VIỆT NAM CÓ 6 DANH NHÂN VĂN HÓA ĐƯỢC THẾ GIỚI TÔN VINH
Theo trình tự thời gian, Việt Nam có 6 danh nhân văn hóa được thế giới tôn vinh, đó là :
Gành đá đĩa Phú Yên nơi du lịch nổi tiếng
Làn sóng 'Tây ăn xin' quét qua châu Á

Không chỉ Việt Nam, tại một số nơi khác như Hong Kong, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia cũng ghi nhận tình trạng khách Tây ngồi ở vỉa hè ăn xin để kiếm tiền du lịch.
"Tây ăn xin" nổi lên như một trào lưu, thu hút những người tham gia ngồi ăn xin để có đủ kinh phí cho các chuyến du lịch nước ngoài thay vì chăm chỉ đi làm và tiết kiệm tiền - Ảnh: DAILY MAIL
Những năm gần đây, người dân tại một số quốc gia và lãnh thổ châu Á đã không còn xa lạ với hình ảnh những du khách da trắng ngồi ăn xin bên vỉa hè cạnh tấm bảng ghi “Hãy giúp tôi thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới” bằng chính ngôn ngữ địa phương.
Những du khách kiếm kinh phí du lịch bằng cách ngồi đợi bố thí như thế này được gọi là begpacker (tạm dịch: du khách ăn mày).
Một ngày “đóng vai” ăn xin
Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc ông Stephen Pratt đóng vai một "du khách ăn mày" để nghiên cứu về vấn nạn "Tây ăn xin" tại Hong Kong - Ảnh: CNN
Ông Stephen Pratt, trưởng khoa quản lý khách sạn tại Trường quản trị khách sạn Rosen, đã cùng với một số người bạn học tiến hành nghiên cứu thực tế về vấn nạn "Tây ăn xin" này khi đang học cao học ở Trường đại học Bách khoa Hong Kong.
Vì là người da trắng duy nhất trong nhóm, ông Pratt chính là người đảm nhận “vai diễn” du khách Tây ăn xin.
Sau đó, ông ôm đàn ukulele với một tấm bảng ghi “Xin hãy giúp tôi thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới” bằng tiếng Trung tại một công viên sầm uất ở quận Cửu Long, Hong Kong.
Trong lúc ông Pratt ngồi xin tiền, những người bạn học đợi ở gần đó để theo dõi phản ứng của người dân và trả lại tiền cho những người đã đưa.
Theo quan sát của ông Pratt, những người Tây ăn xin này được chia thành 3 nhóm, gồm những người hát rong hoặc chơi nhạc cụ, những người bán các món hàng lưu niệm nhỏ và số còn lại là chỉ ngồi xin tiền tại những nơi đông người qua lại.
Nghiên cứu của ông cho thấy phản ứng của những người qua đường có xu hướng tích cực hơn đối với những du khách hát rong, chơi nhạc cụ hoặc bán hàng lưu niệm.
Sự khinh miệt đến từ những người đồng hương
Ông Pratt cho biết hình ảnh về những người khách “du lịch ăn xin” này chắc chắn sẽ lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội và tạo ra những hiệu ứng tiêu cực.
“Việc làm xấu hổ này đã làm dấy lên quan điểm cho rằng những chuyến du lịch nước ngoài chỉ dành cho một tầng lớp nhất định hoặc những người có mức thu nhập ổn định”, ông Pratt nhận xét.
Ngoài ra, ông Joshua Bernstein, giáo sư viện ngôn ngữ tại Đại học Thammasat, Thái Lan, cho rằng sự kỳ thị và phản đối những người Tây ăn xin này chủ yếu đến từ những người đồng hương của họ.
Bởi theo họ, hành động ngồi đợi bố thí như thế này chẳng khác nào đang lợi dụng lòng tốt của những người dân địa phương.
“Những người dân địa phương chỉ quan tâm đến việc dừng chân lại một chút để trò chuyện hoặc mua đồ mà thôi”, ông Bernstein kết luận sau một thời gian dài quan sát người Tây ăn xin ở thủ đô Bangkok.
Cũng theo ông Bernstein, những du khách này hoàn toàn không giàu. Họ ở trong những nhà trọ rẻ tiền chỉ vài USD một đêm, ăn thức ăn đường phố.
Tây ăn xin chuyển dần sang “ăn xin online”
Bức ảnh về một nữ du khách ngồi thiền để xin tiền tại Phú Quốc, Việt Nam năm 2017 - Ảnh: TWITTER
Giáo sư Bernstein tin rằng những “du khách ăn mày” này đang dần chuyển sang hành nghề online thay vì ngồi vỉa hè như trước.
Các du khách này kêu gọi quyên góp tiền để làm kinh phí du lịch thông qua các trang web như Go Fund Me, dịch vụ thanh toán di động Venmo hay trên chính trang mạng xã hội của mình.
Bên cạnh đó, một số du khách cũng chọn cách thu hút một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội và gửi yêu cầu những khán giả này quyên góp tiền cho mình.
“Biết đâu người hát rong xin tiền ngày hôm qua lại chính là một nhà sáng tạo nội dung mà các bạn nhìn thấy trên mạng xã hội ngày hôm nay”, ông Bernstein nói.
TheoTuoiTre
Hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi trên đồng hồ Thụy Sĩ

