nữa làm dân Nghệ An cứ nghèo đi theo nghĩa đen của từ này là chịu khổ nhưng không hề chịu khó. Thà chết đói nhưng hay sĩ. Tôi đã thử cố tìm ngần ấy năm trời ở Hà Nội nhưng gặp rất ít "đồng hương" của mình bưng bê ở các quán bia, đánh dày, cắt tóc-gội đầu hay làm "cave", mặc dầu làm những việc này có thể thu nhập gấp 3, 4 lần so với làm ruộng ở quê. Tôi có tính xấu lúc còn làm việc cũng hay lân la ở các quan nhậu nên nhận thấy như vậy.
- Dân Thái Bình - quê hương 5 tấn thì do đất chật, người đông nên bao giờ cũng bon chen, gìành giật ngay cả đối với những người thân của mình. Họ muốn vơ tất cả về mình mặc dầu họ đâu có thiếu! Chúng ta cũng không nên trách họ làm gì bởi vì nó đã ngấm vào máu thịt họ rồi mà. Mong rằng mhững người có dính dáng vào dân Thái Bình không tiếp nhận đức tính "tốt" này !! Tôi có một hàng xóm cận kề là dân Thái Thụy-Thái Bình. Lúc xây nhà bao giờ cũng tìm cách lấn sang đất nhà tôi (nhưng tôi đố lấn chiếm đấy!!). Không lấn chiếm được thì lúc xây tường ngăn ở sân vẫn gắng bổ trụ tường sang phía nhà tôi. Biết vậy nhưng tôi chấp nhận. Vì "chuyện nhỏ" nên tôi "đáp ứng" tính thich lấn chiếm, giành giật để cho anh ta vui lòng mà.
- Dân Thanh Hóa thì lèo lá, độ tin cậy đối với họ nên vừa phải thôi. Họ có thể nói : "Em ủng hộ Anh mà" nhưng lúc cơ quan lấy phiếu đề bạt mình thì người ta gạch tên mình đến nát giấy ra đó.
Ngoài ra còn có" Quảng Nam hay cãi, Quảng ngãi hay lo, Bình Định nằm co, Quảng Bình chết đói nữa", vân vân và vân vân ! Chỉ điểm qua vậy thôi, còn mọi người thêm vào nhé ! Tóm lại người Hà Nội gốc, theo tôi vẫn là những người đại diện cho dân Việt Nam : lịch lãm, mềm dẻo, tinh tế, ít ai có thể trách họ được nếu như không sống thật gần. Mạo muội mấy điều về người Hà Nội và một số địa phương. Có gì không phải mong được bỏ qua !. Vì đã là cảm nhận thì có thể đúng mà có thể sai mà. Con người Hà Nội tôi đã nói ở trên. Còn địa danh Hà Nôi thì miễn bàn rồi. Thời tiết có 4 mùa rõ rệt. Khí hậu ôn hòa hơn so với những miền đất khác.Từ xưa đến nay Hà Nội vẫn được chọn là Thủ đô của cả nước, điều đó hoàn toàn hợp với lòng người và Đất Trời. Còn nói về ẩm thực thì nhất nước rồi, không có địa phương nào sánh kịp. Hà Nội có nhiều rau xanh tươi và ngon. Mùa nào thức nấy. Một số đặc sản Hà Nội như : bún thang, bánh tôm và ốc luộc Hồ Tây, chả cá Lã Vọng, nước rau muống luộc dầm sấu...ai đã một lần được ăn, được nếm thì không thể nào quên được.
(Tôi muốn để bài này vào mục "Cảm nhận" , không để vào Mục khác!)

Bóng chuyền nữ

Bóng chuyền nữ
Tôi hoàn toàn nhât trí ý kiến của nhà báo Phạm Lê nhận định về giải bóng chuyền nữ đang diễn ra ở Dắc Lắc . Đội tuyển bóng chuyền quốc gia của ta thật sự đáng lo ngại vì :
- a/ Tuy dã được trẻ hóa đội hình những chủ công như : Tú, Xuân, Trà Giang cũng không phải là lần đầu tham gia đội tuyển, nhưng chưa thể thay thế được Kim Yến, Diệu Châu
- b/ Trong khi đó thì Kim Huệ, Ngọc Hoa có phần đã xuống sức, sự linh hoạt đã bị hạn chế , Đõ Minh dã có những bước tiến đáng kể, nhưng kinh nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu, Bùi Huệ, do thấp, hơi nặng cân, sức bật có tốt, nhưng tốc độ chậm thường hay bị đối phương bắt bài hiệu quả những quả đập không tương xứng với công sức bỏ ra, có tới 40% bị đội bạn chắn mất hoặc đập bóng ra ngoài sân
c/ Cây chuyền hai thay thế vị trí của Đặng thị Hồng và Hà thị Hoa là trở ngại lớn của toàn đội, vị trí này là yếu nhất, do nâng bóng không được chính xác ( Ngay cả cho đồng đội của mình ở đội Thông tin Huệ, Trang . . ) , tầm quan sát và phân phối bóng cho các chủ công sát với thực tế trên sân không đạt yêu cầu làm hiệu quả không cao, có tới 60% quả đập bị đối phương bắt bài
d/ Sự phối hợp giữa các cầu thủ trên sân nhiều khi không tốt, hỏng ngay từ bước 1, đặc biệt hàng chắn tuyến hai ít khi đỡ được những quả đập của đối phương
e/ Tuyển thủ quốc gia phát bóng còn hỏng nhiều, đỡ bước 1 cũng không tốt, yếu điểm này bao năm chưa được khắc phục
Nói vậy tại sao lại được, tuyển trẻ Thái Lan ? Đội bóng này có nhiều ưu điểm : Tuổi trẻ, sức bật tốt, đập bóng đa dạng, đặc biệt có tuyến hai đỡ bóng rất tốt, giao bóng có nhiều quả ma quái : Lối giao bóng ngắn, nhanh . Tôi cho rằng họ thua vì : giao bóng hay hỏng, có séc hỏng tói 6 quả, kinh nghiệm trận mạc còn ít , thua ta là trận đầu mới ra quân còn thăm dò để tìm đấu pháp tốt cho những trận bóng ở chung kết
Tuy thắng đội Ucraina 3/1, thú thật khi tôi xem đến séc thứ 3 tỷ số 20-20 tôi không xem tiết vì thấy căng thẳng quá, họ làm chủ trên sân, tấn công rất hiệu quả ở dưới vạch 3m và ở vị trí số 3, ngoài ra do thể hình cao họ chắn bóng tốt, quân ta rất lúng túng trong sử lý và tất nhiên sức khỏe họ tốt hơn, thắng được trong trận chiều qua, đó là sự quyết tâm ?, và có cầu thủ thứ 7 = Sự cổ vũ rất nhiệt tình của khán giả
Vẫn phải chờ ở kết quả những vòng sau, để thắng được hai đội Thái Lan trẻ và Ucraina ở các vòng sau của đội tuyể quốc gia còn nhiều chật vật, mong rằng họ sẽ làm được điều đó
Độc giả hãy bớt chút thời gian nên xem khi đội tuyển cuả ta thi đấu để cảm nhận được sự cổ vũ vô tư đầy hiệu quả những vẫn giữ được sự văn minh, lịch lãm, viét tới đây tôi lại nhớ tới những hình ảnh mà truyền hình đã đưa, cổ động viên Hải Phòng lại 1 lần nữa có những hành động nhơ nhuốc Bao giờ chúng ta không phải chứng kiến những hành sử côn đồn trên sân cỏ ?

Xem chân dài bóng chuyền thi đấu

Tối qua 27.7.2010, chứng kiến các chân dài bóng chuyền tuyểnViệt nam trong một trận đấu hấp dẫn và chiến thắng đối thủ Vinggroup Ucraina với tỉ số 3-1.
Từ mấy năm nay giải bóng chuyền nữ VTV Cup tuy có những lời khen chê khác nhau, nhưng vẫn ngày càng thu hút nhiều khán giả. Thú thật tôi thích xem các chân dài bóng chuyền VN thi đấu hơn các đội nam, bởi họ vẫn có vẻ đẹp nữ tính. Những cái tên như N gọc Hoa, Diệu Châu, Kim Huệ, Bùi Thị Huệ, Thu Trang, Đỗ Thị Minh…đã quen thuộc với tôi.
Giải VTV Ferrpli Cup 2010 khai mac ngày 25.7 taị Đắc Lắc, với sự có sự có mặt của 6 đội, VTV Bình Điền Long An, Đội tuyển Việt Nam, Đội tuyển trẻ Malaysia, Suansunanta (Thái Lan), Đội tuyển trẻ Thái Lan, Vingroup Ucraina. Các đội bóng sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt để chọn đội vô địch. Đội vô địch sẽ nhận được giải thưởng trị giá 5.000 USD và nhiều giải thưởng tập thể và cá nhân.
Cả 6 đội đã xuất quân thi đấu, khán giả đã nhận diện được trình độ của cả 6 đội, trong đó 4 đội nước ngoài đều yếu so với đội tuyển chủ nhà.
Xem Tuyển Việt Nam thi đấu có thể nhận ra trình độ chưa được nâng cao hơn so với những giải trước, mặc dầu đã có HLV người Trung Quốc. Đội thi đấu không đ a dạng và tinh quai như Trẻ Thái Lan, bước chuyền 2 và phòng thủ hàng sau của đội còn yếu. Những vị trí trụ cột như Ngọc Hoa, Kim Huệ, Bùi Huệ cũng đã có dấu hiệu quá sức. Các cầu thủ trẻ như Thu Trang, Đỗ Thi Minh, Cẩm Tú…có cố gắng, nhưng chưa tiến kịp đàn chị.
Đến nay có thể thấy nếu không có bất ngở trận chung kết sẽ là Việt Nam và Tuyển trẻ Thái Lan. Ở lần đầu đọ sức ngày 27.7, Tuyển VN tuy đã thắng Trẻ TL nhưng khá chật vật. Tôi nghĩ có thể sẽ có bất ngờ, nếu Tuyển VN không khắc phục những điểm yếu về kĩ thuật và tâm lí. Tuyển trẻ Thái đã nắm hết bài của Việt Nam, họ có hàng thủ sau và chuyền 2 hơn hẳn VN, hơn nữa họ không chịu áp lực nặng nề bởi chức Vô địch như đội tuyển của chúng ta.
Tung cả Tuyển quốc gia vào trận, cho thấy tham vọng dành chức vô địch của những người có trách nhiệm. Cũng dễ hiểu bởi không một nhà tổ chức nào lại muốn chức vô địch không nằm trong tay đội bóng mình. Là người hâm mộ đội Tuyển nữ Bóng chuyền Việt Nam, tôi chúc cho các chị được giơ cao Cúp vô địch trong giải đấu lần này.
Tuy vậy không khỏi một chút băn khoan, lo ngại khi nghĩ tới mục tiêu vượt người Thái ở môn bóng chuyền nữ, một khi họ đã là vô địch Châu Á và chỉ tung ra độ i hình Trẻ dưới 20 tuổi thi đấu tại một giải có Tuyển VN như ở VTV Cup năm nay.

Phạm Vĩnh.
(Ảnh trên mạng)

Bổ sung thêm tư liệu về chàng Joseph Ruelle

Sau khi đọc bài "Cảm nghĩ của Joseph về Hà Nội"của Cậu Di và ý kiến bổ sung của Cậu Thắng cho bài này tôi xin cung cấp thêm cho mọi người lời đề tặng của nhà thơ Trần Đăng Khoa cho cuốn sách "Tớ là Dâu" của anh chàng Tây Canada đã sống ở Việt Nam khá lâu này để mọi người cùng đọc. Và theo tôi dự đoán chắc Joe có khả năng làm "con dê" của Việt Nam !
Lời đề tặng của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Từ xưa đến nay, đã có không ít cuốn sách của các nhà văn, nhà thơ, các học giả nước ngoài viết về Việt Nam, rồi trở thành những tác phẩm nổi tiếng thế giới. Nhưng cuốn sách của Joe lại ở dạng đặc biệt. Trước khi nằm trên tay bạn, nó đã tung hoành trong thế giới ảo. Một triệu sáu người Việt trên toàn cầu đã bị nó bỏ bùa. Anh Nguyễn Thắng Vu và chị Trần Tuyết Minh quyết định dụ nó về cho bạn đọc của Kim Đồng. Anh Vu điện cho mình: "Khoa đọc rồi viết mấy lời giới thiệu nhé". Mình hào hứng nhận lời ngay. Mình biết cậu chàng Joe này rồi. Tết năm con lợn vừa qua, cậu chàng có tham gia một chương trình ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Rồi gần đây, mình lại còn nhìn thấy cậu chàng trên TV. Tóc nâu. Mũi cao. Mắt sâu và sáng. Dáng thư sinh. Nói tóm lại là đẹp giai và Tây một cục. Tây toàn tính. Mình tò mò quá. Muốn xem anh chàng khua khoắng tiếng Việt ra sao.

