Người phụ nữ Mỹ trở lại Việt Nam vì mê một loại quả, có thể ăn mỗi ngày

Người phụ nữ Mỹ trở lại Việt Nam vì mê một loại quả, có thể ăn mỗi ngày

 

Một trong những lý do khiến người phụ nữ Mỹ quyết định rời Ecuador trở về Việt Nam sinh sống là vì muốn được thưởng thức loại quả đặc sản này, có thể ăn mỗi ngày mà không chán.

Hanna Larsen (tên thường gọi là Na, 31 tuổi, người Mỹ) từng gây “sốt” mạng xã hội Việt với chuyện tình đẹp cùng anh Thanh Đức (quê Nghệ An). Hiện họ có 2 con và mới trở lại Việt Nam sau 3 năm sống ở Ecuador.

Hanna cho biết, gia đình cô quyết định chuyển vào miền Nam sinh sống vì thời tiết ở đây khá giống với Ecuador. Bên cạnh đó, ở miền Nam cũng có nguồn trái cây đa dạng, phù hợp với lối sống thuần chay của cô.

khách mỹ ăn sầu riêng Việt Nam 0.png
Hanna tiết lộ một trong những lý do trở lại Việt Nam là vì muốn ăn sầu riêng

Nữ du khách Mỹ tiết lộ, sầu riêng là loại quả cô yêu thích nên mỗi lần đến Việt Nam đều tìm mua và thưởng thức. Cô đã thử một số loại sầu riêng khác nhau và “giắt túi” được chút kinh nghiệm để chọn quả ngon.

Để mua sầu riêng, Hanna đi chợ sớm. Khu vực cô sống hiện bán hai loại sầu riêng với giá khác nhau là 50.000 đồng và 90.000 đồng/kg.

Sau khi ngửi mùi và quan sát hình dạng bên ngoài, Hanna nhờ người bán tư vấn thêm để có thể chọn được quả ưng ý.

“Người bán chia sẻ với mình rất chân thành rằng nên mua loại sầu 50.000 đồng/kg vì họ thấy quả này ngon hơn. Và mình đã quyết định lấy một trái nặng hơn 2kg”, Hanna nói.

khách Mỹ ăn sầu riêng 0.gif
Nữ du khách Mỹ đưa hai con đi chợ địa phương để mua sầu riêng

Loại mà vị khách người Mỹ mua là sầu riêng “chuồng bò”. Đây là giống sầu nội địa, kích thước hơi tròn và phần đuôi nhọn, nặng từ 1 - 2,5kg.

So với các giống khác, sầu riêng "chuồng bò" được nhận xét là có vị ngọt nhẹ, béo ngậy. Khi bổ ra, cơm sầu có màu vàng nhạt, mềm và hơi nhão. Tuy chất lượng không được đánh giá cao như sầu Ri6, sầu sữa,… nhưng loại sầu này có giá rẻ hơn, phù hợp với người không thích vị ngọt gắt.

khách mỹ ăn sầu riêng Việt Nam.png
Trái sầu riêng mà Hanna mua

Hanna cho biết, cô cảm thấy rất vui vì mua được một trái sầu riêng ngon và háo hức được thưởng thức.

“Sầu riêng cực kỳ ngon, vị beo béo, ngậy ngậy. Nếu ăn nhiều lần thì mình nghĩ mọi người cũng sẽ thích loại quả này thôi, vì nó có vị ngọt và cũng giàu chất dinh dưỡng”, Hanna chia sẻ.

khách Mỹ ăn sầu riêng.gif
Bà mẹ 2 con thích thú khi được thưởng thức loại quả đặc sản ở Việt Nam

Theo nữ du khách, sầu riêng được trồng tập trung tại các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên với nhiều loại và mức giá khác nhau.

So với những quả quen thuộc như chuối, bơ,… cô thấy sầu riêng giá cao hơn.

“Nếu không cần quan tâm về giá thì mình có thể ăn sầu riêng mỗi ngày. Mình cũng có thể thưởng thức loại quả này vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Sáng, trưa hay tối đều được”, cô cho hay.

Hanna cũng hài hước tiết lộ, hai con gái của cô cũng thích sầu riêng, có lẽ vì cô “từng ăn loại quả này khi mang thai”.

Ảnh: Na Yêu Việt Nam(TheoVietnamnet.vn)

Động vật hoang dã của vùng đất ngập nước nhiệt đới

 


Terra Mater chia sẻ góc nhìn tuyệt vời về thế giới động vật hoang dã tuyệt vời của Pantanal, Brazil. Vùng đất ngập nước rộng lớn này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã đa dạng, bao gồm Báo đốm, Rái cá sông khổng lồ, Chuột lang nước và Lợn vòi. Pantanal, Brazil là một trong những môi trường sống động vật hoang dã năng động nhất trên Trái đất! Vùng đất ngập nước nhiệt đới rộng lớn này thay đổi đáng kể hằng năm, chuyển đổi giữa đồng cỏ khô và đầm lầy lấp lánh với những cơn mưa theo mùa

TerraMater

Việt Nam-Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam-Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

 

Việt Nam-Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Nguyễn Hồng
(từ Paris, Pháp)
Lãnh đạo hai nước nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.