Hãng đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng Christophe Claret vừa giới thiệu bộ sưu tập đồng hồ mới mang tên Legend, trong đó có mẫu đồng hồ mang hình ảnh Hai Bà Trưng.
Mẫu đồng hồ Hai Bà Trưng trong bộ sưu tập độc bản Legend của công ty đồng hồ Thụy Sĩ Christophe Claret - Ảnh: Linkedin công ty
Công ty đồng hồ Thụy Sĩ Christophe Claret đã tái hiện hình ảnh Hai Bà Trưng, hai vị nữ tướng trong lịch sử của Việt Nam, cưỡi voi vô cùng tinh xảo ở nửa trên của mặt đồng hồ.
Mạng xã hội Linkedin của Christophe Claret viết: "Christophe Claret muốn bày tỏ lòng tôn kính tới Hai Bà Trưng - hai chị em cùng là anh hùng dân tộc của Việt Nam vào thế kỷ thứ I. Họ đã đứng lên khởi nghĩa chống nhà Hán trong ba năm".
Tranh Hai Bà Trưng cưỡi voi do họa sĩ nổi tiếng André Martinez vẽ tay.
Đây là chiếc đồng hồ độc bản cao cấp của bộ sưu tập Legend tôn vinh các danh nhân lịch sử và sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ hiện đại và văn hóa truyền thống.
Chiếc đồng hồ có kỹ thuật cơ học phức tạp và tinh xảo, cho phép chủ nhân thưởng thức bốn giai điệu vui tai khác nhau ở các góc điểm chuông.
Công ty chưa công bố giá của chiếc đồng hồ nhưng các mẫu đồng hồ phiên bản giới hạn của Christophe Claret thường làm bằng titan, vàng đỏ với trình độ chế tác thượng thừa.
Chẳng hạn chiếc đồng hồ về Hoàng đế Pháp Napoleon có giá bán là 590.000 franc Thụy Sĩ (khoảng 649.035 USD).
Hãng đồng hồ Christophe Claret đã tôn vinh nhiều nhân vật lịch sử trên đồng hồ của mình như Vua Naresuan, một trong những vị vua được kính trọng nhất của Thái Lan, Hoàng đế Pháp Napoleon, Thành Cát Tư Hãn - người mở ra đế quốc Mông Cổ…
Một số thành phố của Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM và những cảnh sắc đặc trưng của Việt Nam như chợ nổi, vịnh Hạ Long cũng từng được khắc/vẽ lên mặt đồng hồ Thụy Sĩ.
Khi nghệ nhân đồng hồ cơ khí kết hợp cùng họa sĩ
Ông Christophe Claret, người Thụy Sĩ, sinh năm 1962, là một nghệ nhân của ngành đồng hồ cơ. Năm 1986, ông mở xưởng chế tác đồng hồ lấy tên mình, đặt tại thủ phủ Le Locle, Thụy Sĩ.
Họa sĩ André Martinez sinh ra trong một gia đình ở Barcelona nhưng chuyển đến Le Locle (Thụy Sĩ) sống. Ông thành danh với kỹ thuật vẽ tỉ mỉ trên mặt đồng hồ kim loại và thường hợp tác với Christophe Claret.
TheoTuoiTre
Ảnh hiếm về cuộc sống ở Triều Tiên nhìn từ bên kia biên giới