Nghe Tây nói tiếng Việt vui lắm. Cứ như bước vào cái nhà cười. Mọi đường nét của âm thanh đều biến dạng. Tiếng Việt là ngôn ngữ hẻo lánh. Đã thế lại rất oái ăm, bởi nó có đến sáu thanh. Chỉ nhầm một tí là đi một dặm. Nghe nói có ông Tây lấy vợ Việt Nam. Hôm ra mắt bố mẹ vợ, anh chàng rể đã tuyên bố rất trịnh trọng: "Xindói thẹo với các cụ, toi là con... cụ!". Cả nhà được một phen tá hỏa. Ông bố vợ kinh hoàng. Mình gả con gái cho người, chứ đâu có gả cho dê đâu. Mà lại là dê dị dạng, dê đi bằng hai chân. Khiếp! Sau bình tĩnh lại, mới thấy trái đất vẫn quay xung quanh mặt giời. Chỉ tại con ma ngôn ngữ nó quẫy lung tung, nên con rể mới thành con dê. Hãi quá!

Chuyện ấy chẳng biết thật hay bịa. Nhưng chuyện này thì hoàn toàn có thật. Mình nghe trực tiếp nhá. Đó là dịp kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít, một nhà sử học được mời đến nói chuyện với sinh viên về một trận đánh lịch sử, nổi tiếng thế giới. Trong giảng đường có rất nhiều người Việt giỏi ngoại ngữ, nhưng diễn giả chỉ tin người phiên dịch của mình. Anh bạn Tây này nói tiếng Việt khá hoạt. Chỉ tiếc là dấu cứ nhầm lung tung. Đại tướng thành đai tướng. Kéo quân thành kéo quần. Thế là suốt một tiếng đồng hồ, ông đai tướng cứ hết kéo quần lên lại kéo quần xuống. Cả giảng đường muốn cười lăn mà không dám cười. Muốn cười mà cứ phải nhịn để làm người lịch sự. Bởi thế, trông mặt ai cũng rất căng thẳng.

Tiếng Việt đúng là một mê hồn trận đối với dân ngoại quốc. Chính vì thế, mình lại đâm ra tò mò. Chỉ thóc mách muốn xem cái cậu đai tướng có biệt danh Dâu Tây này kéo quần lên, kéo quần xuống ra sao?

Nhưng mà giời ạ! Cứ tưởng sẽ được ngắm một anh ngố, hóa ra lại gặp ngay một gã ma xó. Mà còn quái hơn cả ma xó! Chả thế mà cộng đồng mạng cứ nhao nhác lên. "Tôi không tin ông là một người Tây. Bịa. Giọng văn hơi bị thảo mai". "Bố khỉ! Mấy giờ rồi mà mọi người lại ngồi tin chuyện vớ vẩn này nhỉ? Chẳng có thằng Tây nào mà viết tiếng Việt được như vậy. Mọi người cả tin quá. Thằng này Tây rau muống 100%. Sao mọi người không hẹn một ngày nào đó gần nhất xem mặt mũi thằng này như thế nào? Tôi mà gặp thằng giả danh này, tôi sẽ...". Khiếp quá! Mình không dám dẫn hết. Sự nổi giận đáng yêu sặc mùi lục lâm thảo khấu!

Nhưng không có chuyện giả danh đâu. Joe đấy. Anh chàng Tây một cục. Tây toàn tính. Sở dĩ có sự kinh ngạc đến bàng hoàng ấy cũng vì khả năng sử dụng tiếng Việt của Joe. Ngay cả người Việt, không phải ai cũng giỏi tiếng Việt như Joe đâu. Những tiếng lóng, những ngôn ngữ vỉa hè, tưởng chỉ có thể để ở vỉa hè thôi, nhưng Joe đã biến chúng thành đặc sản. Ngon như nhai kẹo lạc. Joe tung hứng, nhào nặn tiếng Việt điêu luyện như một nhà ảo thuật, và còn hơn thế nữa, Joe như gã phù thủy quái quỷ. Tiếng Việt qua thao tác phù phép của Joe, luôn sống đông, nhuần nhuyễn và biến hóa, đưa đến những hiệu quả bất ngờ. Đó chính là bí kíp làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của cuốn sách này. Mặc dù, những chuyện Joe kể, những điều Joe bàn chẳng có gì to tát. Nhưng viết về những cái lặt vặt, những chuyện nhỏ nhặt li ti trong đời sống hàng ngày mà lại thật hấp dẫn, duyên dáng thì đó là một biệt tài của Joe. Bằng con mắt của người ngoại quốc, lại đi nhiều, biết nhiều, Joe phát hiện ra bao nhiêu vẻ đẹp của ta mà do quá quen, ta lại không nhìn thấy. Rồi Joe chiêm ngưỡng chúng bằng con mắt trong veo và đỏng đảnh của lứa tuổi thần tiên 8x, 9x. Cái tuổi nhìn đâu cũng thấy mới mẻ, tươi đẹp và đáng yêu...Mà thôi, chẳng nên dông dài làm gì. Tốt nhất ta hãy đến ngay với Joe. Vở diễn này thú vị lắm. Mà màn đã mở rồi kia. Joe đã bước ra sân khấu. Và như mọi tài tử bước ra trước ánh đèn, câu đầu tiên bao giờ cũng là câu tự giới thiệu: "Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?".

- Tớ là Joe. Phát âm tiếng Việt là Dâu. Dâu Tây...

Đấy, Joe đã xưng danh rồi đấy. Và câu chuyện cũng bắt đầu rồi. Mình sẽ chẳng nói gì nữa đâu. Joe đang thả bùa mê đấy. Nào, ta hãy bước ngay vào thế giới của Joe...

Trần Đăng Khoa

Cảm nghĩ của Joseph về Hà Nội

Lấy một đường Hà Nội làm 'vợ'



Phố Hàng Bông

Đường phố Hà Nội nhìn thì đẹp, đi thì vui, chụp ảnh thì quyến rũ. Nhưng mà làm vợ thì sao? Yêu thì bình thường, ai cũng yêu đường phố Hà Nội. Nhưng trong trường hợp phải chọn lấy một con đường Hà Nội làm "vợ" thì mình nên chọn con đường nào?



Chắc chắn mình sẽ không chọn đường chạy qua trước Ga Hà Nội. Nó hay thay đổi quá. Hôm nay là một chiều, ngày mai là hai chiều - nó thay đổi liên tục, không biết mình muốn gì, không biết mình muốn đi đâu, chả thấy ổn định gì cả. Lấy đường này thì nguy hiểm thật, tương lai sẽ vô cùng thất thường!