Hội đàm
Tại hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanual Macron nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Pháp lên Đối tác chiến lược toàn diện. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhận lời mời của Tổng thống Emmanual Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức tới Pháp từ 6-7/10. Sau Lễ đón trọng thể trưa ngày 7/10 (giờ địa phương) tại điện Elysée, Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn sự đón tiếp thân tình, trọng thị và chu đáo của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Pháp và cá nhân Tổng thống Macron dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp; chúc mừng nước Pháp và cá nhân Tổng thống Macron tổ chức thành công Thế vận hội Olympic, Paralympic và đặc biệt là Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 (10/2024), góp phần tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế quan trọng của Pháp trên trường quốc tế.

Tổng thống Macron một lần nữa chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được tín nhiệm bầu giữ cương vị mới; nhấn mạnh đây là chuyến thăm chính thức Pháp đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Việt Nam sau 22 năm và khẳng định việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, phù hợp với khuôn khổ hợp tác và mong muốn của cả hai nước; cảm ơn Việt Nam đã tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và nhiều hoạt động quan trọng liên quan như Diễn đàn Francotech, Làng Pháp ngữ…

Tổng thống Macron chia buồn trước sự mất mát do bão Yagi gây ra vừa qua và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả.

Trong không khí tin cậy và thẳng thắn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Macron đã trao đổi toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ hợp tác song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ vui mừng về những phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, thương mại - đầu tư, giáo dục. Hai bên nhất trí nâng cấp tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới. Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Hai bên đánh giá hợp tác an ninh - quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng; nhất trí triển khai hiệu quả các văn bản thỏa thuận hợp tác đã ký; sớm tổ chức Đối thoại chiến lược an ninh - quốc phòng; phối hợp, hỗ trợ trong công tác đào tạo sỹ quan, chia sẻ kinh nghiệm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm; ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn an ninh khu vực và thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, thể hiện tinh thần tôn trọng lịch sử và “gác lại quá khứ”, hướng tới tương lai.

Về kinh tế - thương mại, hai bên đánh giá cao hợp tác giữa Bộ, ngành, địa phương hai nước trong lĩnh vực này; nhất trí tiếp tục thúc đẩy các khoản vay ưu đãi, vay ODA cho Việt Nam; khuyến khích các cơ quan doanh nghiệp hai nước tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Pháp sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA); đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong chuyển đổi nghề cá bền vững; ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Về phần mình, Tổng thống Macron khẳng định Hiệp định EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên; khẳng định sẽ sớm đề nghị Quốc hội thông qua hiệp định EVIPA.

Tổng thống Pháp đánh giá cao cam kết của Việt Nam trong thực hiện Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng-JETP và chuyển đổi xanh. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực có tiềm năng và Pháp có thế mạnh như cơ sở hạ tầng, hàng không vũ trụ, khoa học công nghệ, năng lượng tái tạo, năng lượng hydrogen…

Ghi nhận những kết quả hợp tác tích cực trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, hai bên nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới như hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, hạ tầng giao thông sân bay.

Về lĩnh vực y tế, giáo dục, hai bên nhất trí đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp tục tạo điều kiện để sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập với nhiều học bổng hơn nữa. khích người dân hai nước tham gia vào các sự kiện văn hóa lớn của mỗi nước.

Về hợp tác nông nghiệp, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, hợp tác ba bên giữa Việt Nam, Pháp và các nước phương Nam nhằm đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Tổng thống Macron hoan nghênh nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Về phần mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao vai trò tiên phong và dẫn dắt của Pháp trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu; mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác về phát triển các mô hình dựa vào hệ sinh thái, tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của các đô thị, vùng duyên hải ven biển, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích.

Tổng thống Macron đánh giá cao vai trò cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, coi đây là cầu nối quan trọng giữa hai nước; khẳng định sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Việt Nam sinh sống và làm việc tại Pháp.

Về hợp tác đa phương, hai bên đánh giá vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực; cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Pháp với ASEAN cũng như quan hệ giữa EU-ASEAN; tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế như ASEM, khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU, Pháp ngữ, Liên hợp quốc.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, Tổng thống Pháp nhấn mạnh Pháp đánh giá cao quan điểm của Việt Nam về chấm dứt bạo lực, giảm leo thang căng thẳng và kêu gọi các bên giải quyết các xung động ở Ucraina, Trung Đông… bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mời Tổng thống Macron sớm vào thăm Việt Nam. Tổng thống Macron vui vẻ nhận lời sẽ thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, nhiều văn kiện, thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải, nội vụ… đã được các bộ, ngành, địa phương hai nước ký 

THEO    BAOQUOCTE

Những ảo ảnh tuyệt vời nhất của Zach King

 




Theo Big Geek Dady

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi kiều bào góp sức giúp đào tạo nhân tài

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn trí thức kiều bào đem những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về đất nước, đào tạo cho Việt Nam nhiều nhân tài hơn nữa.

Sáng 5/10 (giờ Pháp, tức chiều nay theo giờ Việt Nam) tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc trò chuyện thân mật với gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg, Thụy Sỹ, trong khuôn khổ Diễn đàn Một Việt Nam toàn cầu và Pháp ngữ do AVSE Global (Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam Toàn cầu) tổ chức.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trò chuyện thân mật với chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ. Ảnh: Minh Nhật

Các trí thức kiều bào đã chia sẻ những kinh nghiệm, đề xuất các ý kiến và gợi ý chính sách về hợp tác đa phương công nghệ, trí tuệ nhân tạo; sáng lập doanh nghiệp, tăng trưởng và phát triển...

Với tiềm năng của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học dữ liệu (AS), TS. Nguyễn Thanh Phương (kiều bào ở Luxembourg) kiến nghị Chính phủ xem xét tăng cường hợp tác đa phương công nghệ và trí tuệ nhân tạo với các nước Francophonie (Cộng đồng Pháp ngữ) có điều kiện và nhu cầu tương tự như ở Việt Nam. Cụ thể là hợp tác trong chẩn đoán y tế, bệnh án hồ sơ, quản lý nông nghiệp thông minh, hay dự báo thời tiết và biến đổi khí hậu.


TS. Nguyễn Thanh Phương và PGS. Thái Thị Thanh Mai phát biểu. Ảnh: Minh Nhật

PGS. Thái Thị Thanh Mai (kiều bào ở Canada) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Việt Nam cần chủ động bắt kịp xu thế toàn cầu trong việc chuẩn hóa yêu cầu bộ 3 tiêu chuẩn (ESG - môi trường, xã hội và quản trị) để đo lường mức độ phát triển bền vững và tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng.

PGS. Thái Thị Thanh Mai đề xuất bên cạnh việc tạo một khung pháp lý phù hợp, cần có chính sách tích hợp giáo dục khởi nghiệp, chú trọng giáo dục khởi nghiệp cho học sinh và sinh viên. Cần phối hợp chặt chẽ giữa khối doanh nghiệp và khối đào tạo để các em có điều kiện thực hành kiến thức đã học.

Về phát triển Internet vạn vật (IoT) để tạo ra tăng trưởng kinh tế, TS. Nguyễn Thành Long (kiều bào ở Bỉ) cho biết, Việt Nam dự kiến sẽ có sự tăng trưởng đáng kể trong thị trường IoT khi năm 2024 doanh thu ước đạt 2,7 tỷ USD.

Trong số các phân khúc khác nhau, loT ô tô được dự đoán sẽ thống trị với khối lượng thị trường dự kiến là 747,70 triệu USD vào năm 2024.

Ngoài ra, thị trường IoT tại Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng ổn định, với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 13,23%, doanh thu dự kiến đạt hơn 5 tỷ USD vào năm 2029. Sự tăng trưởng này cho thấy việc áp dụng ngày càng nhiều công nghệ IoT trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam.


TS. Nguyễn Thành Long và TS. Võ Cẩm Quy phát biểu. Ảnh: Minh Nhật

Đối với việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong y tế và chăm sóc sức khỏe, TS. Võ Cẩm Quy (kiều bào ở Thụy Sỹ) nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về giải pháp bảo mật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bởi đây là lĩnh vực ghi nhận tỷ lệ vi phạm dữ liệu cao nhất, chiếm khoảng 26% các vụ tấn công.

Các ứng dụng thực tế của Blockchain sẽ giải quyết được vấn đề bảo mật trong y tế. Theo dõi chuỗi cung ứng thuốc thông qua Blockchain giúp ngăn chặn hàng giả và bảo đảm tính minh bạch trong quá trình phân phối.

Lắng nghe các ý kiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hoan nghênh, đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, có trách nhiệm với đất nước của trí thức kiều bào. Những đóng góp của đội ngũ trí thức cho nước sở tại và quê hương Việt Nam là nguồn lực rất đáng quý.


Ảnh: Minh Nhật

Ảnh: Minh Nhật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, những thành tựu mà Việt Nam đạt được, bên cạnh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng còn nhờ có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, trong đó có sự đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung dồn lực cho thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, “bứt tốc” để phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra để kiến tạo kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vui mừng trước tiềm lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có đội ngũ trí thức đang ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng trong công cuộc hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu dự buổi gặp mặt. Ảnh: Minh Nhật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu dự buổi gặp mặt. Ảnh: Minh Nhật

Đảng và Nhà nước xác định rõ “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, kiều bào là vốn quý, là nguồn lực quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi kiều bào tiếp tục phát huy tích cực vai trò cầu nối trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong Cộng đồng Pháp ngữ, đem lại lợi ích thiết thực cho các bên, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tặng quà cho Giám đốc Điều hành Tri thức và Dự án tại AVSE Global Đinh Thanh Hương. Ảnh: Minh Nhật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tặng quà cho Giám đốc Điều hành Tri thức và Dự án tại AVSE Global Đinh Thanh Hương. Ảnh: Minh Nhật

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước mong muốn trí thức kiều bào sẽ tiếp tục đem những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về đất nước, đào tạo cho Việt Nam nhiều nhân tài hơn nữa.

Doanh nhân kiều bào sẽ đem nhiều sản phẩm Việt Nam đến thị trường quốc tế hơn nữa, thúc đẩy chuyển cơ sở sản xuất về Việt Nam; các văn nghệ sĩ góp phần bảo tồn và phát huy tiếng Việt trong không gian Pháp ngữ, bên cạnh tiếng Pháp, góp phần thúc đẩy sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ.

TheoBaomoi -Trần Thường


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

 

Chiều 4/10 (theo giờ địa phương), tại Lâu đài Villers-Cotterêts, Pháp, đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề 'Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp bằng tiếng Pháp' với sự tham dự của gần 100 nước thành viên Cộng đồng Pháp ngữ, các thể chế Pháp ngữ, tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó gần 40 quốc gia tham dự ở cấp người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.


Theo Baomoi

Hàng nghìn người ở Đức biểu tình phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, kêu gọi đàm phán hòa bình

Hàng nghìn người ở Đức biểu tình phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, kêu gọi đàm phán hòa bình

 

(CLO) Hàng nghìn người dân tại thủ đô Berlin của Đức vào thứ Năm (3/10) đã biểu tình phản đối sự hỗ trợ quân sự của Đức cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Những người tham gia đã hưởng ứng lời kêu gọi của một nhóm cánh tả tập trung tại Berlin và giơ cao các tấm biển ghi dòng chữ "Đàm phán! Không vũ khí!", "Nói không với chiến tranh" và "Chủ nghĩa hòa bình không ngây thơ". Một số người cũng cầm các biểu ngữ chống Mỹ.

Một trong những yêu cầu chính của họ là Đức phải ngừng gửi vũ khí cho Ukraine, quốc gia đang thúc giục Đức và các nước phương Tây nói chung tăng cường cung cấp vũ khí để chiến đấu với Nga.

hang nghin nguoi o duc bieu tinh phan doi vien tro quan su cho ukraine keu goi dam phan hoa binh hinh 1


Cuộc biểu tình diễn ra một tuần trước chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Mỹ tới quốc gia Tây Âu này kể từ khi cố Tổng thống Ronald Reagan thăm vào năm 1985.

Ông Joe Biden cũng dự kiến sẽ gặp các đồng minh của Ukraine để thảo luận về hỗ trợ quân sự cho quốc gia này, tại căn cứ quân sự Mỹ ở Ramstein, miền tây nước Đức.

Nhà lãnh đạo cực tả Sahra Wagenknecht, người đã tham dự cuộc biểu tình ở Berlin, từ lâu đã kêu gọi chấm dứt việc cung cấp vũ khí cho Kiev và phản đối kế hoạch triển khai tên lửa tầm xa của Mỹ tại Đức.

Đức là nước đóng góp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ nhưng có kế hoạch giảm một nửa ngân sách cho khoản viện trợ đó vào năm tới.

Lập trường dừng viện trợ cho Ukraine và chống NATO của Wagenknecht đã góp phần vào kết quả tích cực của đảng bà trong 3 cuộc bầu cử bang phía đông nước Đức gần đây, trong đó giành được 12% số phiếu bầu tại bang Brandenburg.

hang nghin nguoi o duc bieu tinh phan doi vien tro quan su cho ukraine keu goi dam phan hoa binh hinh 2


Các nhà lãnh đạo bang Saxony và Brandenburg, nơi AfD đứng thứ hai, cũng như người đứng đầu phe bảo thủ tại Thuringia, đã kêu gọi ngừng bắn tại Ukraine, được cho rằng sẽ chính thức đưa ra quan điểm của mình trong một bài báo dự kiến được đăng trên tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung vào thứ Sáu.

Họ cho biết những nỗ lực ngoại giao của Đức và Liên minh châu Âu cho đến nay vẫn "quá thiếu quyết đoán", đồng thời thúc giục chính quyền ở Berlin cùng Nga ngồi vào bàn đàm phán.

Hòa Bình (theo AFP, CNA