Việt Nam thắng trong tiếc nuối

Việt Nam thắng trong tiếc nuối

SGTT.VN - Đội tuyển Việt Nam đã thắng Qatar đúng như mong đợi của người hâm mộ. Thế nhưng trận thắng này cho không chỉ người hâm mộ mà chính người trong cuộc cũng tiếc nuối. Một chiến thắng quá muộn bắt đầu từ việc nản lòng quá sớm.

Ông chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ chúc mừng HLV Falko Götz. Ảnh: Tất Đạt

Kết thúc trận đấu, ông Falko Götz đã thốt lên ngay đường piste với vẻ mặt đầy tiếc nuối: “Thắng Qatar đâu phải là không thể, chúng ta đã làm được đó, thấy không?”, sự tiếc nuối hiện rõ lên gương mặt của huấn luyện viên người Đức dù trước đó ông còn bắt tay, cám ơn những lời chúc mừng của các quan chức VFF rất thân thiện. Thậm chí, ông còn đáp lại cái ôm thắm thiết ông Nguyễn Trọng Hỷ, chủ tịch VFF, người đã từng tuyên bố trước trận đấu lượt đi rằng “Qatar rất mạnh và đấu với Qatar chính là dịp để các cầu thủ học hỏi kinh nghiệm là chính”.

Rõ ràng, Qatar không quá mạnh dù có đến hơn nửa đội hình là các cầu thủ nhập tịch. Cách chơi của Qatar tương tự như các đội bóng sở hữu các cầu thủ cao lớn và nhập tịch khác, họ rót bóng bổng và tận dụng các pha đánh đầu. Chính vì vậy ở trận đấu lượt về trên sân Mỹ Đình, ông Falko Götz đã quyết định yêu cầu hàng tiền vệ quây kín, tranh chấp mạnh mẽ ở khu vực giữa sân. Ở phía trên, Ngọc Thanh đá cao nhất, còn Công Vinh di chuyển rộng để tìm cơ hội. Chính cách chơi này đã khiến cho suốt trận đấu, đội Qatar không có nhiều cơ hội tiếp cận khung thành của thủ môn Mạnh Dũng. Nhưng, một lần nữa yếu điểm ở hàng phòng ngự lại khiến đội Việt Nam có kết quả bất lợi. Chí Công chơi thiếu khôn ngoan, đứng sai vị trí nên để đối phương ghi bàn trong một tình thế trống trải ngay ở phút 15 của trận đấu.

Nhưng, cũng từ phút này cùng với việc Tài Em ra sân, đội tuyển Việt Nam đã thể hiện một diện mạo mới, khác hẳn với trận lượt đi. Hoàn toàn không có tư tưởng buông xuôi, Minh Châu vào sân làm nhiệm vụ càn quyết còn Tấn Tài đá nhô lên cao hơn để kiến thiết bóng. Trọng Hoàng, Thành Lương rồi sau đó là Văn Quyết thường xuyên đảo cánh, Việt Cường, Quang Thanh chủ động tấn công ngay từ hàng phòng ngự.

Được giao nhiệm vụ kiến thiết bóng ở giữa sân,Tấn Tài chơi như nhảy múa trước các đối thủ Qatar. Ảnh: Tất Đạt

Chính cách chơi đầy lửa này đã khiến hàng phòng ngự Qatar lao đao. Trọng Hoàng nhanh chân gỡ hoà ở phút 61 sau sai sót của hàng phòng ngự đối phương giúp tinh thần của cả đội lên. Việc tung Quang Hải vào sân ở hiệp 2 đã giúp Quang Hải lại toả sáng như ngày nào. Với thể lực cần thiết, anh tranh chấp bóng quyết liệt và làm rối hàng phòng ngự đối phương. Cũng chính anh đã nâng tỉ số lên 2-1 cho đội Việt Nam.

Ông Falko Götz đã thực hiện được lời hứa, giúp đội tuyển Việt Nam chơi mạnh mẽ, quyết tâm và mang tính cống hiến hơn. Thế nhưng, điều này diễn ra quá muộn và Việt Nam chính thức rời khỏi cuộc chơi vòng sơ loại World Cup với tổng tỉ số 2-4.

Một điều rất đáng để suy nghĩ, ông Falko Götz sau trận đấu đã nói: “Chính cách chơi của đội tuyển quyết định số lượng khán giả đến sân. Nếu như đội tuyển thắng hoặc thua đúng cách ở trận lượt đi, có lẽ chúng ta còn cơ hội và khán giả đến sân nhiều hơn. Bóng đá là thế”.

Thật sự là như vậy, nếu ngay từ đầu cầu thủ, quan chức VFF đã không tin rằng có thể làm nên điều khác biệt để rồi thua dễ như trận lượt đi thì đừng trách vì sao khán đài sân Mỹ Đình lại vắng thế dù ở trận lượt về chúng ta chơi hay hơn.