Đường chạy qua trước cổng Đài Truyền hình Việt Nam cũng được - nó nhanh, thoáng, cởi mở. Người con trai không cần đợi lâu cũng có thể đến những nơi mình muốn đi, thế là hẫp dẫn lắm rồi! Mỗi tội là nó hơi béo. Thôi mình nói thật luôn: nó to quá, mình không lấy đâu!

Đường La Thành thì hoàn toàn không được. Nó hơi bẩn, ồn ào, gầy đét, có khả năng tiêu hoá cực kỳ kém!

Phố Lý Nam Đế thì hay. Nó rất tôn trọng thiên nhiên, luôn có cây cối xung quanh. Tuy nhiên tính của nó rất là con trai. Nó suốt ngày nhắc đến chuyện đồ vi tính - con này CPU nhanh, con này màn hình rộng. Mình thấy rất chán, khác gì lấy một con chíp Pentium 4.

Phố Hàng Bài thì đẹp và sành điệu. Lấy phố Hàng Bài thì sẽ có nhiều người khen. Tuy nhiên sẽ có nhiều người chê: "Nó không tốt! Nó chỉ biết đi Bờ Hồ chơi thôi. Tối thứ 6 nó hay chơi với bọn thanh niên, mặc dù nó đâu có phải là thanh niên! Nó già rồi, có mặt trên địa bàn Hà Nội từ thời Napoleon cởi truồng!".

Nói về thanh niên, công nhận đường Thanh Niên có sức hấp dẫn riêng của nó. Nó đẹp như tranh, có nhiều con thiên nga bơi sung sướng quanh quanh. Chỉ có điều là nó thức khuya lắm! Buổi tối không về chăm sóc chồng thì thôi, kệ nó, lấy con (đường) khác sẽ hạnh phúc hơn!

Hay là mình lấy phố Hàng Bạc nhỉ? Nó đi ngủ tương đối sớm, không mải chơi đâu. Chỉ có điều là nó thích thể hiện, lúc nào cũng mang vòng tay, dây chuyền, hoa tai... tất cả đều làm bằng vàng, bạc, kim cương hết! Chăm sóc nó thì phải có nhiều tiền! Tóm lại, nếu được giới thiệu với một nhóm người con trai thì nó chỉ có duy nhất một ý nghĩ trong đầu: "Ai là triệu phú?".

Đường Láng thì hoàn toàn ngược lại. Nó không thích thể hiện đâu (làm gì có tiền mua hoa tai vàng!). Thật ra nó cũng hơi ki bo, "ngân sách đi chơi" rất "sinh viên". Đối với nó thì đi chơi chỉ có nghĩa là uống trà đá, ăn xôi rồi về. Liệu có phải kiểu này xứng đáng với một người có bằng cử nhân từ lâu rồi như mình chăng?

Phố Tạ Hiện trông hay, nhiệt tình, dễ thương. Rất tiếc nó hay chơi với bọn nước ngoài, đặc biệt là Tây Ba Lô. Và con gái mà hay chơi (với) Tây Ba Lô thì chắc chắn là không tốt, ai cũng biết điều đó!
Cuộc sống phức tạp, và cặp vợ chồng nào cũng thỉnh thoảng xảy ra "bão". May là nếu hai người hiểu nhau thì những "hậu quả" sẽ không nhiều. Thế thì lấy phố Khâm Thiên không được đâu! Nó gặp bão thì "ngập" luôn, "nước mắt" ùn ùn "tràn" ra đường, phải đợi rất lâu tình hình mới trở lại bình thường!

Thôi, cuối cùng mình quyết định chọn lấy phố Hàng Bông làm vợ cả. Nó vừa ngoan, vừa sành điệu. Nó đi Bờ Hồ chơi nhưng (không như phố Hàng Bài) nó vẫn có "cơ hội" quay lại! Nó tiêu tiền vừa phải thôi, thỉnh thoảng mua đồ rất hoành tráng, thỉnh thoảng mua đồ rất bình thường. Nó không quá béo, không quá gầy, không có vấn đề gì đáng kể cả. Nói chung thì mình sẵn sàng yêu phố Hàng Bông đến vỡ vỉa hè, cháy đèn đường!

Của Joseph Ruelle, người Canada, 27 tuổi đang sống ở Việt Nam.

Thư giãn cuối tuần



Hà Nội Mưa mùa hạ

Mưa lại về trên con phố ngày xưa

Hàng liễu rủ như nỗi buồn ngơ ngác

Em xoè tay đón hạt mưa rào rạc
Lại một mùa mưa nữa chẳng cùng anh


Em đi tìm trong quá khứ mỏng manh
Tìm trong gió, trong mây rồi trong nắng

Tìm về anh của một thời xa vắng
Của một thời hai đứa bước chung đôi

Em hỏi gió thì gió chỉ cười thôi
Em gặp mây nhưng mây trôi lặng lẽ
Em hỏi nắng, nắng lắc đầu se sẽ
Vậy nơi nào mới cất giấu hình anh?

Vâng! Đây rồi em đã gặp được anh
Là anh đấy, trong cơn mưa đầu hạ
Mưa trút xuống những hàng cây nghiêng ngả
Mái hiên xưa che ướt mối tình đầu

Rồi một ngày tay hết nắm bàn tay

Em trả anh một mùa mưa trắng xoá

Trả lại anh con đường chia đôi ngả
Xa nhau rồi chỉ tội mái hiên xưa.

Thơ : Mangaka


Sài gòn mưa


Anh đã thấy cơn mưa đầu mùa hạ
Về bên em khi gió chuyển mùa
Trời Sài Gòn dễ thương là thế đó

Nắng nóng nhiều sẽ có những cơn mưa

Mưa Sài gòn chợt đi rồi chợt đến
Cũng giống như em chợt buồn chợt vui
Có những lúc email nhiều vô kể

Lúc làm thinh không thèm viết một lời

Sài Gòn chiều mưa ơi

Đong đầy bao kỷ niệm
Hoa bằng lăng màu tím

Còn lại chút hương xưa ?


Anh yêu Sài Gòn qua những cơn mưa

Mưa vừa đủ cho lòng người dịu mát
Mưa về trưa cho phai mầu nắng nhạt

Mưa về chiều để tím biếc hoàng hôn

Thơ Hồ Thanh

Nhớ về Phố Lãn Ông


Phố Lãn Ông chụp cuối năm 2009

Trong các con phố cổ của Hà Nội, có lẽ không có con phố nào có mùi hương ấn tượng như Phố Lãn Ông (phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ). Chỉ cần đến đầu phố đã ngửi thấy ngay mùi thơm quyến rũ, đặc trưng của các loại hương liệu, các loại thảo mộc khô dùng làm thuốc đông y mà dân gian vẫn quen gọi là thuốc bắc…được bào chế, bày bán ngay trên phố. Đây cũng là một trong những phố nghề ít ỏi của Thăng Long còn lưu lại đến ngày nay. Tên phố bắt nguồn từ tên gọi của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một vị danh y nổi tiếng có nhiều đóng góp to lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, người kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư.
Tuy nhiên, tên gọi phố Lãn Ông chỉ mới xuất hiện từ thời Pháp tạm chiếm, trước đó vào đầu thế kỷ XX, phố có tên gọi Phúc Kiến (Rue des Phuc Kien) bởi phần đông dân cư là người Hoa kiều, gốc tỉnh Phúc Kiến đến ngụ cư tại đây. Cùng với hội quán Quảng Đông trên phố Hàng Buồm, hội quán Phúc Kiến ở số nhà 42 phố Lãn Ông là chốn hội tụ của bà con Hoa Kiều xa xứ. Hội quán Phúc Kiến chiếm một khu đất rộng; khi xây nhà Hội quán có xây thêm hai ngôi nhà gác ở hai bên ( số 40 và số 44) cho thuê lấy lợi tức cho hội.Khi dục dịch xảy ra chiến sự biên giới phía Bắc, nhiều cư dân gốc Hoa ở phố LO đã di tản về Trung Quốc.
Phố Phúc Kiến dài một trăm tám mươi mét, có sáu mươi nhà bên phía bắc dãy số chẵn, bảy mốt nhà bên phía nam dãy số lẻ. Những năm 20 vào đầu thế kỷ các nhà trong phố Phúc Kiến hầu hết là nhà phố một tầng; dần dần lác đác có nhà hai tầng. Nhà làm theo kiến trúc cổ: nhà ngoài dài sáu, bảy mét, rồi đến sân giữa chung quanh che mái, có các sân con ở giữa . Ngôi nhà đầu tiên xây hai tầng ở phố Phúc Kiến là nhà số 53, trên gác để làm kho chứa thuốc để bán. ( theo http://wikimapia.org/367506/vi/Ph%E1%BB%91-L%C3%A3n-%C3%B4ng )..Nhà thuốc Phú Đức ở 53 Lãn Ông ở ngay giữa phố trước cửa Hội Quán Phúc Kiến ( sau là đình Phúc Kiến ), lúc đầu do Cụ Nội Lê Thị Cả chủ trì , sau truyền lại cho con dâu là Cụ Phạm thị Yến. Các gia đình thuộc dòng họ Cụ Phạm Chí Lễ - Lê Thị Cả đều sinh trưởng và ở đây từ đầu thế kỷ 19, nhà 53 LO là cơ sở của CM, khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, những người lớn trong dòng họ đã tham gia kháng chiến, sau khi HN được giải phóng năm 1954 họ hàng từ kháng chiến trở về, thời gian đầu có thêm gia đình Cụ Phạm Vĩnh Bảo.Từ đó gia đình Cụ Phạm Vĩnh Quang và Cụ Phạm Vĩnh Hanh ở LO lâu nhất, hiện nay trong dòng họ chỉ còn duy nhất gia đình con gái thứ của Cụ Hanh là Cô Linh ở lại ngôi nhà 53 LO cho đến nay.















Chụp trước nhà 53 Lãn Ông

Phố Phúc Kiến có một nghề chính là buôn thuốc Bắc. Cửa hàng bán thuốc Bắc có từ sớm. Quang cảnh cửa hàng bán thuốc cũng giống như cửa hàng các phố khác; ban ngày những tấm cửa lùa hạ xuống kê trên mễ và bậu cửa, trên bày những thúng đựng các vị thuốc sống, những thứ quí thì đựng trong túi vải cất trong ngăn tủ gỗ kê sát tường, dưới nền nhà là dao cầu, thuyền tán dùng cho việc bào chế thuốc. Cửa hiệu có bán lẻ thuốc Bắc kèm theo thuốc Nam. Thuốc Nam có vỏ quýt, sa sâm, quế chi, hạt sen, bán hạ. ).. Dưới mỗi mái nhà, những ô thuốc đóng mở chứa đựng bên trong không chỉ những vị thảo mộc vô tri, vô giác. Có trăm ngàn cách thức để phối hợp chúng với nhau tạo thành những thang thuốc linh diệu, thần tình .Trải qua thời gian, các cửa hàng trên phố Lãn Ông ngày nay vẫn buôn bán thuốc tấp nập, không bị phai nhạt như các phố nghề khác trong khu phố cổ. Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân phường Hàng Bồ, phố Lãn Ông có trên 70 cơ sở kinh doanh Đông Nam dược, chiếm khoảng 90% tổng số nhà mặt phố tại đây. Đây cũng là phố có mật độ dân đông nhất của phường Hàng Bồ. Những người đầu tiên làm nghề thuốc ở phố Lãn Ông chính là Hoa kiều, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến dòng họ Phó đến từ Phúc Kiến. Tuy nhiên, bên cạnh một số lương y gốc Hoa, từ lâu đã có hàng chục lương y người Việt thành danh với nghề thuốc trên phố này. Họ có xuất xứ gốc gác từ nhiều làng quê trên đất nước, phần lớn là từ những làng nghề làm thuốc có truyền thống như Đa Ngưu, Nghĩa Trai, Ninh Hiệp, Đồng Tâm, hay từ những vùng đất thi thư khoa bảng như Nhân Chính, Đông Ngạc, Hành Thiện...












Các hàng thuốc đông y ở phố Lãn Ông


Một đời làm thuốc nổi danh, đến khi khuất núi, người đời cũng không mấy ai nhớ tên cúng cơm của vị lương y ở số nhà 63B phố Lãn Ông, mà chỉ quen gọi tên cụ theo tên làng quê gốc gác - cụ lang Hành Thiện.
Người bán hàng trên phố hầu hết là đàn bà, con gái, họ đều biết chữ nho, thuộc tên thuốc, và mặt tất cả các vị thuốc, xem đơn cân thuốc thành thạo. ..



(Ảnh trên mạng )

Một trong những người làm nghề lâu nhất phải kể đến người con dâu nhà thuốc gia truyền Toàn Mỹ ở số nhà 56. Bà Toàn Mỹ ( chúng tôi gọi thân mật là Thím Lân - lấy theo tên chồng ) thành thạo chữ Nho, ngày ngày đọc sách thuốc, nhớ vị, quen hương của hàng trăm loại thảo dược, thuộc lòng hàng chục bài thuốc Đông y cổ truyền. Tấm hoành phi hình tàu lá mang bốn chữ đại tự thếp vàng "Hạnh lâm xuân sắc" treo trên bức tường phòng thuốc là kỷ vật của vị quan tuần phủ Bùi Thiện Cơ đề tặng Toàn Mỹ do gia đình đã có công cứu quan tuần qua cơn bệnh hiểm nghèo. Lương y Nguyễn Kim Bảng, con trai của bà Toàn Mỹ ở tuổi tứ tuần, hiện là một thầy lang trẻ nhất ở phố Lãn Ông. Theo nghề tổ, giữ nếp nhà vào thời buổi kinh tế thị trường nhộn nhạo trăm mối, thật chẳng dễ dàng. Giờ đây, dòng họ Phó trên phố Lãn Ông vẫn chiếm số đông. Điều này đã được ghi trong các sách địa chí viết về Hà Nội. Lương y Phó Đức Quang là người thuộc thế hệ thứ mười ba của dòng họ. Dù nghề thuốc có lúc thăng trầm nhưng ông luôn gắng sao giữ cho chiếc cán cân tiểu ly gia bảo bao giờ cũng thăng bằng, không thiên lệch. Cần mẫn và thầm lặng theo nếp cũ của gia đình, ông vẫn tự tay sao tẩm một số vị thuốc quý. Mùi đương quy, bạch truật, đan bì, ý dĩ thơm lừng khắp ngõ, vương vào tận chân tóc người qua. Căn nhà số 47 của ông là một trong những nơi bán thuốc lâu đời nhất trên phố Lãn Ông. . .. Nhằm lưu giữ phố nghề truyền thống, thời gian qua, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã phối hợp cùng với trường Đại học Kinh tế Quốc dân xây dựng đề án tuyến phố chuyên doanh. Theo đó, tuyến phố chuyên doanh Đông Nam dược Lãn Ông sẽ được xây dựng dưới hình thức thống nhất về biểu tượng, lôgô, màu sắc chủ đạo…(mỗi cửa hàng có biểu tượng riêng của mình: biểu tượng phù điêu của nhân viên bán hàng, biểu tượng in trên bao gói sản phẩm tuỳ theo mỗi nhà, cửa hiệu và ý tưởng mỗi chủ hiệu). Ðặc biệt, tiêu chí văn minh thương mại đối với hàng hóa kinh doanh tại hai tuyến phố này bảo đảm theo khung giá chung. Mỗi mặt hàng bán theo giá niêm yết. Các đơn vị kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè. Hàng phải có nguồn gốc xuất xứ ghi rõ trên mỗi sản phẩm. Phố chuyên doanh Lãn Ông không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh mà còn có trách nhiệm quảng bá du lịch, khôi phục phố nghề. Trong nhà những người làm thuốc, chân dung của Hải Thượng Lãn Ông thường được đặt ở vị trí trang trọng. Còn những lời răn của Người thì được khắc sâu trong tâm khảm. Gìn giữ danh thơm của nghề không chỉ là chuyện của một thời. Nhớ lại lúc sinh thời khi về hưu Cụ Phạm Vĩnh Quang dù tuổi cao vẫn tận tụy đảm nhiệm công tác quản lý phố Lãn Ông nhiều năm , nên rất được bà con trong phố tôn trọng và quí mến.
.


Họp mặt đồng hương Phố Lãn Ông ở TpHCM năm 2008


Phố Lãn Ông, mấy chục năm qua, dân cư cũng có nhiều biến thiên, dịch chuyển. Song người gốc từ xa xưa đã đi nơi khác nhiều.Ở Tp HCM thỉnh thoảng các đồng hương phố Lãn Ông thường tụ họp gặp gỡ, hồi tưởng lại những kỷ niệm khi còn sống ở phố cổ LO.Ngày nay người từ nhiều nơi đến cũng đông hơn. Nghề kinh doanh thuốc đông y ngày càng thêm mở mang là dấu hiệu tốt đẹp cho sự phục hồi, phát triển của nền y học dân tộc. Người dù từ đâu tới, sống ở phố LO, cũng lấy chữ tâm, chữ tín làm đầu trong cách ứng xử, kinh doanh, phục vụ khách hàng. ......Nhà đất phố L0 nay rất có giá, rao bán trên mạng ngày 21/5/2010 một nhà mặt tiền rộng 3,14m, diện tích 150m2
hướng Nam lên tới 23 tỷ VND ?

Khi viết bài này tôi vẫn cảm thấy một không gian phảng phất hương thơm dịu nhẹ, ngọt ngào, ấy là hương thơm của các loài thảo mộc khô dùng làm thuốc đông y mà dân gian vẫn quen gọi là thuốc bắc.
Hà Nội đã vào những ngày hè 2010, các công việc chuẩn bị cho ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long đang gấp rút hoàn thiện, vì chỉ còn 78 ngày nữa .Tại phố Lãn Ông, người dân lại náo nức với tin Lễ hội Đông Y-Dược cổ truyền được tổ chức hàng năm tại phố Lãn Ông sẽ là một trong 3 lễ hội mới chính thức được thành phố đưa vào danh sách phục dựng……?



Nhớ về phố Lãn Ông !!!!

( Tham khảo thêm Internet, ảnh tự chụp )

Trai Hà Thành nhớ “Nác chè xanh Nghệ An”.

Tôi ở Nghệ An không đươc lâu như Ngô Minh Lương đã ở Hà Nôi, tổng cộng số lần lưu trú từ năm 1964,1965 và 1969 có lẽ sấp sỉ gần 2 năm ở Hưng Nguyên, Diến Thành, Diễn Châu, Thanh Chương và chủ yếu là ở nông thôn.
Ngày đó đang là thời kì chiến tranh phá hoại máy bay Mĩ ném bom ác liệt ngày đêm, kinh tế thời chiến rất khó khăn tôi không có cơ hội được thưởng thức các món đặc sản của địa phương. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ hương vị, ngữ cảnh của nước chè tươi (tiếng địa phương gọi là Nác chè) ở những nơi tôi đã qua.
Hồi đó cứ mỗi lần được rút về vùng sơ tán trong dân, tôi lại được thưởng thức hương vị Nác chè tươi (xanh) thơm ngọt chát. Nác chè đươc nấu trong nồi đất nung trên bếp củi có màu xanh tươi, lá chè phải là loại bánh tẻ, không già mà cũng không non và không bị dập nát. Sau khi uống hết mước đầu, ông chủ nhà lại ra sân múc một, hai gáo nước mưa (bằng sọ dừa khô) đổ vào nồi và để than om âm ỉ trước khi ra đồng làm ruộng..
Ấn tượng lâu quên còn bởi ngữ cảnh
quanh ấm chè, chả là cứ vào buổi sáng sớm khi nồi nác chè đã sôi, ông chủ nhà lại ra sát bờ rào gọi với sang nhà hàng xóm mời gọi sang thưởng thức Nác chè xanh. Tiếng gọi mang âm điệu địa phương rất ấn tượng, quả thực đến bây giờ tôi thật khó tả lại một cách chính xác.
Từ ngày đó đến nay tôi đã nhiều lần vào Nghệ An, nhưng chưa môt lần đươc thưởng thức lại Nac chè đúng trong khung cảnh như thế. Tôi tự suy diễn chắc bây giờ khó duy trì được như trước vì xóm làng beton, phố hóa gần hết. Làng xóm đâu còn cảnh rào, rậu để ới nhau sang uống Nác chè như xưa.
Nếu món “Bún thang” được Ngô Minh Lương coi là “Quốc khẩu” của gia đình Lương trên đất Hà Thành trong chi họ Cụ Quang và được Lương ưa thích. Thì hương vị và ngữ cảnh thưởng thức “Nác chè xanh Nghệ An” hồi đó, đối với riêng tôi được coi như “Quốc chè Nghệ An” trong những ngày tháng ít ỏi được sống ở đó thời chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

Phạm Vĩnh.
(ảnh trên mạng)

Món ăn Hà Thành

Tôi là dân tỉnh lẻ , mà là một tỉnh lẻ nghèo nhất nước (Nghệ An) được sống ở Hà Thành từ tháng 11/1975 đến nay. Tính ra đã sống ở Hà thành 35 năm trời. Tuy vậy tôi cũng không dám tự nhận mình là dân Hà Nội và thực lòng tôi cũng không muốn thế. Tôi không có khái niệm trong cuộc đời cùa mình là "thấy người sang bắt quàng làm họ". Trong quan niệm của tôi, tôi không phân biệt nơi sinh ra. Ở đâu cũng có kẻ xấu, người tốt cả. Mình hợp với ai thì chơi không "địa phương chủ nghĩa". Tuy vậy phải công nhận là những người sinh ra cùng một nơi bao giờ cũng có nhiều nét tương đồng hơn. Đã xa Nghệ An ngần ấy năm nhưng tôi vẫn không quên được những quả cà muối Xứ Nghệ vừa giòn lại vùa ngon. Quả cà muối không thể thiếu được khi có bát canh bên cạnh. Nó đậm đà, sâu lắng hơn so với những miền đất khác : Mộc mạc nhưng chân thành ! Tính tôi không thích sống giả tạo; xấu không cần che dấu. Mình như thế nào thì sống như thế không cần sự khen chê của người đời. Sống giả tạo tôi không làm được ! Căng thẳng thần kinh lắm !
Hà Nội là địa phương có nét đặc trưng mà các địa phương khác trong nước không có. Đó là khí hậu và thời tiết tương đối thuận lợi. Không quá nóng, nhưng cũng không quá lạnh. Chỉ "lửng lơ con cá vàng" vậy thôi ! Về ẩm thực thì Hà Nội tôi xếp vào vị trí số một, sau đấy mới đến Huế và các địa phương khác trong nước. Cũng may mắn là một tay tỉnh lẻ như tôi được đi nhiều : trong nước có, ngoài nước có nhưng "dầu có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Sống ở Hà Nội 35 năm có lẻ, về ẩm thực tôi vẫn thích nhất 2 món là món bún thang và nước luộc rau muống với sấu, ăn với quả cà giòn của Xứ Nghệ quê tôi. Hà Nội chắc chỉ hợp với Nghệ An ở món nước luộc rau muống sấu ăn với cà Xứ Nghệ mà thôi !
Về món bún thang Hà Nội có lẽ tôi được thưởng thức lần đầu tiên tại nhà Cụ Quang ở 53 Lãn Ông (hình như do Cô Nhu nấu thì phải). Sau khi được thưởng thức tôi trở nên thích món ăn Hà thành này. Theo cảm nhận của tôi, bún thang ăn rất nhẹ nhàng, nhưng đủ chất và ăn nhiều nhưng không thấy ngán. Nó vừa mang tính ẩm thực lại vừa mang tính nghệ thuật. Một bát bún thang chuẩn phải có : bún sơi nhỏ, thịt gà xé phay mịn, thịt lợn nạc luộc thái mỏng có chiều rộng 1,5 cm, trứng rán mỏng như tờ giấy cắt càng nhỏ càng tốt, giò lụa thái chỉ, một vài nấm hương, củ cải khô đã được thái chỉ đã ngâm nước mắm+đường, trứng muối (nửa quả cho một bát). Nước dùng là nước luộc gà có ninh với tôm nõn và râu mực. Rau gia vị phải có rau răm, hành lá+củ thái nhỏ. Sau khi chuẩn bị xong, cho bún vào bát tô và bỏ lên trên nó thịt gà, trứng thái nhỏ, một ít bột tôm nỏn giã nhỏ, nửa quả trứng muối, rau răm+hành thái nhỏ rồi cho nước dùng nóng sốt vào. Rắc một ít tiêu, vài miếng ớt vàng lên cộng thêm một chút tinh dầu cà cuống xịn, một tí mắm tôm là có thể thưởng thức rồi. Mọi người hãy khoan ăn mà hãy xem bát bún thang đi. Màu vàng của trứng rán thái chỉ, màu xanh của rau răm+hành lá và màu nâu của giò lụa , màu đen của nấm hương và.. màu trắng của bún. Trông bát bún thang chẳng khác gì một tác phẩm nghệ thuật cả.
Tính tôi hơi khảnh ăn nhưng đối với bún thang tôi có thể chén suốt cả ngày. Nếu tôi không nhầm thì món bún thang là một món ăn truyền thống của Cụ Quang và con cái Cụ. Cái được duy nhất của rể Lương chắc chỉ là thích bún thang giống phía nhà vợ thôi. Ngoài ra không được gì sất !!
Món thứ hai mà tôi thích là nước rau muống luộc dầm sấu. Đây là món đăc sản của Hà thành mà không nơi nào có được. Món nước sấu này thêm tý bột canh và mì chính có vị chua dịu, màu nước trông rất bắt mắt. Uống nước này với mấy quả cà xứ Nghệ giòn tan thì phải nói là tuyệt tác.
Mùa hè nóng nực tôi chỉ dùng 2 loại nước uống là nước luộc rau muống sấu và...bia. Dùng 2 thứ này không sợ bị tiểu đường hay béo phì gì cả ! Phải chăng nước luộc rau muống sấu của Hà Nội và quả cà muối giòn của Nghệ An là một nét hợp nhau của hai địa phương vốn có ít nhiều xung khắc này. Trong cuuộc sống chúng ta nên gắng tìm đến nhau những nét tương đồng và hãy bỏ qua những nét xung khắc thì nhất định sẽ gắn bó với nhau hơn !
(Tôi muốn để bài đăng này ở Mục Tâm sự, không để ở Mục Ẩm thực)


Cầu đi bộ Ánh Sao Phú Mỹ Hưng



Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng - Q7, TpHCM vừa đưa vào sử dụng một cây cầu nhỏ ở khu Hồ Bán Nguyệt mang tên hấp dẫn là “Cầu Ánh Sao ( Starlight Bridge ), đó là cầu bộ hành đầu tiên ở VN chỉ dành cho người đi bộ, không riêng gì cư dân của PMH, mà mọi người có thể dạo ngắm cảnh, vui chơi và thư giãn…Khởi công 5/2009, khánh thành 4/2010 .Cầu xây dựng tốn 50 tỷ đồng, và hàng chục nhà thầu chuyên về làm cầu cảnh quan đi bộ đã được tuyển chọn, cuối cùng Viện Thiết Kế Kiến Trúc cầu cảnh quan Gaogo (Thượng Hải – Trung Quốc ) đã trúng thầu, cầu dài 145m, mặt cầu rộng 8 m, uốn hơi cong vắt ngang qua kênh Thầy Tiêu được thiết kế mang tính chất đặc thù để tạo cảnh quan với chức năng chính dành cho khách bộ hành, xe cộ các loại không thể lưu thông tại đây. Ở đầu cầu phía đông có một sàn thềm mô phỏng hình mặt trời, đón nắng sớm mai và đầu bên kia, phía tây mô phỏng mặt trăng - khi sập tối có thể ngắm trăng treo Tổng thể, cầu xây dựng bằng bê tông cốt thép, lan can cầu - trong lõi là inox chống gỉ, ngoài bọc nhôm. Trên mặt sàn và dưới đáy dầm cầu được bố trí rãi khắp như "sao rụng" bằng đèn LED màu. Để thắp sáng những đèn LED - đèn tiết kiệm năng lượng đang được ứng dụng nhiều hiện nay, thiết kế và xây dựng công trình đã lắp đặt một hệ thống những tấm pin thu năng lượng mặt trời cặp theo bên hông cầu phía hạ lưu và hệ bình ắc quy trữ điện. Chính việc sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời để thắp sáng mà công trình cầu có tính bảo vệ môi trường sống. Bên hông phía thượng lưu của cầu được lắp đặt một hệ thống thác nước với những bộ đèn màu; về đêm nước xỏa xuống nhiều sắc màu lung linh trông lãng mạn. Cây cầu Ánh Sao mang sắc thái hiện đại nhưng đầy quyến rũ và là điểm nhấn chính cho cảnh quan chung của khu vực Hồ Bán Nguyệt. Qua những bậc cấp đi xuống phía sàn thềm "mặt trăng", du khách có thể tiếp cận được với mặt nước Hồ Bán Nguyệt. Cầu Ánh Sao còn mang chức năng nối khu vực Hồ bán Nguyệt với công viên, khu vực Kênh Đào - cũng là nơi dành cho mọi người đi bộ thư giãn, thể dục, ngắm cảnh sắc, mua sắm và giải trí từ sáng sớm đến chiều tối. Từ sáng sớm rất đông cư dân PMH đã đến cầu để tạp thể dục và đi bộ thư giãn, chiều thứ bẩy và chủ nhật dân TpHCM , nhiều nhất là các thanh niên, thiếu nữ đã tụ họp ở đây để ngắm cảnh, chụp ảnh và tình tự.

Ông Bà Đính &Cự từ HN vào thăm TpHCM đã được ông bà Di&Chi dẫn đến thăm cầu này, trong thời gian lưu tại Phú Mỹ Hưng :


( Tham khảo thêm Internet)

Phố cổ dưới con mắt một người nước ngoài

Phố cổ dưới con mắt một người nước ngoài

Phố Hàng Đào ( Ảnh CNN )

Hỗn độn. Ồn ào. Sầm uất. Để miêu tả khu phố cổ nhất ở Hà Nội thì rất tốn hơi. Cũng không cần phải biết chính xác đi đâu, bởi các con đường ngoằn nghèo, quanh co sẽ tự dẫn lối cho bạn khám phá. Phóng viên CNN đã để mình đi lạc trong khu phố cổ ở Hà Nội, Việt Nam, để ghi lại hình ảnh thú vị về cuộc sống nơi đây vào một ngày hè tháng 7/2010. Ông kể lại trải nghiệm của mình: Không có con phố thưa người ở khu vực này. Phố chật kín xe hơi, xe đạp, xe máy và người đi bộ, vì vậy một lời khuyên cho bạn là hãy cẩn thận nhưng dứt khoát mỗi khi bạn qua đường. Đừng lưỡng lự khi bạn ở giữa lòng đường, hãy nhìn sang hai phía, và tận hưởng khoảnh khắc bạn đang ở giữa phố với hàng chục xe cộ vây quanh.

Hà Nội nóng vào mùa hè. Nhiệt độ lên tới 30-35 độ C với độ ẩm rất cao, vì vậy nếu đi bộ hãy mang thật nhiều nước và sẵn sàng đổ mồ hôi. Việc này cũng đáng giá bởi những gì bạn nhìn thấy trên đường phố là rất tuyệt vời. Nơi đây có 1.000 năm lịch sử dàn trải trên các con đường quanh co, trồi sụt lên xuống cùng với quá khứ và hiện tại.

Với những người có thể chịu được cái nóng, một ngày để khám phá là rất tuyệt. Với những người chịu nóng kém hơn thì có thể dành hai ngày, mỗi ngày 4 tiếng, để tìm hiểu khu phố này. Hoặc đơn giản hơn là đến thăm vào những tháng mùa thu mát mẻ hơn.
Vài hình ảnh phố cổ do tác giả chụp
với đặc điểm : Các đường dây điện treo lơ lửng trên các con phố;
giờ cao điểm tại các phố cổ chen chúc xe máy, xe đạp, xe hơi và người đi bộ; luật đi đường ở đây là "hãy chú ý và bất cứ ai chần chừ sẽ mất ngay lối đi"; vỉa hè cũng hỗn độn như ở dưới lòng đường; người dân chiếm chỗ trên vỉa hè bằng các ghế nhựa và những mặt hàng mà họ bày bán; xe máy dựng mọi góc; chó sủa inh ỏi; mọi người mua bán mặc cả ồn ào, súc vật lang thang trên phố.....

Theo Diệu Minh ( vnexpress)