Dân trí) - Hãng tin Reuters đã công bố những bức ảnh về cuộc sống thường ngày của người dân Triều Tiên ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc và Hàn Quốc.

Những người dân làm việc trên cánh đồng ở Sinuiju, Triều Tiên trong bức ảnh được chụp từ thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).

Những con chim bay qua một chốt bảo vệ của Triều Tiên tại làng Gijungdong trong bức ảnh được chụp gần làng đình chiến Panmunjom bên trong khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Triều Tiên - Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).

Người dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng lúa tại làng Kaepoong của Triều Tiên trong bức ảnh được chụp từ Đài Quan sát Thống nhất gần khu phi quân sự liên Triều ở Paju, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).

Làng Gijungdong của Triều Tiên được nhìn từ một trạm quan sát của Hàn Quốc bên trong Khu vực An ninh chung (JSA) ở khu phi quân sự (DMZ) liên Triều (Ảnh: Reuters).

Những ngôi nhà ở Sinuiju, Triều Tiên với bức chân dung khổng lồ của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung và Kim Jong Il trong bức ảnh được chụp từ thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).

Người dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng lúa ở làng Kaepoong trong bức ảnh chụp từ Đài Quan sát Thống nhất, gần khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên ở Paju, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).

Cột cờ được nhìn thấy ở làng Gijungdong của Triều Tiên gần biên giới Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).

Một nhà máy của Triều Tiên xuất hiện trong bức ảnh được chụp từ Đan Đông, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).

Những chiếc xe đạp và máy móc nông nghiệp xuất hiện trên cánh đồng ở làng Kaepoong của Triều Tiên, nơi gần khu phi quân sự Hàn - Triều (Ảnh: Reuters).

Cuộc sống hàng ngày của người nông dân Triều Tiên trên cánh đồng ở làng Kaepoong (Ảnh: Reuters).

Những ngôi nhà nằm sát nhau gần một tuyến đường sắt ở Sinuiju giáp thành phố Đan Đông, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).

Khu liên hợp công nghiệp liên Triều Kaesong được nhìn thấy đằng sau một chốt bảo vệ của Triều Tiên tại làng Gijungdong trong bức ảnh được chụp gần làng đình chiến Panmunjom bên trong khu phi quân sự liên Triều (Ảnh: Reuters).

Một người lính Triều Tiên đứng gác tại một trạm gác ở làng Gijungdong (Ảnh: Reuters).

Một chiếc thuyền du lịch của Trung Quốc đi qua các tòa nhà ở Sinuiju, Triều Tiên trên sông Áp Lục ngăn cách Triều Tiên và Trung Quốc (Ảnh: Reuters).

Khu vực Sinuiju của Triều Tiên và cây cầu bắc qua sông Áp Lục trong bức ảnh chụp từ Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
30 nước muốn gia nhập BRICS như hổ thêm cánh?


Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) đang đàm phán với Ả Rập Saudi về việc kết nạp quốc gia Trung Đông này làm thành viên.
BRICS là tên gọi của nhóm gồm các nền kinh tế mới nổi – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (gia nhập sau).
Thuật ngữ BRIC chính thức xuất hiện từ năm 2001. Chuyên gia kinh tế Jim O’Neill của ngân hàng Goldman Sachs đã dùng tên gọi này cho nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP rất cao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
BRIC được coi là niềm lạc quan mới mẻ đối với các nhà đầu tư trong lúc toàn bộ thị trường tài chính u ám sau sự kiện nước Mỹ bị khủng bố vào ngày 11/9/2001.
Bốn quốc gia kể trên đã tiếp nhận và rất hào hứng với ý tưởng này. Cùng có nền kinh tế đang tăng trưởng rất tốt, họ có nhiều lợi ích chung và cũng phải đối mặt với những thách thức giống nhau.
Ả Rập Saudi chuẩn bị gia nhập NDB: BRICS hưởng lợi lớn
Tờ Financial Time (FT) đưa tin, Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) còn được gọi là "ngân hàng BRICS" đang đàm phán với Ả Rập Saudi về việc kết nạp quốc gia Trung Đông này làm thành viên thứ 9. Điều này sẽ tăng cường các lựa chọn tài trợ của NDB trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
"Ở Trung Đông, chúng tôi rất coi trọng Ả Rập Saudi và hiện đang tham gia vào một cuộc đối thoại với họ," NDB cho biết trong một tuyên bố.
NDB được thành lập vào năm 2015 để huy động các nguồn lực cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững ở các nước BRICS và các nền kinh tế mới nổi khác, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn lời các chuyên gia lưu ý rằng, khả năng gia nhập NDB của Ả Rập Saudi sẽ tăng hơn nữa khả năng của các quốc gia BRICS trong việc phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh làn sóng phi đô la hóa đang lan rộng trên toàn cầu .
NDB có vai trò chính trong việc ngăn chặn khủng hoảng tài chính ở các nước BRICS và sẽ hỗ trợ hiệu quả hơn cho những khủng hoảng - Pan Helin, giám đốc chung của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Kỹ thuật số và Đổi mới Tài chính trực thuộc Trường Kinh doanh Quốc tế của Đại học Chiết Giang, nói với Hoàn Cầu.
Chuyên gia Pan cho biết thêm rằng, Ả Rập Saudi đang ở trong tình trạng tài chính ổn định với tiềm năng rủi ro tương đối nhỏ, do đó, việc đưa nước này vào NDB sẽ tăng cường sức mạnh tài chính của nhóm quỹ BRICS, đồng thời nâng cao khả năng quản lý và ứng phó khủng hoảng của các quốc gia.
Ả Rập Saudi được cho là đang tìm cách gia nhập BRICS, điều sẽ được các thành viên thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8.
Zhu Jie, giáo sư tại Đại học Fudan, nói rằng Ả Rập Xê Út có thể bắt đầu bằng cách đăng ký tham gia NDB trước khi gia nhập BRICS, đồng thời nói thêm rằng NDB quyết tâm mạnh mẽ trong việc mở rộng thành viên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trung Quốc là quốc gia có GDP hiện cao gấp đôi so với tổng GDP 4 thành viên khác của nhóm BRICS cộng lại.
Hơn 30 quốc gia đã nộp đơn gia nhập
Đại diện của Nam Phi tại BRICS - đại sứ Anil Sooklal đã bày tỏ quan điểm cho rằng nhóm sẽ phát triển lớn hơn trong năm nay với hơn 30 quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức một cách chính thức và không chính thức.
Báo cáo mới nhất cho biết, các quốc gia sẵn sàng gia nhập BRICS là Afghanistan, Algeria, Argentina, Bahrain, Bangladesh, Belarus, Ai Cập, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Mexico, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Ả Rập Saudi, Senegal, Sudan, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Venezuela và Zimbabwe.
Bloomberg cho rằng, năm ngoái, Trung Quốc - nước đang nỗ lực tăng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu và muốn kiềm chế sự ảnh hưởng của phương Tây - đã khởi xướng cuộc thảo luận về việc mở rộng nhóm. Tuy nhiên các thành viên còn lại lo lắng như vậy sẽ làm giảm đi tầm ảnh hưởng của họ.
Diễn biến này là tin không vui đối với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác. Họ sẽ chứng kiến GDP của mình giảm dần so với GDP của BRICS. Tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn cầu của BRICS hiện đã vượt qua cả nhóm G7 (nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới).