Nhớ ngày 4.9.

Chiều tối qua bác Kim Anh rồi tối nay bác Lan gọi điện nhắc, ngày 4.9 dương lịch này là sinh nhật của cụ Quang đấy. Bác Lan còn bảo những năm cụ còn sống bác vẫn nhớ ngày này, có lần bác còn về Hà nội được nghe cụ bà nói về sinh nhật cụ ông.
Một trong những thói xấu của tôi là hầu như không nhớ đươc số điện thoại, ngày sinh của rất nhiều người. May sao lần này nếu không có hai bác nhắc, thì có lẽ tôi cũng quên mất ngày sinh của cụ ông nhà mình. Nhưng tôi lại nhớ lúc sinh thời hình như cụ ít khi nói đến ngày sinh, hoặc là tỏ ý muốn tổ chức sinh nhật, ngay cả những năm chẵn.
Theo tôi có mấy nguyên nhân. Một là bản tính cụ không thích ai nói đến ngày sinh của mình, vì lúc đó cụ cũng đã cao tuổi. Mà theo tôi biết đa số người Việt Nam mình khi đã nhiều tuổi, không thích nói tới ngày sinh, mà chỉ thích bàn đến ngày giỗ của chính mình khi qua đời. Hai là khi cụ còn sống lúc đó là thời bao cấp, miếng ăn hàng ngày còn chưa đủ, nói chi tới kỉ niệm ngày sinh. Thứ ba là hồi đó chúng ta còn chưa có thói quen làm sinh nhật, chỉ có thói quen làm giỗ khi những người thân qua đời. Hơn nữa cũng có thể còn do tôi hay đi xa nhà, vì thế mà riêng bản thân tôi nếu nhớ không nhầm, tôi chưa môt lần được dự kỉ niệm ngày sinh của cụ.
Tôi nghĩ nhớ về người cha trong dịp này, là nhớ tới công lao trời biển của đấng sinh thành đã sinh ra và nuôi nấng mình nên người như ngày nay. Đến hôm nay tôi chỉ có một điều tiếc là tiếc rằng nay khi đời sống đã khá giả hẳn lên, nhà ta ai cũng có của ăn, của để đều có đủ điều kiện cả về tinh thần và vật chất để tổ chức sinh nhật, thì các cụ đã đi xa không còn nữa.
Có lẽ các quí vị sẽ đồng ý với tôi vào ngày này, mỗi người sẽ có môt cách ghi nhớ về người cha đã quá cố. Với tôi vào ngày 4.9 này, để tỏ lòng tôn kính tôi sẽ thắp một nén hương lên bàn thờ và cầu mong bố mẹ phù hộ cho con cháu nhà mình ngày càng trưởng thành, khấm khá hơn.

Phạm Vĩnh Thắng
Ảnh cụ Phạm Vĩnh Quang và những người bạn cùng phố Lãn Ông: ông lang Nhâm (Cầu Bây), nhà nhiếp ảnh Nguyễn Duy Kiên (Đức Phong). Ảnh chụp ngày hòa bình mới lập lại (năm 1954 hoặc 1955) tại nhà ông Đức Phong ở Lãn Ông.

Cường và Khoa, 2 điều giống và 3 điều khác nhau.

Hôm nay 27. 8, kỉ niệm ngày sinh của Phạm Ngọc Cường và Phạm Vĩnh Tuấn Khoa. Thay cho lời chúc tôi thử dẫn ra 2 điểm giống và 3 điểm khác nhau của hai con người cùng sinh vào một ngày (nhưng cách nhau đến những 20 năm).
Truớc hết hãy nói về sự giống nhau đã, giống là cùng sinh vào cái ngày gần tận cùng của tháng 8 mùa thu, thời khắc trong năm được coi là đẹp nhất. Còn khác là một người chỉ còn gang tấc nữa là bước qua độ tuổi U.40, còn người kia bắt đầu vào tuổi 18. Nói nôm na nghiã là một người đã leo đến lưng chừng dốc, còn người kia mới bắt đầu đủng đỉnh lên dốc.
Đấy là cái khác cơ bản nhất.
Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ lúc Cường sinh ra là thời bao cấp cực kì thiếu thốn, một tháng chỉ có vài lạng thịt, vài quả trứng…được mua theo tem phiếu. Còn Khoa 20 năm sau lại ở vào một cực khác hẳn, được sinh ra ở Việt Nam rồi hơn một năm sau sang sống bên trời Tây, không phải là cực kì sung sướng, nhưng rõ ràng là hơn Cường lúc mới được sinh ra.
Một điểm giống nhau nữa, ấy là cả hai khi chào đời cũng là lúc bố mẹ phải cật lực vật lộn với nhiều khó khăn, vất vả để mưu sinh. Một bên là công chức nhà nước hẳn hoi, thế mà vẫn phải kiếm thêm việc làm, có cả việc nuôi lơn để có tiền cho con ăn học. Một bên là trời Tây thật đấy, nhưng cũng phaỉ đổ mồ hôi sôi nước mắt để trụ được, mới có như ngày nay.
Ở vào cái thời khắc chuyển giao đặc biệt quan trọng của đời người, cũng lại có sự khác nhau rất lớn. Khi Cường vừa qua tuổi 18 đã là công nhân ở đội đường sắt Eisenach CHDC Đức, vất vả mưa gió giữa trời tuyết băng giá. Còn Khoa tháng này bước vào tuổi 18, nhưng đã có vốn liếng đầy ắp của một chàng trai được lớn lên và học tập ở các nước Châu Âu văn minh như Ba Lan, Anh quốc.
Lan mam tôi nghĩ 2 điều giống và 3 điều khác nhau trên đây cũng có một phần là khách quan, nhưng cũng không hẳn là do xếp đặt trước.
Thế còn yếu tố chủ quan thì sao?
Thưa rằng Cường nay đã định hình với một gia đình đề huề hạnh phúc, một cơ ngơi không phải ai cũng có. Còn Khoa mới vào tuổi 18 đã gặp “thiên thời địa lợi, nhân hòa” như thế, chắc chắn sẽ hơn Cường nếu đi đúng hướng.
Mới tạm dẫn ra hai điều giống và ba điều khác nhau như thế, còn nhiều điều giống và khác nhau nữa chưa được kể ra.

Phạm Vĩnh Thắng
(Ảnh: Khoa, 2006 tại Hà Nội, Toàn Thắng chụp)

Tin Vắn

Sáng qua có chút việc riêng gặp chú Tiến cô Phượng qua điện thoại, loanh quanh một hồi không định mà lại quay về đề tài du lịch hè. Té ra hai vị này vẫn áy náy chưa thực hiện được lời hứa về một chuyến đi nhân ngày “hoàng đạo” bẩy giờ ,thứ bảy, ngày bảy, tháng bảy, năm 2007.
Số là nhân kỉ niệm ngày sinh của chú Tiến (07.7.1948-07.7.2007), đáp lại thịnh tình của của cả nhà, lại nghĩ đến cái ngày mà mấy chục năm nay mới có, hai vợ chồng chú đã hứa chiêu đãi một chuyến đi chơi xa miễn phí.
Lời hứa đã công bố, nhưng từ ngày đó đến nay đã gần hai tháng vẫn chưa thực hiện được. Không phải vì chủ nhân rút lui, mà vì có rất nhiều yếu tố của cả chủ và khách tác động. Ví như khi chủ thu xếp được thời gian, thì khách lại bận và ngược lại. Kể ra thì cũng khó vì tính ra cả nhà ta có tới trên chục gia đình, thành phần thì cũng đa dạng, người đang làm việc, nguời nghỉ hưu. Người thích đi xa, người lại muốn đi gần…Như tôi thì muốn đi biển Tuần Châu, cháu Dũng thì muốn đi Hồ Ba bể, Hồng Vinh thì thích đi Suối Kênh Gà, bác Kim Anh Đoàn Hải lại thích chỉ đi một ngày…Lại nữa như cháu Lê Hồng Phương chiều qua vừa trở về sau chuyến đi thăm con du học ở Mỹ, gọi điện cho tôi bảo đi đâu cũng được (hóa ra cô cháu vẫn còn nhớ). Sự tình như thế thì cũng khó thật.
Chú Tiến cô Phượng vẫn khẳng định là lời hứa vẫn còn đó, không có chuyện cáo lui, chỉ có điều sẽ đợi đến cuối tháng 9 này, khi kế hoạch hè của mọi gia đình đã hoàn tất và khi bác Nhu từ Nga trở về sẽ thực hiện ngay. Vì bác ấy là người có kinh nghiệm tổ chức (đặc biệt là khoản ẩm thực), lại rất nhiệt tình hưởng ứng và là hoạt náo viên trong các chuyến đi xa của gia đình ta.
Tôi cũng mong như thế, chỉ có điều chúng ta nên cùng góp sức, góp của với chú Tiến cô Phượng và mong bác Kim Nhu sớm về để chuyến đi được thực hiện cho đông vui.

Phạm Vĩnh Thắng
Ảnh: Biển Cửa Đại, Hội An
(Người Chụp P.V.Thắng).

Lời chúc mừng giản dị.

Lời chúc mừng giản dị.
Hôm nay là ngày 19.8, ngày kỉ niệm cách mạng Tháng 8 lịch sử và cũng là kỉ niệm ngày sinh của cháu Đoàn Chiến Dũng.
Nói đến cách mạng là nói tới một sự thay đổi ghê gớm. Cách mạng Tháng 8 là một sự thay đổi vĩ đại, làm biến đổi cả một chế độ, tạo lập nên một nhà nước Việt Nam mới. Người được sinh vào ngày này có cơ hội đạt được nhiều điều thay đổi tốt lành.
Sự thật là năm qua Đoàn Chiến Dũng đã có được những sự biến đổi rất cơ bản. Biến đổi đầu tiên được khởi đầu bằng sự tham gia vào môi trường làm việc mới, thuộc lĩnh vực đầu tư lâm nghiệp. Biến đổi thứ hai là tạo dựng được một cơ ngơi mới cho gia đình, tại một đường phố đặc biệt sầm uất vào loại nhất nhì thành phố và là nơi có đại bản doanh của Tòa Đại sứ Mỹ.
Các cụ xưa dạy đời người có hai điều rất cơ bản, đó là sự nghiệp và ngôi nhà. Mới bước vào tuổi 40, Đoàn Chiến Dũng đã có cả hai. Vấn đề bây giờ chỉ còn là việc nâng cao chất lượng lên ngang tầm với anh em bè bạn gần xa.
Nhân ngày này gửi một lời chúc giản dị "Hy vọng Chuyên gia đầu tư Lâm nghiệp Đoàn Chiến Dũng nối nghiệp bố, sẽ tiếp tục có những sự biến đổi mới vào những năm tới".

Phạm Vĩnh Thắng

Mấy lời minh họa cho một búc ảnh

Ngày 9.8.2007, trên Blog nhà mình cháu Tuấn Minh đăng bức ảnh chụp hai mẹ con bà xã tôi với đầu đề Minh (xin xem lại ảnh ngày 9.8.2007). Với cách đưa như thế tôi phỏng đoán, đích thị phải là thịnh tình của bác Di nhớ đến kỉ niệm ngày sinh của cô em dâu áp chót ở tận Hà Nội xa xôi. Tôi nghĩ thế bởi nếu là ý của cháu Tuấn Minh dù có quí mến cô đến mấy, thì tựa đề nhất định phải là Cô Minh hoặc là bà Minh (nói thay cháu Đa Vít), chứ không thể chỉ vẻn vẻn có mỗi một chữ Minh như thế.
Xem tấm ảnh đó tôi đoán chắc không ít vị sẽ hỏi ai chụp, ở đâu và khi nào?
Xin thưa bức ảnh ấy do bác Di chụp vào tháng 4 năm 2005, khi bác mang “chức danh nội bộ” là trưởng đoàn cấp cao nhà mình gồm bác Di, Chi và bà mẹ vợ tôi sang du lịch Đức, Italia, Pháp và Hungaria. Sở dĩ có bà mẹ vợ tôi vì tuy đã cận kề 80 tuổi, cụ vẫn muốn đến tận nơi xem cháu Toàn Thắng đứa cháu đầu của cụ lần đầu tiên xa nhà đến làm việc tận Italia xa xôi. May thay dịp đó có bác sĩ Chi đi, nên cụ nhập đoàn cho an tâm.
Trở lại bức ảnh, ảnh này được chụp bên bờ sông Spree ở Berlin, phía trước hai người là căn hộ tôi ở trong một chung cư mới, có giá thuê vào loại đắt đỏ của thành phố. Phía sau ở bên kia sông là công viên Treptopark (Ảnh trên chụp từ cửa sổ căn hộ tôi ở). Đây là một công viên lớn bậc nhất nhì của thành phố Berlin. Công viên này có từ thời CHDC Đức để ghi nhớ công lao của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, góp phần giải phóng nước Đức trong Đại chiến thế giới thứ hai. Sau ngày nước Đức thống nhất, chính phủ CHLB Đức cho duy tu và đưa vào hoạt động như môt công viên chính của thành phố. Vào những ngày lễ tết ở công viên này người ta thường tổ chức dạ hội thời trang, hội chợ Noel với các trò vui chơi giải trí, bắn pháo hoa, dạ hội hóa trang, đại nhạc hội ngoài trời, trình diễn các loại du thuyền trên sông trong ngày hội Thủy tề hằng năm. Đặc biệt vào những ngày hè rất nhiều người kéo đến đây phơi nắng, nhảy múa reo hò tới tận đêm khuya.
Cảm ơn bác Di và cháu Tuấn Minh đã giới thiệu một bức ảnh nhân một ngày kỉ niêm đáng ghi nhớ của bà xã tôi. Rất tiếc bức ảnh này chúng tôi không còn giữ nữa (Nhưng thành thật mà nói, cũng còn vì lý do là bức ảnh ấy không được đẹp lắm).
Tôi xin có mấy lời minh họa như thế, bởi nếu không sẽ là có lỗi với các quí vị, bởi môt bức ảnh không rõ nguồn gốc.

Phạm Vĩnh Thắng

Mười năm sau chuyện kể của bác Di

Mấy năm gần đây nền kinh tế nước nhà có bước tăng trưởng lớn, nhiều ngành nghề phát triển kèm theo là những dịch vụ ngày càng có xu hướng lập trình hoàn chỉnh, chu đáo và tiện lợi cho khách hàng.
Nói đến lập trình tự nhiên tôi lại nghĩ tới câu chuyện cách đây dễ đến trên mười năm, do bác Di kể. Số là năm đó (tôi cũng không còn nhớ là vào năm nào nữa) bác Di được mời đích danh tham dự một cuộc hội thảo ở Pháp. Khi về vốn tính chu đáo, bác đến tận nhà tặng tôi một chai rượu vang đỏ Bordeaux, mà theo bác là hàng xách tay, chứ không phải là mua ở Việt Nam. Thật tình lúc đó tôi cũng chưa biết thưởng thức rượu vang, chỉ thấy nhãn hiệu nổi tiếng thì quí lắm, để dành mãi.
Đựoc đi dự hội thảo chắc chắn phải là người may mắn, có trình độ lắm mới được đối tác nước ngoài (mà lại là nước Pháp văn minh) mời đích danh. Hãy xét từng điểm cụ thể, trước hết là may mắn thì đúng là bác Di gặp may thật, vì biết bao người muốn đi mà có được đâu. Còn có trình độ thì đương nhiên rồi, vì bác có hàm tiến sĩ ở Hungari, lại thông thạo mấy ngoại ngữ, trong đó có tiếng Pháp, thế nên bác mới được đi.
Còn nội dung hội thảo là gì, ai chủ trì, bác đọc tham luận gì…tôi chẳng dám hỏi. Mà hỏi làm gì những cái đó, nếu như bác Di có kể thì tôi cũng chẳng hiểu, chẳng muốn nghe. Chắc là biết ý nên bác chỉ kể “cái phần vật chất” là hành trình chuyến đi đã được lập trình rất khoa học ra sao. Ví như ngay từ nhà bác đã biết đi chuyến bay nào, khởi hành mấy giờ từ Hà Nội, transit ở đâu, đến sân bay Pari có người ra đón đưa về khách sạn nào, ở phòng nào...rồi thì chương trình đã có cứ thế mà ăn nghỉ, mà làm việc, đi lại chẳng phải lo nghĩ gì.
Lúc đó đời sống nước nhà thời bao cấp quá khó khăn, nên khi nghe bác kể cứ như chuyện thần thoại, vừa nghe tôi vừa ao ước sẽ có dịp được một lần như bác cả Di.
Trở lại chuyện ngày nay ở nước ta những “điều lập trình” như bác kể chẳng còn được coi là chuyện thần thoại nữa, mà đã trở thành chuyện bình thường, phổ biến. Chỉ có điều lưu lại là trong mấy anh em con cháu cụ Quang, bác Di là người đã được biết điều đó từ hơn chục năm trước đây rồi (Riêng về khoản này, thì đúng bác là người may mắn nhất nhà mình).
Mười năm sau câu chuyện kể của bác Di là như thế.

Phạm Vĩnh Thắng

Đến CH.Séc gặp hai bác Hằng - Huấn (*)

Năm 2004, cả nhà tôi có một chuyến đi từ Đức đến CH Séc, ở đó chúng tôi gặp hai bác Chỉnh Huấn-Thanh Hằng con ông Phạm Vĩnh Bảo. Nói gặp thì không chính xác, bởi chuyến đi này là có sự sắp đặt trước, mọi thứ từ nơi ăn nghỉ đến đi chơi đều do hai bác ấy thu xếp.
Thường thì bác gái Thanh Hằng giữ vai nội trợ ở nhà là chính, thỉnh thoảng mới đi cùng chúng tôi vì còn bận công vệc của ĐSQ. Còn bác trai Chỉnh Huấn là xuất phu quân ăn theo, nên có nhiều thời gian hơn để dẫn chúng tôi du ngoạn nhiều nơi. Tài nội trợ của Thanh Hằng thì như nhiều người đã biết, nhờ đó mà chúng tôi được ăn nhiều món ngon đủ cả sáng, trưa, chiều, tối. Lại có cả những bữa cơm thịnh soạn mời bạn bè trong ĐSQ cùng đến dự.
Bác Chỉnh Huấn vốn mấy năm theo học ở Tiệp Khắc cũ (nay là CH Séc), với “bàn tay lụa” bác lái xe đưa chúng tôi đi nhiều nơi rất thông thạo. Một trong những nơi tôi có ấn tượng nhất là hôm uống bia tuơi tại hầm ngầm của nhà máy sản xuất bia ở Plzen, cách Praha trên 100km. Đây là hãng bia nổi tiếng không chỉ ở Séc, mà còn ở cả Châu Âu và thế giới từ hàng trăm năm nay. Từ căn hầm sâu hun hút, rộng lớn (nghe nói dài tới 10km, ngay phía dưới chân khuôn viên nhà máy) đông nghịt khách, mà lịch sự lại không ồn ào như những quán bia ở nước ta. Được thưởng thức cốc bia tươi mát lạnh tại đây, mới thấy hết cái thú vị của cốc bia vàng óng, lăn tăn bọt, tỏa hương vị thơm mát, càng hiểu thêm thế nào là giá trị của một thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Hai bác còn đưa chúng tôi đi thăm cảnh đẹp của thủ đô Praha cổ kính như dinh Tổng Thống, cầu Tình Yêu, quảng trường Con Gà... Nói cầu Tình Yêu vì đây là một chiếc cầu xây nghe nói có từ hàng trăm năm nay, nằm vắt ngang dòng sông Enber nổi tiếng. Cứ tối đến cầu đông nghịt người dạo mát, nhiều đôi trai gái đến đây tình tự, tay trong tay say mem tình yêu đôi lứa trong ánh đèn lung linh, sông nước trữ tình.
Tuy trước đây tôi cũng đã có một vài lần đến Séc, nhưng là trong các chuyến công vụ hồi còn đương chức. Lần này mới thực sự là đi du lịch, thưởng ngoạn phong cảnh đẹp đẽ của một nước Đông Âu phát triển.
Chuyến đến thăm CH.Séc năm đó, gặp được hai bác Hằng Huấn đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về sự nhiệt tình chu đáo của chủ nhà và cảnh đẹp hữu tình của Séc.
Thật đúng là nếu đi đâu cũng gặp người nhà mình như thế, thì còn gì vui hơn..