Thảo Du

(Theo SGTT)

Nhân ngày Thương binh&Liệt sỹ (27/7)

Nhân ngày Thương binh&Liệt sỹ (27/7)
Ngày thương binh liệt sỹ (27/7) năm nay đến trong những ngày này đất nước đang sôi sục khi bành trướng Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh hải biển Đông của Việt Nam. Chúng ta mỗi người hãy tưởng niệm đến những người đã khuất để rồi hãy đóng góp theo khả năng của mình nhằm giữ gìn và bảo vệ mảnh đất hình chữ S thân yêu của chúng ta.
     Tôi tự hỏi làm sao để giữ được đất nước mình trước một tay láng giềng rất mực tham lam, có truyền thống lấn chiếm và tranh chấp lãnh thổ của chúng ta qua nhiều thế hệ? Họ vừa tham lam, vừa xảo quyệt. Chúng ta phải có kế sách nào đây duy trì được hòa bình để yên ổn làm ăn, phát triển kinh tế là một câu hỏi không dễ trả lời. Là một việc khó nhưng không thể thoái thác để không phải hổ thẹn với bao nhiêu anh hùng, liệt sỹ đã hi sinh cả đời mình để bảo vệ đất đai, vùng biển và vùng trời của Tổ quốc ta.

Mời mọi người nghe lại bài hát "Bài ca không quên""Đát Nước" để tưởng nhớ đến người đã ngã xuống cho sự bình yên và giữ vững mảnh đất của Tổ Quốc ta.








Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, Nghe dịu nỗi đau của mẹ Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, Các anh không về mình mẹ lặng im.. Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi ! Từ thuở còn nằm nôi, Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa Lao xao trưa hè một giọng ca dao, Lao xao trưa hè một giọng ca dao. Xin hát về người đất nước ơi ! Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, suốt đời lam lũ.. Thương lũy tre làng bãi dâu bến nước, Yêu trọn tình đời muối mặn gừng cay.. Xin hát về người đất nước ơi ! Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, mấy mùa không ngủ Ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con. 2. Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, Nghe dịu nỗi đau của mẹ Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, Các anh không về mình mẹ lặng im.. Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi Từ thuở còn nằm nôi, Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa Lao xao trưa hè một giọng ca dao, Lao xao trưa hè một giọng ca dao... Xin hát về người đất nước ơi Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, tảo tần chung thủy Như những câu hò lắng trong tiếng sáo Đêm lại dặt dìu tiếng mẹ ru con Xin hát về người đất nước ơi Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi.. vẫn còn gian khổ Hạt thóc chia đều dẫu no dẫu đói Ta vẫn vẹn tình đắng ngọt cùng vui.. Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi ! Sáng ngời muôn thuở khi trăng đã vào cửa sổ đòi thơ...

Thăm nghĩa trang Trường Sơn

Chúng tôi đến Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn vào một ngày hè tháng 7, trời nắng nóng. Nơi đây quy tập hài cốt 10.333 anh hùng liệt sĩ trong 10.263 phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước.

Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24/10/1975, hoàn thành ngày 10/4/1977, là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam (140.000 met vuông), có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam. Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh.

Tôi theo bà xã nhập đoàn cựu học sinh Tổng hợp Minscơ (Liên Xô cũ) những năm (1966-1973). Hầu hết thời gian chiến tranh họ không có mặt ở Việt Nam nay đã là những ông, bà lão trên tuổi 60 lại cùng nhau tới đây kính cẩn tưởng niệm trước anh linh các anh hùng liệt sĩ quên mình để họ được học tập nên người như ngày nay.

Tôi biết ở nước ta hầu như mỗi gia đình đều có những dấu ấn ghi lại thời chiến tranh gian khó ác liệt, không ít các gia đình có con em là liệt sĩ. Chi Cụ Phạm Vĩnh Bảo có ông con trai thứ sáu Phạm Vĩnh Tường, liệt sĩ hy sinh ở chíến trường miền Nam khi ngày hoà bình (1954) chẳng còn bao xa. Hay như gia đình Cụ thông gia Phạm Quang Chúc mà chúng tôi tới thăm hôm nay, cũng là một gia đình liệt sĩ.

Những ngày này đất nước đang sôi sục khi bành trướng Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh hải biển Đông của Việt Nam. Tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sĩ, là môt dịp để ôn lại những chiến tích vẻ vang mà họ đã cống hiến cho sự tồn tại của đất nước này. Cũng là để nhắc nhở thế hệ con cháu, nói gương cha anh giữ gìn sự bình yên, toàn vẹn lãnh thổ mà cha ông đã để lại.

Phạm Lê

David Archuleta hát ở Việt Nam



Nụ cười thiên thần, chất giọng ngọt ngào, trầm ấm và những màn trình diễn đầy cảm xúc của chàng Á quân American Idol 2008 DAVID ARCHULETA đã chinh phục hàng trăm người hâm mộ có mặt tại sân vận động Quân Khu 7 Tp HCM tối 22/7 và ở Triển lãm Giảng Võ thủ đô Hà Nội tối 24/7.


Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh

Các quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước. Thế giới và khu vực bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI với biết bao phức tạp, rối ren. Sau những năm tháng tưởng như hưng thịnh vào đầu những năm 2000, tới cuối thập kỷ bỗng bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ và suy giảm kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất trong 80 năm. Cho tới nay, kinh tế thế giới vẫn chưa vực dậy được. Một loạt nước châu Âu tưởng như rất giàu sang bỗng đứng trước nguy cơ vỡ nợ, thậm chí nước giàu nhất thế giới là Mỹ cũng thành "Chúa Chổm". Sau sự lụn bại đó, kinh tế thế giới đang trải qua một cuộc đại phẫu: Từ cơ cấu sản xuất, tiêu dùng, tài chính-tiền tệ cho tới chính sách, cơ chế quản lý; sức mạnh các nền kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế đang được xếp sắp lại... Về chính trị-an ninh, thế giới đang chứng kiến hai cuộc chiến tranh nóng kéo dài ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, sự xáo động xã hội dữ dội ở Trung Đông, Bắc Phi, không ít cuộc khủng bố, xung đột, căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên, kể cả trên Biển Đông; sức mạnh các quốc gia và bàn cờ quốc tế đang chuyển dịch mạnh. Những diễn biến dồn dập về cường độ, rộng lớn về phạm vi, sâu sắc về ý nghĩa nói trên cho thấy cục diện thế giới ẩn chứa rất nhiều nhân tố bất định đòi hỏi mọi quốc gia, trong đó có nước ta, phải tỉnh táo nắm bắt, chọn lựa chính xác cách hành xử thích hợp. Nhìn nhân tình thế thái mới, có lẽ nên ôn lại và vận dụng thật tốt những bài học của nền ngoại giao Hồ Chí Minh để ứng phó với cái "vạn biến" đang diễn ra. Trong hơn 65 năm qua kể từ sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã phải trải qua biết bao thử thách, biết bao thời khắc hiểm nguy: Nào là thù trong giặc ngoài khi nước Việt Nam độc lập còn trong trứng nước, nào là mấy cuộc kháng chiến chống ngoại xâm liên tiếp và kéo dài, nào là tình thế bị bao vây cô lập hơn một chục năm trời. Thế nhưng nhân dân ta đã vượt qua được tất thảy, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động ngoại giao. Ngày nay, lực và thế của nước ta đã khác hẳn trước, há nào không xây dựng và bảo vệ thành công đất nước? Ôn cựu, trước hết là ôn lại và củng cố niềm tin; không có nó thì chẳng làm nên điều gì!
Niềm tin ở đây không phải là mù quáng mà dựa trên những bài học của quá khứ, sự nhận diện một cách khoa học, tỉnh táo hiện tại và đoán định tương lai. Trên chặng đường nào cũng vậy, điều then chốt là xác định cho trúng và kiên trì cái "bất biến", hay nói một cách khác là cái lợi ích chính yếu của đất nước. Ngày nay, phải chăng cái "bất biến" đối với nước ta là "lợi ích kép": Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời duy trì sự ổn định chính trị-xã hội trong nước và môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế-xã hội. Hai vế đó gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại và là tiền đề của nhau. Nói một cách hình tượng thì hai vế đó giống như hai cái cánh của một con chim; gẫy cánh nào chim cũng không bay nổi. Đối với mọi quốc gia, lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là nghĩa vụ thiêng liêng; không bảo vệ được chúng thì khỏi nói đến chuyện phát triển. Ngược lại, không nỗ lực tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất để phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia thì cũng không lấy đâu ra "thực lực" và không thể tạo dựng được "vị thế" cần thiết để bảo vệ đất nước. Do đó bất luận thế nào, về phần mình, chúng ta cần chủ động "ứng vạn biến" để bảo vệ trọn vẹn cả hai vế. Đương nhiên, làm được như vậy không dễ vì có những nhân tố không tùy thuộc vào bản thân chúng ta. Nhưng càng khó chúng ta càng cần huy động nguồn trí tuệ và sự khôn khéo vốn có của trường phái ngoại giao Việt Nam mà Bác Hồ là một biểu tượng sáng ngời. Khéo gì thì khéo vẫn phải có thực lực cả về vật chất lẫn tinh thần, hữu hình lẫn vô hình. Chỉ có vậy mới vận dụng được bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc, trước hết nằm ở sức mạnh kinh tế và quốc phòng-an ninh. Để củng cố sức mạnh ấy, đương nhiên Nhà nước gánh trách nhiệm lớn song rất cần sự đồng lòng, nhất trí và sự đóng góp thiết thực của mỗi người chúng ta bằng những hành động cụ thể. Lòng yêu nước lúc này cần được thể hiện không chỉ bằng những lời nói mà trước hết trong những việc làm góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh. Bên cạnh sức mạnh vật chất, dân tộc ta vốn có những sức mạnh vô hình, nhiều khi còn lớn hơn sức mạnh vật chất. Đó là sức mạnh chính nghĩa, truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc. Vốn bị áp bức, đè nén, xâm lược, bao vây, nghèo nàn, nhân dân ta luôn theo đuổi những mục tiêu chính đáng: Quyền được sống trong điều kiện độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, được an hưởng hòa bình, có được cuộc sống ấm no hạnh phúc, có quan hệ hợp tác hữu nghị với mọi dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi dựa trên luật pháp quốc tế. Tính chính nghĩa của những mục tiêu theo đuổi tạo nên sức mạnh tinh thần, quy tụ ý chí toàn dân tộc, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình của mọi người có lương tri trên thế giới. Tinh thần yêu nước cháy bỏng và khối đoàn kết dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm giữ nước, thường được thể hiện mạnh mẽ mỗi khi đất nước gặp khó khăn thử thách. Lúc này đây, truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cần được quy tụ vào việc bảo đảm cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi hành vi, cho dù xuất phát từ những động cơ rất trong sáng, nhưng vô hình trung tạo ra sự phân tâm hoặc bất ổn xã hội, gây trở ngại cho việc củng cố tiềm lực, triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa đều có thể làm cho sức mạnh dân tộc bị suy yếu, chỉ có lợi cho những người muốn thấy một nước Việt Nam yếu và chia rẽ. Đó là chưa kể một số kẻ mưu toan "đục nước béo cò", lợi dụng nhiệt huyết của các tầng lớp nhân dân để phục vụ cho những tính toán riêng của họ. Nhân dân ta còn có một sức mạnh khác mà không phải dân tộc nào cũng có. Đó là mối cảm tình, sự tôn trọng của nhân dân thế giới do ý chí đấu tranh kiên cường, sự hy sinh lớn lao và những cống hiến quý báu vào sự nghiệp độc lập dân tộc trong quá khứ cũng như thái độ đầy trách nhiệm và những đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển hiện nay. Hoạt động ngoại giao tích cực, chủ động, linh hoạt với tinh thần rộng mở và thái độ trách nhiệm cao, ra sức đóng góp cho sự nghiệp hòa bình, hợp tác phát triển chung của khu vực và thế giới, qua đó thu phục lòng người có thể tạo nên "sức mạnh mềm" có lợi cho việc củng cố thế và lực của đất nước. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong khi "lực" chưa mạnh đủ mức nhưng tạo được "thế" thuận lợi thì lực sẽ được nhân lên bội phần. Trước đây đã vậy, ngày nay không khác. Trong hoàn cảnh hiện nay, sức mạnh thời đại thể hiện trong khát vọng của nhân dân thế giới về hòa bình và hợp tác để phát triển, về một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế bình đẳng, cùng có lợi dựa trên những chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa tạo nên tính tùy thuộc lẫn nhau, lợi ích đan xen. Mọi quốc gia lớn nhỏ đều phải cân nhắc thiệt hơn trong sự hành xử của mình nếu đi ngược lại những chiều hướng đó. Những ước nguyện chính đáng của nhân dân ta bắt gặp ý nguyện và xu thế chung của nhân loại tạo nên sức mạnh to lớn, giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách mới. Kiên trì, nhất quán theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ đi liền với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa là một bài học lớn nữa đem lại thành công trên mặt trận ngoại giao. Thực tiễn mấy chục năm qua cho thấy, ta chỉ có thể thành công nếu kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, ra sức huy động sức mạnh và trí tuệ của bản thân đi đôi với việc nỗ lực tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế rộng rãi nhất có thể và thực thi một chính sách đối ngoại khôn khéo, tạo dựng thế đứng cơ động, linh hoạt, không để bị lợi dụng hoặc rơi vào thế cô lập. Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy, mỗi quốc gia đều có lợi ích và tính toán riêng, do đó không phải một lần những vấn đề liên quan tới lợi ích của nước ta đã được đem ra xếp sắp, trao đổi trên bàn cờ quốc tế. Ngày nay, bài học này vẫn còn nguyên giá trị. Muốn tránh lặp lại tình trạng này, không có cách nào khác ngoài việc phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường, kiên định, nhất quán theo đuổi đường lối độc lập tự chủ và chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa. Các quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, muốn vậy cần tìm mọi cách hạn chế tới mức tối đa những mâu thuẫn, xung khắc, đối đầu, song song với những cố gắng không mệt mỏi thúc đẩy sự hợp tác với mọi quốc gia trong khi vẫn tự chủ, không rơi vào thế phụ thuộc. Nếu xảy ra khác biệt, xung đột lợi ích thì con đường tốt nhất là thông qua đối thoại, thương lượng để giải quyết; vấn đề gì liên quan tới hai nước thì thông qua kênh song phương, vấn đề liên quan tới nhiều bên thì thông qua kênh đa phương, kể cả các tổ chức khu vực và toàn cầu. Điều này cũng phù hợp với xu thế đa phương trong thế giới ngày nay. Mặt khác cần kiên trì, khôn khéo đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình, song cố tránh đi tới xung đột trực diện gây phương hại cho yêu cầu giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển và thế cơ động trong quan hệ quốc tế. Một nét đặc sắc không chỉ về ngoại giao mà cả trong truyền thống của dân tộc ta là tính nhân văn, luôn phân biệt rõ cái thiện, cái ác, luôn coi nhân dân các nước xâm lược nước ta là bạn, là đồng minh và rất xa lạ với những biểu hiện dân tộc hẹp hòi, kích động hằn thù mù quáng. Có thể nói, phương châm "thêm bạn bớt thù" của ông cha ta tiếp tục là một công cụ hữu hiệu trong quan hệ quốc tế ngày nay. Nói tóm lại, tình hình càng phức tạp chúng ta càng cần phải vận dụng nhuần nhuyễn những truyền thống, những bài học lớn đã thu lượm được trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày Nhà nước Việt Nam mới ra đời đến nay. Dũng khí cần song hành với mưu lược, nhiệt huyết cần đi đôi với sự tỉnh táo, có trái tim nóng chưa đủ mà cần có cái đầu lạnh.

Bài của nguyên PTT Vũ Khoan


Con thuyền không bến

Xin tặng các độc giả Blog "Gia đình Cụ Quang" Video Clip "Con thuyền không bến" của Nhạc sỹ Đặng Thế Phong để nghe và có tý buồn nhẹ nhàng cuối tuần với ngưới đăng bài này

Đêm nay thu sang cùng heo may. Đêm nay sương lam mờ chân mây. Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng. Như nhớ thương ai chùng tơ lòng. Trong cây hơi thu cùng heo may.Vi vu qua muôn cành mơ say. Miền xa lời gió vang thông ngàn. Ai oán thương ai tàn mơ màng. Lướt theo chiều gió. Một con thuyền, theo trăng trong. Trôi trên sông thương, nước chảy đôi dòng. Biết đâu bờ bến. Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu. Trên con sông thương, nào ai biết nông sâu? Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng. Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng. Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong. Ánh trăng mờ chiếu, một con thuyền trong đêm thâu. Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu.!

Hôm nay 21/7 ngày đặc biệt


Cụ Phạm Chi Lễ(1881 - 1931 )


Hôm nay, ngày 21 tháng 7 năm 2011 ( ngày 21 tháng 6 năm Tân Mão ) là ngày đặc biệt :

a/ - Ngày 21 tháng 6 năm Tân Mùi ( 1931 ) cụ Phạm Chi Lễ qua đời tại 53 Lãn Ông, đến nay đã được 80 năm ( 1931 – 2011 ) . Cụ sinh năm Tân Tị ( 1881 ) tại 53 Lãn Ông, thọ 51 tuỏi.

( Song thân sinh ra cụ Lẽ là : Phạm Như Xuân và Trịnh Thị Lâm, đã mua ngôi nhà 53 Lãn Ông từ năm 1879 ,trong di chúc lập ngày 9 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 1 ( 1907 ? ) hai cụ đã cho cụ Lễ ngôi nhà 53 Lãn Ông, hai tài liệu trên là cơ sở pháp lý để chính quyền thành phố thừa nhận quyền thừa kế ngôi nhà 53 Lãn Ông của các con cụ Lễ )

- Cụ đỗ Tú Tài và có học truờng Hậu Bổ ( Trường đào tạo cán bộ quản lý hành chính của chính quyền bảo hộ, có học tiếng Pháp ) sau khi học xong cụ có ra làm quan, được 3 tháng cụ bỏ về phụ vợ buôn bán thuốc bắc tại 53 Lãn Ông, họ hàng nội ngoại thừa nhận cụ không hợp tác với chính phủ bảo hộ, không chịu sự cai trị của thực dân Pháp, chịu ảnh hưởng của Phong trào Văn Thân yêu nước

- Đối với gia đình và họ hàng cụ là người rất gần gũi, có trách nhiệm, chỉ riêng việc nuôi dạy các con của người em ( Ông Hai Chí ) và rất nhiều cháu của dòng họ đã đến sinh sống ở 53 Lãn Ông nhờ sự giúp đỡ của cụ, bà con nội ngoại rất kính trọng cụ, chỉ riêng việc cả họ không ai gọi tên húy của cụ kể cả khi cụ không còn trên thế gian này đã đủ chứng minh điều đó. Con cháu cụ ngày càng trưởng thành và không làm gì phải hổ thẹn với cụ, vẫn theo con đường của cụ đã vạch ra: Chống thực dân, phong kiến, đế quốc

Hôm nay nhân ngày kỵ của cụ, con, cháu, chắt, chút trên mọi miền, thắp hươngchúng ta tưởng nhớ cụ và cầu mong cụ yên giấc ngàn thu, phụ hộ độ trì cho con, cháu, chắt, chút,chít đang sông trên dương gian mạnh khỏe thành đạt !

b/ Theo hiệp định Geneve ngày 21/71956 là ngày hiệp thương giũa hai miền Nam – Bắc nhưng việc đó không thành bởi đế quốc thao túng không cho nước Việt Nam ta được hưởng sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và gần 20 năm sau chúng ta mới thực hiện được điều đó, với người dân Việt Nam mọi thế hệ, đây cũng là điều đáng nhớ

c/ Ngày 21 tháng 7 năm 2011 là ngày họp phiên đầu tiên của quốc hội khóa thư 13 của đất nước ta, nhiệm kỳ quốc hội này có rất nhiều điều đáng quan tâm về việc sinh tồn và phát triển của đất nước trong hoàn cảnh đất nước đang bị “ Thiên tai, địch họa “

Chúng ta tin tưởng rằng nhưng vị đại biểu quốc hội vừa được toàn dân bầu ra là nhưng người con ưu tú của đất nước sẽ có những quyết sách để đất nước ta trường tồn và phát triển, sẽ bầu ra nhưng vị ưu tú lãnh đạo đất nước

Chúng ta tin tưởng ở họ, những người có Tâm, có Tầm sẽ làm được nhưng điều dân mong muốn ?

P.Vĩnh Ngọc

Thăm trại điện gió ở CHLB Đức




Cánh đồng trồng hoa hướng dương với các cột điện gió là hình ảnh phát triển năng lượng xanh ở Đức

Từ lâu nước CHLB Đức đã nổi tiếng là nước công nghiệp hàng đầu thế giới chủ trương phát triển mạnh năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió (Wind energy).Chuyến du lịch 4 nước EU ( Đức,Pháp,Ý,Hung) cuối năm 2005, tôi đã có cơ hội đến du lịch ở nước Đức và có thời gian lâu ở Đức để chứng kiến sự phát triển điện gió tại đây. Từ trên máy bay khi bay đến vùng trời thủ đô Berlin đã có thể quan sát thấy rất nhiều cột điện gió xây dựng trên đất liền (on shore) sừng sững trên các cánh đồng ở ven đô,chứ không phải chỉ thấy điện gió thường có ở ven biển hay trên các sườn núi cao. Nhờ sự hỗ trợ của Ô.Vĩnh Thắng và theo sự hướng dẫn của Ông Tỵ, một cư dân Việt sống lâu năm ở Đức,tôi đã được đi đến tận nơi và đã được tận mắt quan sát trại điện gió (Wind Farm) ở Laasow Fuhrlander- miền Nam nước Đức. Từ đó đến nay điện gió càng được phát triển mạnh ở Đức.


Chụp ảnh với anh Tỵ và trèo lên chân cột điện gió ở Laasow-Fuhrlander



Trong năm 2010, công suất lắp đặt điện gió ở Đức là 27,2 GW. Điện gió hiện đang sản xuất khoảng bảy phần trăm tổng sản lượng điện năng của Đức. Hơn 21.607 tua-bin gió được lắp đặt trong nhiều khu vực của CH liên bang Đức và đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều các tua-bin gió hơn nữa.Trong năm 2011, Chính phủ Đức đã khởi thảo kế hoạch mới cho việc thương mại hóa ngày càng tăng năng lượng tái tạo , với trọng tâm đặc biệt lắp đặt các trại gió ngoài khơi ( off shore)
Đến năm 2010, điện gió ở Đức cung cấp hơn 96.100 người có công ăn việc làm và các hệ thống điện gió của Đức cũng được xuất khẩu. Trại gió Wind Turbine Laasow Fuhrländer được xây dựng vào những năm 2005 - 2006 gần ngôi làng của Laasow, Brandenburg, là các tuabin gió cao nhất thế giới. Ngoài ra hầu hết các tuabin gió cao nhất và mạnh nhất thế giới nằm ở Đức
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của năng lượng gió ở Đức đang được giám sát chặt chẽ và có những vấn đề khác đáng xem xét như ảnh hưởng của tua-bin gió đến cảnh quan, đến đời sống của các loài chim, và ngành công nghiệp du lịch.
Về công nghệ sự thay thế các tua-bin gió thế hệ đầu tiên bằng thế hệ hiện đại đa-megawatt, đang diễn ra ở Đức. Các tua-bin hiện đại sử dụng tốt hơn năng lượng gió, hội nhập tốt hơn vào hệ thống điện kể từ khi sử dụng phương pháp kết nối với lưới điện quốc gia tương tự như các nhà máy điện truyền thống



Năng lượng gió ngoài khơi cũng có tiềm năng lớn ở Đức . Tốc độ gió trên biển là 70 đến 100% cao hơn trên đất liền và thường xuyên hơn. Một thế hệ mới điện gió 5 MW hoặc tua-bin gió lớn hơn có khả năng sử dụng đầy đủ các tiềm năng của năng lượng gió trên biển đã được phát triển với thiết kế mẫu có sẵn. Điều này làm cho hoạt động các trang trại gió ngoài khơi thêm hiệu quả một khi những khó khăn ban đầu của công nghệ đã được khắc phục

Ngày 15 tháng 7 năm 2009, công trính điện gió ngoài khơi đầu tiên ở Đức hoàn thành xây dựng, tổng cộng gồm 12 tua-bin gió kiểu Ventus Alpha được lắp đắt tại ngoài khơi ở Biển Bắc.

Năm 2011 sau tai nạn hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, chính phủ CH liên bang Đức đang khởi thảo một kế hoạch mới cho việc thương mại hóa ngày càng tăng năng lượng tái tạo, với trọng tâm đặc biệt xây dựng các trang trại gió ngoài khơi, với các tuabin gió lớn , xây dựng cách xa bờ biển, nơi gió thổi nhất quán hơn đất liền, và nơi các tuabin gió lớn sẽ không làm phiền người dân. Kế hoạch này nhằm giảm sự phụ thuộc của Đức về năng lượng có nguồn gốc từ các nhà máy điện than và hạt nhân

Đồ thị tổng công suất đặt ( đỏ) và tổng sản lượng điện phát ra (xanh ) của ngành điện gió ở Đức



Công suất đặt (MW) và sản lượng điện của điện gió (GWh)ngày càng tăng từ năm 1990 là năm khởi đầu điện gió ở Đức được minh họa trong bàng sau :

Năm

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Công suất đặt (MW)

55

174

618

1,549

2,877

6,097

8,750

11,989

14,604

16,623

18,390

20,579

22,194

23,836

25,716

27,204

Sản lượng (GWh)

71

275

909

2,032

4,489

7,550

10,509

15,786

18,713

25,509

27,229

30,710

39,713

40,574

38,639

36,500

% tổng điện năng tiêu thụ

0.4

0.5

0.8

1.0

1.3

1.8

2.7

3.1

4.2

4.4

5.0

6.4

6.6

6.7

6.0

Tuy toàn quốc sản lượng điện gió chỉ chiếm 7% tổng sản lượng điện quốc gia của Đức, nhưng trong từng bang tỷ lệ này khá cao, như ờ vùng Saxony-Anhalt điện gió đã sản xuất 52,1% tổng sản lượng điện tiêu thụ năm 2010.

Dưới đây là bảng thống kê tiền năng sản xuất điện hàng năm của điện gió so với sản lượng điện tiêu thụ (%) và công suất đặt (MW) ở các vùng khác nhau ở CHLB Đức


Bản đồ phát triển các trại điện gió ở CHLB Đức ( chấm đẹn < 3MW; chấm nâu 3 -30MW)

Bang

Tỷ lệ so với tổng điện năng tiêu thụ
[%]

Công suất đặt

[MW]

Saxony-Anhalt

52.1

3,509.16

Mecklenburg-Vorpommern

45.4

1,549.10

Schleswig-Holstein

44.1

3,014.98

Brandenburg

42.8

4,400.78

Lower Saxony

25.1

6,664.24

Thuringia

12.3

754.18

Rhineland-Palatinate

8.6

1,421.43

Saxony

8.5

943.27

Bremen

4.1

120.84

North Rhine-Westphalia

4.0

2,928.11

Hesse

2.5

587.77

Saarland

2.4

111.40

Bavaria

1.0

521.38

Baden-Württemberg

0.9

467.08

Hamburg

0.6

50.68

Berlin

0.0

2.00

offshore North Sea


120.00

offshore Baltic Sea


48.30

(Tham khảo thêm Internet )


"Thấp bé, nhỏ con" nhưng vô địch thế giới!

Tôi đã xem trọn 2 hiệp chính 90 phút, 2 hiệp phụ 30 phút và cả những phút đá penaty trận chung kết bóng đá nữ thế giới 2011 giữa Nhật Bản và đương kim vô địch Mỹ.

Qủa thực càng xem càng hay đôi lúc lại ngầm so sánh giả sử một trong hai đội đá với tuyển nam Việt Nam (chứ không phải tuyển nữ), chưa chắc “mèo nào cắn mỉu nào” cũng nên?. Bởi họ chơi một thứ bóng đá hiện đại, phát triển trên toàn mặt sân cả theo chiều dọc và chiều ngang, chạy suốt 120 phút, đảo người, đan bóng, chạy chỗ chiến thuật cực hay.

Nhìn đội Nhật thi đấu tôi lại nhớ điều hay được nhắc đến là “thấp bé, nhỏ con” của cầu thủ Châu Á so với Châu Âu, để minh chứng cho những thiệt thòi của cầu thủ Châu Á. BLV của VTV hôm qua khi hiệp phụ thứ nhất vừa mới bắt đầu đã thốt lên phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ (mỗi hiệp 15 phút), là một thiệt thòi cho cầu thủ Nhật Bản. Đêm qua lên ngôi chức vô địch bóng đá nữ thế giới sau khi đánh bại hai đội “to con, cao lớn” là Đức ở tứ kết, Thụy Điển ở bán kết đội tuyển nữ Nhật đã cho thấy không phải cứ “thấp bé, nhỏ con” là thua mà còn cs thể vô địch thế giới nữa.

Trở lại bóng đá Việt Nam trước trận lượt đi gặp Qatar (23.7.2011), ông HLV người Đức Falko Goet của tuyển Việt Nam khi trả lời phỏng vấn đã nói đại ý các cầu thủ VN không nên thấy Qatar to con mà sợ và nguyên văn “Qatar mạnh hơn VN, nhưng chúng ta không phải không có cơ hội. Điều quan trọng là các cầu thủ cần thể hiện được phong độ tốt nhất của mình lẫn ý chí quyết thắng trên sân cỏ”. Cần nhớ là khi mới đến VN ông ấy cũng đã từng nói “Messi có to cao đâu..”? và nhấn mạnh các cầu thủ VN cần phải có niền tin, ham muốn cống hiến thi đấu với 100% sức lực thì cơ hội chiến thắng đều có thể mở ra. Chiến thắng đêm qua của đội bóng đá nữ Nhật đúng là như thế họ chiến đấu với tinh thần võ sĩ đạo, ngoan cường, khôn ngoan và kỉ luật chiến thuật chặt chẽ.

Thán phục tân vô địch thế giới 2011-đội nữ Nhật, trên mạng hôm nay rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ cảm xúc, sự khâm phục. Tôi xin muợn lời của một bạn đọc để kết thúc mấy dòng ngắn ngủi này “Thiệt thòi về thể hình, sức nhưng Nhật đã vượt qua tất cả. Thế mới biết, khi có ý chí + phương pháp đúng, người ta có thể làm đưọc rất nhiều điều. Hy vọng các nhà lãnh đạo BĐVN sẽ suy nghĩ và xem có thể học được điều gì từ thành công của người Nhật! Cảm ơn Nhật Bản, Arigato”

Phạm Lê

(ảnh tr ên m ạng)

Nhật Bản vô địch World Cup Nữ 2011


Trận chung kết World Cup Nữ 2011 đã diễn ra rạng sáng nay 18/7/2011 với nhiều bất ngờ : sau khi hòa 2 -2, tuyển Nhật và Mỹ phải đá luân lưu.

Kiên cường gỡ hòa sau hai lần bị dẫn bàn, Nhật Bản tiếp tục chứng tỏ họ là hiện tượng thú vị nhất tại giải vô địch bóng đá nữ 2011 khi thắng tuyển Mỹ 3-1 ở loạt đá luân lưu để lần đầu tiên đăng quang.

So tài với các nữ đồng nghiệp Mỹ trên chấm 11 mét, Nhật Bản đã cho thấy bản lĩnh vững vàng và thần kinh thép để thắng 3-1 sau bốn lượt sút. Thủ môn Kaihori xứng đáng là người hùng trong loạt đá cân não này khi cô xuất sắc cản phá hai cú sút của Heath và Box, góp phần quan trọng làm nên chiến công của đội tuyển xứ sở mặt trời mọc.

Clip quả sút luân lưu cuối cùng đưa đội Nhật Bản giành vô địch World Cup Nữ 2011

Thăm Montmarte - Paris


Paris nhìn từ trên đồi cao Montmarte

Hôm nay 14/7/2011 là Ngày Quốc Khánh nước CH Pháp, tôi lại chợt nhớ đến 3 lần đã được đến xứ sở xinh đẹp, hiện đại và tiêu biểu này ở Âu Châu. Chuyến du lịch năm 2005 tôi đã có thời gian tham quan kỹ thủ đô Paris, đã đến nhiều di tích lịch sử và du lịch trọng điểm, và không quên đến thăm đồi Montmartre,là một trong những điểm cao nhất của thủ đô Paris, nơi đã từng là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà hội họa nổi tiếng trên thế giới, Montmartre với vẻ đẹp và sức quyến rũ kì lạ của mình luôn là điểm đến hấp dẫn du khách.

Montmartre xưa kia vốn là một ngôi làng trên đất Paris. Bất kể du khách nào khi đặt chân đến ngọn đồi này đều không thể không ghé thăm Sacré Coeur hay còn gọi là nhà thờ Thánh Tâm. Được xây dựng từ năm 1873 theo trường phái kiến trúc La Mã, có dạng hình chữ thập Hy Lạp, mái vòm chính cao 80m, có kính lấy ánh sáng, có cấu tạo bởi những hàng cột, nhà thờ Sacré Coeur thật sự là điểm đến thú vị của du khách. Ghé thăm nhà thờ này, du khách không những được chiêm ngưỡng một trường phái kiến trúc lớn của nhân loại mà còn được ngắm nhìn toàn cảnh một Paris lộng lẫy và quyến rũ đến mê người.







Montmartre là một khu phố của Paris, nằm trên quả đồi lớn thuộc Quận 18. Từng là nơi tập trung của nhiều họa sĩ nổi tiếng, cộng với nhà thờ nhà thờ Sacré-Cœur, các con phố nhỏ, quán cà phê, nhà hàng...


Nhà thờ Sacre- Coeur

Cuốn từ điển của nhà xuất bản Roussard đã thống kê tới 4285 nghệ sĩ, từ danh tiếng đến ít tên tuổi, từng sống tại Montmartre trong hai thế kỷ 1920. Từ khoảng năm 1820, các nghệ sĩ bắt đầu tập trung về đây. Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khu phố này từng là điểm đến của những họa sĩ nổi tiếng bậc nhất với các trường phái Ấn tượng, Lập thể, Dã thú..

Gần đây, bộ phim nổi tiếng của Pháp Le Fabuleux Destin d'Amélie Poulain cũng thực hiện nhiều cảnh quay về khu phố này.

Nằm trên đỉnh đồi Montmartre là nhà thờ Sacré-Cœur nổi tiếng, cũng là một địa điểm thuận lợi để nhìn toàn cảnh Paris. Vẫn giữ được không khí nghệ sĩ, khu phố Montmartre tập trung nhiều nhà hàng, quán cà phê, phòng tranh, cửa hàng đồ lưu niệm... Trên quảng trường Tertre, các họa sĩ vẽ chân dung và tranh biếm họa cho du khách. Cạnh quảng trường còn có Không gian Dalí, trưng bày các tác phẩm của họa sĩ Salvador Dalí. Để đưa du khách từ dưới chân lên đỉnh đồi, từ năm 1900 một thang máy được lắp đặt. Một số địa điểm nổi tiếng như quán Moulin Rouge hay nghĩa trang Montmartre cũng nằm không xa nhà thờ Sacré-Cœur.








Montmartre cũng là một địa điểm quan trọng của tôn giáo. Ngoài nhà thờ Sacré-Cœur, ở dây còn có nhà thờ Saint-Pierre de Montmartre và nhà thờ Saint-Jean de Montmartre