Phạm Vĩnh Thắng
(*)Bài viết kỉ niệm ngày đến Séc.














Thư chúc mừng sinh nhật

Mátxcơva, ngày 8.8.2007.
Kg Cô Minh, chú Thắng.

Cả nhà cháu đã về tới Matxcơva gần hai tuần rồi. Nhưng vì nhiều công việc bề bộn đọng lại sau những ngày chúng cháu đi nghỉ, nên hôm nay mới viết thư báo tin cho cô chú được. Chúng cháu rời Tây Ban Nha, rồi quay trở lại nhà Cường ở Đức được một ngày rồi bay về Nga.

Chuyến đi này rất vui, nhưng vì thời gian ngắn lại đến mấy nước nên cũng hơi tiếc. Cháu xin gửi mấy chiếc ảnh kỉ niệm để cô chú xem, khi nào mẹ cháu về sẽ có nhiều ảnh hơn.
Sắp tới ngày sinh nhật cô Minh cho chúng cháu gửi lời chúc cô mạnh khỏe gia đình hạnh phúc.

Tuấn Thúy

TB. Mẹ cháu có gửi một bài viết ngắn chúc mừng ngày sinh nhật cô Minh, chú đăng hộ mẹ cháu lên Blog nhé.(*)









Ảnh trên Hai bà tại Gunzenhausen, (nhà Cường Uyên).
Ẩnh dưới ba bà cháu tại Tây ban Nha.
















Tốt quá cũng bị nghi ngờ.

Tốt quá cũng bị nghi ngờ.
Có bao giờ quí vị bị nghi ngờ về lòng tốt của mình không nhỉ. Ví như khi mình quan tâm tới một người khác, cho họ một móm quà, góp ý và giúp họ một công việc nào đó chẳng hạn…Tất cả chỉ là một việc bình thường chẳng có hàm ý gì, nhưng vẫn bị nghi ngờ đặt dấu hỏi sao lại thế?.
Tôi tin chắc là quí vị cũng như tôi, ai cũng đã từng gặp không ít thì nhiều trường hợp như thế. Nhân có thời gian rỗi rãi chưa kiếm ra việc gì để làm, tôi xin kể hai câu chuyện có thật 100% của chính tôi.
1. Hè năm 1961, kết thúc năm học lớp 8 lớp tôi đi nghỉ ở Đồ Sơn 1 tuần. Chẳng may cậu LNQ học cùng lớp bị đau bụng bỏ cơm. Chẳng ai phân công, tôi tự mình vào lán của một tổ công nhân làm đường đang trú ngụ tại cái lô cốt ngay góc đường đi từ bãi một vào bãi hai bây giờ. Họ cho tôi ít gạo và đun hộ nồi cháo trắng, rồi tôi đội mưa đem đến cho LNQ ăn. Ấy vậy mà sau này qua những người bạn khác, LNQ vẫn phân vân mãi vì sao tôi lại tốt với cậu ấy như thế, hay là có nguyên cớ gì? (Chẳng là lúc ấy LNQ đã là đoàn viên, còn tôi thì chưa được vào đoàn).
2. Theo thường lệ cứ mỗi lần phóng xe máy trên đường phố, được chỉ giúp đường cho một người khách lạ khi thì tới Hồ Hoàn Kiếm, lúc tới bệnh viện Việt Đức hay sân vận động Mỹ Đình…bao giờ tôi cũng cố gắng thật nhanh tìm ra một phương án tối ưu, đơn giản mà dễ hiểu nhất. Lần nào tôi cũng để ý xem họ có đi đúng hướng mình đã chỉ không.
Mỗi lần như thế vẫn biết là “chuyện thường ngày ở xóm”, chẳng có gì là to tát để mà nói. Nhưng thế mà cũng đủ làm cho tôi có một cảm giác dễ chịu, như đã làm được một việc thiện có ích cho đời.
Nhưng tối hôm vừa rồi vào lúc cơn mưa bắt đầu ập tới, đang bon bon trên đường Hoàng Hoa Thám, hai người phụ nữ đi trên một chiếc xe máy biển số ngoại tỉnh, dáng vẻ vội vã lao tới hỏi đường đến bệnh viện 108. Tôi bảo cứ theo tôi một đoan, tôi cũng đi đến gần đó. Thế rồi trong tiết trời tối mưa gió đùng đùng, hai vị ấy cũng bám sát xe tôi, cùng dừng lại những khi đèn đỏ, có lúc lại len lỏi, cố vượt lên người khác để giữ cự ly gần tôi hơn.
Xe đi hết đường Hoàng Hoa Thám, rẽ vào đường Hùng Vương rồi thẳng đường Điện Biên vuợt qua ngã tư Cửa Nam, hướng tới đường Trần Hưng Đạo. Tôi cứ đi và họ vẫn bám theo, không nói một lời. Sắp tới đoạn rẽ vào Xóm Hạ Hồi nơi tôi cần đến, đã định chỉ cho hai vị ấy đoạn đường đi tiếp chợt thấy họ quay sang hỏi người khác, mặc dầu vẫn đang đi ngay cạnh tôi rồi phóng vọt xe vuợt lên trước.
Tôi lặng lẽ rẽ vào Xóm Hạ Hồi với môt chút ưu tư, vừa đi vừa phỏng đoán có lẽ là do đã đi cùng tôi một đoạn đường dài như thế. Phận gái dặm trường ở nơi xa lạ, trong một buổi tối mưa gió ào ào lại chẳng thấy tôi nói một câu, nên họ bắt đầu có cảm giác đã bi lừa chăng. Câu chuyện như thế chẳng đã có đầy trên báo đài hàng ngày đó sao.
Quí vị có thấy hai câu chuyện “thường ngày ở xóm" tôi vừa kể trên đây, có đúng là tốt quá cũng bị nghi ngờ không nhỉ?
Câu chuyện chỉ đơn giản như thế thôi, mong quí vị bỏ chút thời gian đọc để cùng chia sẻ.

Phạm Vĩnh Thắng

CHÚC MỪNG CÁC THÀNH VIÊN SINH VÀO THÁNG TÁM

CHÚC MỪNG CÁC THÀNH VIÊN SINH VÀO THÁNG TÁM

Tháng 8/2007 trong chi Cụ Phạm Vĩnh Quang có tới 5 thành viên có ngày sinh nhật vào tháng này. Cao tuổi nhất là Bà Lê Quang Minh xấp xỉ 60 tuổi (9/8/1948 -9/8/2007), đến chút nhỏ nhất Vũ Tuấn Việt vừa tròn 14 tuổi (12/8/1994 - 12/8/2007), đặc biệt cháu Đoàn Chiến Dũng có ngày sinh trùng với ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám (19/8/1966 -19/8/2007), hai thành viên khác đã nhiều năm sống tại nước ngoài là hai cháu Phạm Ngọc Cường(27/8/1969 - 27/8/2007) tròn 38 tuổi và cháu Phạm Vĩnh Minh Khoa tròn 18 tuổi (27/8/1989 - 27/8/2007), chút Vũ Tuấn Việt hiện cũng sống và học tập ở nước ngoài .
Từ miền Nam xa xôi chân thành gửi lời chúc mừng sinh nhật tới tất cả các thành viên có ngày sinh vào tháng này.

Sinh nhật tháng Tám

Sinh nhật tháng Tám

Bước vào tháng Tám, thời tiết cũng đỡ nóng bức hơn tháng Bảy. Vì nhiều lý do, tháng Bảy không tổ chức được sinh nhật + tham quan tập thể như đã dự định. Hầu hết các gia đình đều tổ chức đi "tránh nắng" bằng nhiều cách:Du lịchchâu Âu: thăm một số nước Bỉ, Phần Lan, Đức như gia đình bà Nhu, bà Tham quan Singapore như gia đình ông Tiến bà Phượng Du lịch vùng cao Sapa như gia đình ông bà Nguyên Lan.Tham quan Hội An, Lăng Cô như gia đình ông bà Thắng Minh.Chậm chạp như gia đình tôi cũng được các con động viên đi "ngắm biển" Đồ Sơn hơn một ngày.

  1. Theo thứ tự, và cũng là nhân vật lớn tuổi, có cấp bậc cao và quan trọng nhất là sinh nhật bà Lê Quang Minh, phu nhân ông Phạm Vĩnh Thắng, theo tuổi âm cũng là 60 tuổi (9/8/1948). Ngôi nhà dưỡng lão ở Võng Thị bên Hồ Tây lộng gió mà Quang Minh chọn khi Vĩnh Thắng đi công tác xa là rất thích hợp. Là người biết điều, dễ hòa đồng và thông cảm với mọi người.

  1. Vũ Tuấn Việt (12/8/1994), con trai vợ chồng Tuấn Thúy, cháu nội bà Nhu. Là cháu trai dễ mến, biết giúp đỡ bố mẹ và chị. Được sống ở nước ngoài từ nhỏ với bố mẹ, mong cháu sẽ có nhiều hứa hẹn trong tương lai. Lại còn đẹp trai nên cũng cần cảnh giác với "các em búp bê Nga".

  1. Đoàn Chiến Dũng tuổi Bính Ngọ (19/8/1966) giống ông Ngoại ở tính yêu văn nghệ, thể thao, vui vẻ, dễ tính gây được sự gần gũi, cảm mến của nhiều người. Nhưng còn nhiều điểm chưa học được ở Ông như tính chín chắn, cẩn thận sâu sát trong mọi việc.

  1. Phạm Ngọc Cường (27/8/1969) con trai ông bà Ngọc Phi, có tính tự lập cao. Xa gia đình từ thuở mới lớn, đã "bỏ qua" được tính "cậu ấm", hoà mình trong lao động, học tập để mưu sinh nơi xứ người. Hiện Cường là chủ nhân của ngôi nhà và nhà hàng "Hà Nội" ở thành phố Nuremberg, CHLB Đức, là minh chứng cho thành quả lao động. Bên cạnh Cường còn phải nói tới vai trò rất quan trọng của phu nhân Bích Uyên và hai con Long-Ly.

  1. Đặc biệt, Phạm Vĩnh Minh Khoa năm nay sinh nhật tròn 18 tuổi (27/8/1989), là mốc quan trọng của đời người và trước khi là người lớn + đi du học tự lập ở nước ngoài. Một hình thức tổ chức sinh nhật trang trọng nhưng giản dị, thân mật là sẽ điều khó quên đối với Minh Khoa.

Chúc những ngày sinh nhật tháng Tám vui vẻ, mang nhiều ý nghĩa và là điểm nhấn trong cuộc sống của mỗi người./.

3/8/2007

Kim Anh

Giới thiệu nhân vật tháng 8.

Hình ảnh minh họa 5 nhân vật trong bài Sinh nhật tháng Tám của bác Kim Anh trên Blog ngày 03.8.2007.
Ảnh 1. Nhà nội trợ Lê Quang Minh (ảnh chụp 23.7.07)
Ảnh 2. Chuyên gia lâm nghiệp Đoàn Chiến Dũng và vợ con.

Ảnh 3. Ông chủ Phạm Ngọc Cường và nhà hàng Hà Nội ở Đức

A.4 Tài năng trẻ tương lai Phạm Vĩnh Tuấn Khoa

Năm 1 tuổi.

Bước vào tuổi 18 và mẹ.

A.5 Vũ Tuấn Việt và người bạn Nga tại Hà Nội, ảnh chụp 2007.


Phạm Vĩnh Thắng.
(Nguồn ảnh P.V.Thắng và P.V.Tiến)

Đọc báo giúp.

Đọc báo giúp.
Để tham khảo, suy ngẫm sao cho con cháu cụ Phạm Vĩnh Quang và Phạm Thị Yến phải đúng là *Dân ta phải hiểu sử ta*
Những bài thi lịch sử cười ra nước mắt.

Có thí sinh trả lời: "Rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ đang say sưa, quân ta tấn công, giặc bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc". Thậm chí, Lê Lợi cũng trở thành anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Có thí sinh dùng sai thuật ngữ và sai ngữ pháp: "Thông qua chính sách điều lệ vắn tắt, sinh hoạt vắn tắt", "kỷ cương vắn tắt" ... Một thí sinh khác lại viết: "Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lan, Bản Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E... Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt và cuối cùng ta đã giành thắng lợi buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari năm 1972". Cũng câu hỏi về chiến dịch Hồ Chí Minh, có thí sinh trả lời: "...Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc".

Có thí sinh có bài thi nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ: "...Đến ngày 30/4/1975, bộ đội ta đã tiến thẳng và bao vây Điện Biên Phủ... ". Khi nói về tội ác của Mỹ - Diệm, có thí sinh viết: "... Mỹ - Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập... Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những gì mà các giáo sư Mỹ dạy". Viết về ý nghĩa lịch sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, thí sinh viết "...Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp... Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975... nổ ra dòng dã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp... Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”.

Ở câu 1, đề II, phần lịch sử Việt Nam, khi trình bày tình hình nước ta sau năm 1945, nhiều thí sinh viết: "...Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công thì Việt Nam dân chủ cộng hòa gặp khó khăn từ nhiều mặt...", "...quân Anh vào Việt Nam với danh nghĩa là giải tán quân Pháp... quân Tưởng tiến vào miền Nam Việt Nam..." , "...Tưởng là một tên Việt gian bán nước", "...sau Cách mạng Tháng Tám, các khu công nghiệp bị tàn phá nặng nề...".

Ở phần thi lịch sử Thế giới, sự sai sót cũng rất phổ biến. Trình bày diễn biến cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: "...Mở đầu là cuộc binh biến Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công, đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ cách mạng. Phong trào bị phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son đã bị giết hại...". Một thí sinh khác nêu: "...Năm 1946, ở Trung Quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và dai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo...".

Phạm Vĩnh Thắng (Sưu tầm)

Nhân ngày giỗ cụ Phạm chi Lễ

Cụ Phạm chi Lễ
( 1881 – 1931 )

Hôm nay,21 tháng 6 năm Đinh Hi ( 03-08-2007 ), ngày này cách đây 76 năm, ông tôi đã qua đời ti nhà 53 Lãn ông Hà Ni .
M
ca c để ti khu m tp trung ca dòng h Nguyn : C Tun Ph : Hà-Sơn-Tuyên : Nguyn hu Đắc ti nghĩa trang Quán Dn Phường Nhân Chính Qun Thanh Xuân. Hà Ni, c Tun là thy hc và là cha nuôi ca ông tôi .
Qua bao l
n di chuyn ( Do chiến tranh , phát trin đô th ), m ca ông tôi vn được con cháu dòng h Nguyn bo qun và di ri cùng vi các m ca dòng h
Trong 18 ch
áu ni hin đang có mt dương gian, ch có 3 người cháu gái thế h 2x là biêt mt ông
a/ Nh
ng năm 50 ca thế k trước, tôi và Phan tiên sinh là nhng ngui ch lc quýet dn, bao sái, by bin đồ l trên các ban th và đưa bà ni đi thăm h hang, thi gian này tôi được biết ông tôi qua nhng li k ca bà ni
b/ Th
ông qua ngoi con út ca c, tôi được biết sau khi đỗ Tú Tài, c ch đi làm vic cho chính quyn bo h có 3 tháng, ri b v ph giúp v trông nom ca hàng thuc 53 Lãn Ông, c tham gia trùng tu đền Bch Mã, Ban tr s đền Quan đế và đền Ngc Sơn ( Ti đây c đã tiếp xúc vi gii văn thân yêu nước - phong trào Đông Kinh nghĩa thc ca c C Can ( 1907 ph Hàng Đào )
c/ Theo l
i k ca ông cháu đích tôn ca c thì c rt quý ông, đi đâu v c cũng mua ko bt làm quà cho cháu, mi ln trao quà cho cháu, c du gói ko và cp qun và gi b Xung tn ri . . . ko tòi ra, ch vic nht lên ăn
d/ Theo b
ác Hoàng Hà, đám tang ca c, đầu đám tang đã đi đến đầu ph Hàng Thiếc, cui đám tang mi ri khi nhà 53 Lãn Ông
g/ Nh
ng người đã sng 53 Lãn ông bao gi cũng gi 1 tc l : Là không bao gi được dung t L k c h hàng và nhng ngoi thân quen khi l c ch được dung t Li :
Xin phép c cho tôi được li c nhà Như c C Quý giõ nào cũng sang thp hung, Li c
( C
C Quý là v c ca C Vũ l Quý Chú rut anh Chn Ông V. K, nhà bên cch,s 55 Lãn ông )
h/ T
nhng năm 50 Phan tiên sinh hay nói vi tôi ( Và k ti nay, lúc nào gp nhau tiên sinh hay nhc chuyn này )
. . .
M tôi vn thường nhc tôi, gi ông Tú ngày nào, thì ngày hôm trước ông đến thăm m c chi Yên làng Thnh Quang ( Ch tôi hin nay - Ph Thái Hà ), sau này khi nhà tôi sinh cháu Phan anh Lân, bác Bo cũng đến thăm nhà tôi ( Cô giáo dy ngôn ng Nga Đào tuyết Anh hàng Bum ) . . .
i/ C
v ti làng Mc Quan Nhân hay Mc Chính Kinh na thế k trước, nhng người quen biết, ai cũng nhc ti chuyn Ông Tú trước khi mt đã đi 1 vòng thăm h hàng
k/ C
Tun Đắc ( 1860 1931 ), mt ngày 1 tháng tư năm Tân Mùi, trước ông tôi 2 tháng 21 ngày, là người làng Chính Kinh, cùng quê vi c bà ca tôi C Trnh Th Lâm ( 1849 1915 ) và đồng thi là bn hc ca c tôi C Phm như Xuân ( 1848 1920 ) ( Thông tin này để các v nào cn tìm hiu thêm điu gì đó thì t kết lun
l/ T
ôi có may mn được tiếp xúc nhiu vi bà con h hàng, nhng người vai trên và c nhũng ngui bng vai nhưng nay đã độ tui U 90, nhng người thân quyen, bà con hàng ph, hết thy mi người ai cũng có s mến m ông tôi . Đối vi bà con h hàng, c hết lòng giúp đỡ, hình nh Bà Hin, Bà Thun, Bà Tho hay nhưng ngui con nuôi Ông Nhâm,Ông Hin, ông Côi đã tng sng nhiu năm Lãn ông đã nói lên tt c, đúng như bác Hoàng Hà đã nói, tôi tin đám ma ông tôi đông như vây

Thi bé tôi nghĩ ti ông tôi, là nh đến ngày hi đền Bch Mã ( Ph Hàng Bum ), năm nào cũng được ăn tht quay tho thích, là nh đến ngày gi ông tôi : Na giai, Nhãn lng, nhng mâm c đủ đầy
Ng
ày nay, tuy không còn tht quay ca Đền Bch Mã, Na giai, Nhãn lng và nhng mân c cao đầy như ngày xưa, nhng tôi vn nh ti ông tôi vì :

Ông sinh thành ra b tôi, chúng tôi được có mt trên trái đất này, được ln lên và trưởng thành trong hai cuc kháng chiến thn thánh ca dân tc : Giành độc lp toàn vn lãnh th, thng nht đất nước và vĩnh vin thoát khi ách thc dân, đế quc . Tiếp bước theo truyn thng ca ông : không hp tác vi ngoi xâm, thc dân, đế quc, mỗi người cháu của cụ, ai cũng hoàn thành trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất n ước Việt Nam này

Tht vinh hnh nào bng !

Nhân dp gi ông, cháu viết bài này coi như mt nén hương thành kính gi ti ông !

Bát hương tôi đang thờ các cụ, là bát huơng mà
Bà tôi đã 29 n ăm thắp hương cúng giỗ cho chồng và bố mẹ chồng
Mẹ tôi đã 27 năm thắp hương cúng giỗ ông bà và bố mẹ chồng
Tôi cũng đã được 20 năm thắp hương cúng giỗ các Cụ và ông bà