Lão nông miền Tây nuôi "thủy quái", dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày

 Dân trí) - Bè cá "thủy quái" của ông Bảy Bon hay ao cá lóc bay, cá trê vượt cạn của anh Tâm tại Cồn Sơn (Cần Thơ) thu hút hàng trăm du khách mỗi ngày.

Đảo Cồn Sơn nằm giữa sông Hậu là điểm du lịch sinh thái hút khách bậc nhất ở Cần Thơ nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung. Tại đây có hàng chục hộ gia đình cùng nhau làm du lịch cộng đồng và mỗi hộ sáng tạo một sản phẩm riêng biệt. Nhiều nông dân đổi đời kể từ khi phát triển du lịch.

Lão nông Cần Thơ nuôi "thủy quái" 

Từ trung tâm hành chính quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, du khách di chuyển một chuyến đò ngang hay thuyền máy chừng 5-10 phút là tới nhà lồng bè nuôi cá của ông Lý Văn Bon (Bảy Bon).

Ông Bon có trên 30 bè cá lớn nhỏ (khoảng 5.000m2), nuôi đủ loại khác nhau, trong đó có các loại quý hiếm của sông Mê Kông như cá hồng vỹ, cá heo đuôi đỏ, cá hô, cá trà sóc, cá bảo ngọc (cá mú nước ngọt), cá tra dầu, cá tra cờ,... hay các giống cá có ngoại hình bắt mắt, đặc tính độc lạ, phù hợp cho khai thác du lịch như cá mang rỗ (mang rổ, cá pháo cao xạ), cá koi, cá phụng…

Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 1

Cá hồng vỹ còn gọi là trê đuôi đỏ vô cùng quý hiếm, được phân bổ nhiều nhất ở lưu vực sông Amazon thuộc Nam Mỹ. Loài này được mệnh danh là "thủy quái" vùng Amazon. Tại bè nhà ông Bon, nhiều con có kích cỡ hơn chục kg. 

Ông Bon sở hữu đàn cá mang rỗ với kỹ năng săn mồi độc lạ. Trong môi trường tự nhiên, khi phát hiện con mồi như dế, nhện, ruồi, muỗi… cá sẽ bắn nước lên, làm con mồi rớt xuống nước để ăn thịt. Khi trưởng thành, cá có thể bắn chính xác trong khoảng cách xa đến 2m, vì vậy nó còn được gọi là cá cung thủ. Du khách tới bè đều thích thú cầm thức ăn để trực tiếp xem cá mang rỗ săn mồi.

Du khách thích thú xem cá mang rỗ săn mồi

Theo ông Bảy Bon, mỗi loại cá có chế độ nuôi và thiết kế lồng bè khác nhau. Ví dụ cá hô nuôi bè hở nhưng phải thiết kế mái che, còn cá leo và cá trà sóc phải nuôi bè kín, che chắn kỹ vì cá rất dễ phóng ra ngoài… 

Một số loài quý hiếm được ông Lý Văn Bon "thuần dưỡng" thành công với số lượng vài ngàn con /chủng loại. Tuy nhiên ông chưa sản xuất thương phẩm mà chỉ phục vụ cho khách tham quan hoặc thưởng thức với số lượng ít.


Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 2

Trước năm 2016, ông Bon sở hữu hàng chục lồng bè cá thát lát đạt tiêu chuẩn VietGAP, với sản lượng xuất bán mỗi năm từ 700 tấn trở lên. Ông còn đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cá thát lát như: Ướp muối sả, rút xương, chả cá. 

Từ năm 2016, ông Bon tham gia làm du lịch cộng đồng với các hộ gia đình ở Cồn Sơn. Khách đến tham quan sẽ được ngắm các loài cá quý hiếm, đồng thời trải nghiệm các hoạt động như massage chân bằng cá koi, xem cá mê rỗ bắt mồi,…

Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 3

Mức phí tham quan, trải nghiệm bè cá là 30.000 đồng/người. Mỗi ngày, bè cá nhà ông Bon có thể đón hàng trăm lượt khách.

Những năm qua ông Lý Văn Bon đã nhận được nhiều bằng khen từ cấp Trung ương đến địa phương. 

Chủ vườn huấn luyện cá làm xiếc

 Rời bè cá nhà ông Bon, du khách sẽ tiếp tục di chuyển bằng tàu, thuyền tới khu vực sinh sống của bà con Cồn Sơn. Tại đây, du khách đi bộ xuyên qua những vườn trái cây xanh mướt, cánh đồng, ao cá, "vượt" cầu khỉ cheo leo bắc ngang qua con ngạch để tới nhà vườn Thành Tâm.

Anh Nguyễn Thành Tâm (45 tuổi), chủ nhà vườn này đã sáng tạo những hoạt động xiếc cá độc đáo, hút khách như cá lóc bay, cá lóc bú bình hay cá trê vượt cạn. Hiện, vườn nuôi khoảng 60.000 con cá lóc to, nhỏ để luyện xiếc bay, hơn 20.000 cá trê vượt cạn.

Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 4

Anh Tâm chia sẻ, trước đây anh là nông dân làm vườn, công việc vất vả, thu nhập thấp. Tới năm 2015, gia đình mới mở cửa đón khách du lịch. Để hút khách, anh bắt đầu huấn luyện cá làm xiếc. Tới nay, nhà vườn này đón tới 1.500 lượt khách/tuần.

Hiện chi phí tham quan vườn là 30.000 đồng/người. "Từ ngày làm du lịch, gia đình tôi khấm khá hơn rất nhiều, đời sống cải thiện", anh Tâm thật thà chia sẻ.

Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 5

Cá lóc được nuôi trong các ô riêng biệt, quây bằng lưới. Từ khi cá "bằng chiếc đũa", anh Tâm đã huấn luyện. Loại cá này vốn sống dưới đáy, rất nhát.

Anh dùng chiếc đĩa gõ vào xô đựng thức ăn, tạo những tiếng leng keng để cá chú ý, quen với âm thanh này trước khi thả mồi. Khi cá còn nhỏ, anh Tâm tung thấp rồi từ từ tung cao lên để cá bật nhảy xa hơn. Đàn cá được tập trong 3 tới 4 tháng sẽ có thể bật nhảy lên cao đớp thứcăn, tạo hiệu ứng đẹp mắt

 

Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 6

Anh Tâm cho biết, khi cá 13-14 tháng tuổi, kích cỡ quá lớn, không thể bay, anh Tâm sẽ thả về môi trường tự nhiên. Nhiều con trong số này không rời đi mà vẫn sống quanh quẩn ở ngạch nước quanh vườn. Tuy nhiên, khi trở về với môi trường tự nhiên, cá lóc sẽ trở nên khá nhát.

Anh Tâm nghĩ cách cho thức ăn vào bình sữa (loại bình dành cho trẻ sơ sinh, được cắt lỗ nhỏ ở đầu núm) rồi hằng ngày đem ra sàn nước trước nhà cho cá lóc "bú". 

"Ban đầu chỉ một vài con về ăn nhưng sau này cứ nghe tiếng lắc bình sữa, hàng đàn kéo về. Chúng quen dần rồi trở nên dạn người. Lúc đó tôi mới nảy sinh ý tưởng là cho nó "bú bình" để mấy em nhỏ thành phố đến trải nghiệm", anh Tâm cho hay.


Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 8

Sau thành công của cá lóc bay, cá lóc bú bình "vua xiếc cá" miền Tây tiếp tục tung ra sản phẩm mới cá trê vượt cạn. Anh Tâm sẽ tung thức ăn trên tấm ván xốp. Đàn cá thấy thức ăn rơi xuống sẽ lao tới, tranh nhau trèo lên tấm xốp đớp mồi, nước trong ao bắn tung tóe, khiến du khách thích thú.

Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 9

Việc rèn cá trê vượt cạn vốn không dễ do cá trê có tập tính sống ở tầng đáy, khá nhút nhát. Ban đầu anh Tâm nuôi 700 con cá trê để thử nghiệm.

Anh phải để cá "quen hơi" bằng cách cho ăn gần bờ. Khi thấy cá dạn dĩ anh mới để thức ăn xa hơn. Theo anh Tâm, để cá trê đủ sức "vượt cạn" cần chọn được con giống tốt. Những con cá khỏe, có chiều dài, đuôi và vây phải đẹp mới đủ sức mạnh vượt lên trên. 

Lão nông miền Tây nuôi thủy quái, dạy xiếc cá, đón trăm khách mỗi ngày - 10

Được biết, những con cá được anh Tâm huấn luyện đều sẽ được anh phóng sinh ở sông Hậu, mục đích bảo tồn nguồn lợi thủy sản chứ không đem bán hoặc giết thịt. "Những đàn cá này đã giúp gia đình tôi đổi đời. Tôi xem chúng như thú cưng, tuyệt đối không giết thịt hay bán", anh Tâm cho hay.

Theo ông Võ Minh Trung, đại diện Victoria Cần Thơ (Tập đoàn du lịch Thiên Minh), bè cá Bảy Bon hay nhà vườn Thành Tâm là điểm dừng chân được du khách đặc biệt yêu thích, dù là khách quốc tế hay khách nội địa bởi tính đa dạng, độc đáo, mới lạ. 

Hiện, du khách có thể tham gia du lịch Cồn Sơn tự túc hoặc đi theo tour. Với chi phí tour khoảng 700.000 đồng/người lớn, du khách được bao trọn tiền tàu, vé tham quan 4 điểm, hướng dẫn viên, phục vụ nước uống.

Khách có thể đặt suất ăn trưa tại đây với giá khoảng 250.000 đồng/khách, thưởng thức các món ngon như lẩu mắm, chả cá thác lác, cá tai tượng hấp lá sen, bánh xèo,... 

TheoDantri







7 đã tặng

2

3

2

Liên khúc nhạc Trịnh quá đỉnh

 


VTV3

Toàn cảnh thành phố Bắc Ninh 2023- 1 trong những TP có quy hoạch đẹp nhất Việt Nam …

 


TheoFb

Xúc động với trung đội nữ lái xe Trường Sơn

 


Kyucvuive

Xuống Phố Hỏi | Ai Là Người Đặt Tên Cho Hà Nội?

Bức tượng người đàn ông Pháp ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn

 Thẳng cổng chính Thảo Cầm Viên Sài Gòn đi vào, người dân sẽ quan sát thấy bức tượng người đàn ông Pháp. Ông là ai?

Sáng 23.10, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tổ chức lễ dâng hoa tưởng nhớ J.B. Louis Pierre nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật (23.10.1833) của nhà thực vật học người Pháp và là người đặt nền móng ban đầu cho "lá phổi xanh" ở ngay trung tâm TP.HCM.

Tượng của ông được đặt ở thẳng khu vực cổng chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn cùng dòng bia tưởng niệm với câu nói: "Tôi đã nghỉ hưu nhưng còn quá nhiều việc để làm cho ngành thực vật, chỉ tiếc là không còn thời gian và cuộc đời thì quá ngắn ngủi".

Tượng ông J.B. Louis Pierre nằm trên trục đường chính, đối diện cổng vào trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bà Huỳnh Thu Thảo, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, lễ kỷ niệm nằm trong chuỗi các sự kiện chào đón lễ kỷ niệm 160 năm thành lập đơn vị.

"Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 1 trong 8 vườn thú có tuổi thọ lâu đời nhất trên thế giới với kho tàng động – thực vật phong phú, gồm hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài và có trên 2.500 cây xanh thuộc 360 loài, trong đó có trên 700 cây cổ thụ. Để có được kho tàng động thực vật quý báu như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của ngài Louis Pierre", bà Huỳnh Thu Thảo chia sẻ.

Theo tài liệu của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, năm 1865, Louis Pierre được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của Vườn Bách Thảo (tức Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày nay) và là ủy viên Ủy ban Nông nghiệp và Công nghiệp Nam Kỳ. Ông giữ chức vụ cho đến năm 1877, phát triển cơ sở hạ tầng và sưu tập nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm từ nhiều nơi trên thế giới.

Ông là giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tức Vườn Bách Thảo vào thời điểm năm 1865)

Ông Louis Pierre cho ươm trồng thành công nhiều loài cây rừng tự nhiên của nước ta và các loài cây thân gỗ du nhập từ châu Phi, châu Mỹ... đặc biệt là các loài cây ăn trái vùng Đông Dương... đã được chăm sóc và thuần nhập tốt vào Việt Nam. Từ đó, một vườn thực vật ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Năm 1865, ông cũng bắt đầu xây dựng chuồng nuôi chim, hươu, nai... và kêu gọi người dân lẫn du khách và binh lính ở xứ Nam Kỳ đóng góp bằng cách đưa các loài chim thú bắt được về đây nuôi dưỡng, trong đó có nhiều loài quý hiếm.

Ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn dâng hoa tưởng nhớ người đặt nền móng đầu tiên cho nơi này

Ngày nay, ông Louis Pierre nhớ đến nhiều nhất vì đóng góp to lớn của ông trong việc làm đẹp các không gian công cộng của Sài Gòn ngày trước (TP.HCM hiện nay), tạo bóng mát dọc theo các đại lộ chính, tại các quảng trường và công viên.

Ông Jean-Baptiste Louis-Pierre qua đời vào ngày 30.10.1905 tại Saint-Mandé ở ngoại ô phía đông Paris, cũng là nơi ông được chôn cất.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.3.1864. Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm được nhập về từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… và được mở rộng đến 20 ha

Để ghi công ông, tháng 2.1933, Hội đồng khoa học Pháp cho xây một cột bia bằng đá hoa cương đặt sau khu vườn kiểng. Năm 1994, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã di chuyển, tôn tạo cột bia đặt ngay trên trục đường chính, giữa Bảo tàng lịch sử và đền thờ các vua Hùng. Lần này, cột bia có gắn thêm bức tượng bán thân bằng đá hoa cương màu hồng, tạc hình của ông

TheoThanhNien

Việt Nam sở hữu ngôi chùa lọt top đẹp nhất thế giới

Việt Nam sở hữu ngôi chùa lọt top đẹp nhất thế giới

 Ngay ở TP.Hồ Chí Minh có một ngôi chùa đẹp bậc nhất Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Kiến trúc đặc sắc của nơi đây khiến người dân mỗi lần ghé thăm đều phải sững sờ tưởng mình đang ở nước ngoài.


Tại đường Nguyễn Xiển, quận 9, phía Đông TP.HCM (cách trung tâm thành phố khoảng 20km) có một ngôi chùa nổi tiếng thế giới là Thiền viện Tổ đình Bửu Long. Người dân nơi đây vẫn gọi tắt là chùa Bửu Long, rất tự hào vì đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh đẹp nhất Việt Nam.

chua-buu-long-7

Chùa Bửu Long được xây vào năm 1942, đến năm 2007 thì được trùng tu lại. Kiến trúc của chùa pha trộn nhiều nét văn hóa khác nhau, từ thời chúa Nguyễn Việt Nam đến Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar… Tổng diện tích chùa Bửu Long khoảng 11 ha, có nhiều cây xanh, bầu không khí rất trong lành.


chua-buu-long-5

Nhờ sự đặc sắc của mình, năm 2019, chùa Bửu Long được tạp chí Mỹ - National Geographic bình chọn là 1 trong 10 ngôi chùa có kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới. Du khách đến TP.HCM đều rất muốn được ghé thăm nơi đây, vừa để cầu khấn, vừa để tận mắt nhìn thấy sự độc đáo của chùa Bửu Long.


chua-buu-long-2

Chùa Bửu Long gây ấn tượng có lẽ là ở các tòa cao tầng có đỉnh tháp nhọn, được sơn mạ vàng. Tường các tòa đa số đều sơn màu trắng, càng khiến phần đỉnh nổi bật hơn. Chùa Bửu Long còn nhiều chi tiết tỉ mỉ, lồng ghép khéo léo nét Phật giáo nguyên thủy với nhau.

chua-buu-long-1

Nổi bật nhất ở chùa Bửu Long phải kể đến tháp Gotama Cetiya. Đây là công trình được mệnh danh là bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam. Nó cao 70m, rộng hơn 2000m2, xây dựng vào đợt trùng tu năm 2007 và hoàn thành vào 2013.


chua-buu-long-3

Vì có nét kiến trúc lạ nên du khách khi đến chùa Bửu Long đều phải thốt lên rằng ngỡ mình đang ở nước ngoài. Khung cảnh nơi tâm linh hòa mình với thiên nhiên càng khiến cho ngôi chùa được yêu thích nhiều hơn.

chua-buu-long-6


chua-buu-long-8

Thêm một điều đặc biệt, chùa Bửu Long là ngôi chùa không nhang khói. Khi đến đây, du khách không cần mang theo lễ vật hay hương mà chỉ cần có lòng thành, ăn mặc nghiêm túc. Hàng ngày, chùa mở cửa cho mọi người tham quan từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Riêng khung giờ trưa 11 – 14 giờ thì chỉ có thể tham quan bên ngoài chứ không được vào chùa.

Doanhnghiep.vn

8 công nhânNhật Bản "cứu" quả dưa hấu mọc giữa đường

 


Soha

Ngon bổ rẻ ở VN!

 


‼️Một bạn đem tương ớt vào chào hàng. Em thao thao bất tuyệt về công nghệ, dây chuyền và độ an toàn cũng như chất lượng thực phẩm sạch. Tôi cắt ngang, hỏi, "Ớt này trồng ở đâu em?" Em không trả lời được. Tôi bảo, "Ờ, em đem hàng về đi. Chị cảm ơn em. Chị không mua."
Một chị đem giò bò vào giới thiệu, bảo hàng nhà làm, chị kể liên mồm nào là thịt tươi mới mổ ra là chị đã lấy để làm giò nên thơm ngon và dai, giòn.. Tôi cắt ngang, "Bao nhiêu một ký ạ?" Chị bảo, "Một trăm hai mươi ngàn." Tôi cười, "Em là đầu bếp. Chị bán giá đó thì đào đâu ra thịt thăn ngon để giã giò. Em không mua đâu ạ."
Chị rủ tôi đi ăn bún riêu ở phố cổ, khen ngon mà rẻ lắm, tôi hỏi, "Họ bán bao nhiêu một tô mà chị khen rẻ?" "Có hai mươi ngàn. Cua đồng ngon lắm em ạ. Ngọt." Tôi phì cười, "Chị nhớ hôm lên nhà em ăn cơm em nấu canh cua không? Em mua cua sống với giá một trăm năm mươi ngàn một ký, nấu nồi canh bốn người ăn hết vèo. Một ký cua được có hai tô canh. Và từng đó mới đủ ngọt mà không cần cho thêm bột ngọt hay gia vị gì. Chị ăn tô bún riêu hai chục thì chỉ có ăn tám mươi phần trăm đậu phụ nghiền trộn hai mươi phần trăm cua, và nước pha bột ngọt chứ lấy đâu ra cua thật? Chị nghĩ người ta bán hàng từ thiện à?"
‼️Tôi dân làm bếp, tôi hết sức hãi hùng khi thấy vỉa hè Hà Nội, nhất là khu Lò Đúc, Trần Khát Chân người ta bán phô mai que chiên với giá năm ngàn đồng, người ăn nườm nượp. Tôi cắt vài miếng phô mai tôi nhập hàng từ Châu Âu và cân đong làm thử, giá thành là mười một ngàn năm trăm đồng. Vậy cái phô mai mà người ta bán ở vỉa hè với giá năm ngàn đồng là cái gì? Trung Quốc. Họ bán phô mai TQ đóng trong hộp đã cắt thành que sẳn với giá chỉ có một trăm hai chục ngàn đồng một ký!
Tôi đi ăn thịt dê với bạn bè, tôi thích món nầm dê nướng của quán đó, lần nào tôi cũng gọi và tôi luôn biết đó không phải là nầm dê vì ở đâu ra mà lắm thế. Tôi gọi vì tôi thích cách ướp gia vị của họ và tôi ăn thấy ngon, thế là đủ, nhưng nhắc lại, tôi luôn biết trong đầu đó không phải là nầm dê.
Tôi đi tham quan làng gốm Bát Tràng, chạy xe máy lòng vòng khắp làng để tìm nơi sản xuất thực sự và tìm hiểu nơi lấy đất, cái thứ đất sét tạo ra hồn cốt gốm Bát Tràng đó nằm ở đâu? Còn không? Sao không thấy cảnh tập kết nguyên liệu? Không thấy cảnh sản xuất? Chỉ có cửa hàng. À, tôi vẫn mua vì tôi thích gốm. Nhưng tôi biết cái mà mình mua không chắc là gốm BT như tên gọi.
‼️Tôi đi Vạn Phúc. Cũng xe máy, cũng lê la. Và cũng chỉ cửa hàng và cửa hàng. Họ trồng dâu ở đâu? Nuôi tằm ở đâu? Dệt ở đâu? Với số lượng hàng hoá nhiều đến thế thì phải là một vùng nuôi trồng rất lớn chứ sao lại chẳng thấy gì? Trồng cây dâu, nuôi con tằm, lấy kén, kéo tơ, se sợi...là những công đoạn cực kỳ công phu vất vả và chẳng thể nào có được số lượng nhiều, đại trà. Do đó, giá của nó phải rất cao. Cái giá mà người có thu nhập trung bình khá cũng phải đắn đo. Và loại khăn, áo với giá tầm ba triệu đổ lại thì chỉ có thể là sợi tổng hợp trung cấp. Tôi cũng mua vài khăn ở Vạn Phúc và tôi biết nó là sợi tổng hợp mặc dù người bán hàng ra sức giới thiệu, quảng cáo làng nghề. Tôi thích thì tôi mua chứ không phải bởi vì tôi tin đó là hàng cao cấp hay hàng thủ công do làng làm ra.
Cũng vậy, thỉnh thoảng tôi được bạn biếu trà và cứ khoe là trà tuyết san hay ô long, tôi thường từ chối, bảo tôi quen với cái đắng chát của trà Thái Nguyên. Bởi tôi biết, làm quái gì có đủ trà tuyết san tới lượt cái loại như bạn tôi và tôi thưởng thức? Toàn giả mạo.
‼️Tôi và nhiều nhiều người dân Việt đã từng trải qua cái thời đói rách khốn khổ. Giờ, có cái ăn cái mặc và khi có dư ra chút xíu thì ham muốn hưởng thụ là điều đương nhiên. Nhưng, ta có điều kiện để mà hưởng thụ những sản phẩm cấp cao thực thụ không? Tôi e đa số là không. Và đã từng được thưởng thức cái ngon, cái đẹp thực thụ để có kiến thức và hiểu biết một cách thực sự chưa? Tôi cũng e đa số là chưa. Khi ta chưa ăn que phô mai chiên có giá hai mươi ngàn thì làm sao biết cách phân biệt, so sánh với que phô mai giá năm ngàn? Khi chưa từng được sờ tay vào lụa tơ tằm thật để cảm nhận độ mát của nó thì dễ dàng nhầm độ lạnh của lụa tổng hợp là độ mát. Khi chưa ăn một đĩa mỳ spaghetti nấu đúng vị ngon một cách thực thụ thì đĩa mì spaghetti nào cũng là mỳ Ý. Và chưa được ngắm những bức tranh tuyệt tác của những hoạ sĩ tài hoa vẽ ra thì tranh chép trên phố Tràng Tiền cũng là tranh đẹp!
‼️Cái ham muốn được ăn ngon mặc đẹp, được sang trọng và có đẳng cấp nó cuốn hút con người ghê lắm. Mấy ai thoát được. Và những người kinh doanh luôn nắm bắt được tâm lý thích làm sang mà thiếu kiến thức này của khách hàng. Sự dối trá không cần che đậy vẫn lừa được bao người chỉ vì nhiều người thích được dối trá một cách ngọt ngào.
Hình như nó đã thành truyền thống?! Cách mạng lừa bằng câu khẩu hiệu, "Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" chẳng phải là đã dụ được quá trời người tin, theo đó thôi!
🫶 Đừng chửi ai cả, hãy tự chửi mình, bởi chính mình ngây thơ, hồn nhiên, bịt mắt, bịt tai, bịt mồm trước mọi sự dối trá của xã hội và còn không dám sống thật với chính mình thì đào đâu ra sự chân thật mà đòi!? Ơ kìa!
✍️ Nguyễn Thị Bích Ngà

Ung thư có di truyền?

Ung thư có di truyền?

 

Dù y học đã phát triển nhiều phương pháp điều trị mới nhưng ung thư vẫn là căn bệnh rất nguy hiểm. Khả năng điều trị khỏi phụ thuộc không chỉ phương pháp mà còn là thời gian phát hiện bệnh. Ngoài các yếu tố môi trường, lối sống thì người bệnh có thể bị ung thư do di truyền.

Ung thư là căn bệnh có thể do di truyền gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp này chỉ khoảng 5 - 10% tổng số ca bệnh, theo tờ nhật báo The Times of India (Ấn Độ).

Ung thư có thực sự di truyền hay không ? - Ảnh 1.

Một số đột biến gien sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư vú, da hay buồng trứng

SHUTTERSTOCK

"Trên thực tế, ung thư có tính chất di truyền trong khoảng 5 - 10% trường hợp mắc bệnh. Trong đó, cá nhân sẽ thừa hưởng gien bị lỗi từ cha mẹ và nó sẽ tiếp tục truyền lại cho con cái họ", tiến sĩ Rahul Kanaka, chuyên gia phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Manipal ở thành phố Bangalore (Ấn Độ), cho biết.

Các gien đóng vai quan trọng giúp xác định nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư. Sự hiện diện của một số gien sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc một số loại ung thư cụ thể. Các đột biến gien này được di truyền từ ông bà, cha mẹ nên có những gia đình nhiều người cũng mắc một loại ung thư nhất định.

Ví dụ, ung thư vú và ung thư buồng trứng có mối liên hệ rõ ràng với các đột biến trong gien BRCA1 và BRCA2. Những người sở hữu các đột biến này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng.

Không phải ai có các gien làm tăng nguy cơ mắc ung thư đều có thể xét nghiệm và nhận biết nguy cơ này. Một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này là 2 hay nhiều người thân mắc cùng một loại ung thư.

Những người thân này có thể là bên nội hoặc bên ngoại. Bệnh không chỉ xuất hiện ở một mà nhiều thế hệ. Đặc biệt, bệnh thường khởi phát ở độ tuổi sớm hơn bình thường. Chẳng hạn, những người mắc ung thư vú do gien có thể xuất hiện bệnh ở những năm 30 tuổi dù nhóm nhiều nhất bệnh này là phụ nữ từ 65 đến 74 tuổi.

Tất cả những biểu hiện trên là dấu hiệu cảnh báo yếu tố di truyền là nguyên nhân tiềm tàng gây ung thư. Lúc này, xét nghiệm gien để đánh giá nguy cơ ung thư cũng như có biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm là cực kỳ quan trọng. Can thiệp kịp thời sẽ giúp tăng đáng kể khả năng chữa khỏi bệnh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp bằng phẫu thuật dự phòng. Chẳng hạn, những người có đột biến gien BRCA sẽ đối diện nguy cơ rất cao bị ung thư vú. Phẫu thuật dự phòng sẽ cắt bỏ vú để ngăn khối u phát triển, theo The Times of India.

TheoThanhNien

Có được rút sổ tiết kiệm của người đã mất?

Có được rút sổ tiết kiệm của người đã mất?

 Có được rút sổ tiết kiệm của người đã mất là vấn đề không phải ai cũng hiểu rõ.

Sổ tiết kiệm hay thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.

Vậy trong trường hợp người chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm mất đột ngột, người thân có được rút sổ tiết kiệm không?

Chia sẻ trên Vietnamnet, Luật sư Đỗ Thành Trung, Giám đốc Công ty Luật New Key cho biết, trong trường hợp người có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng nhưng đột ngột qua đời và người thân không biết đến sổ tiết kiệm đó thì số tiền này cũng sẽ không đương nhiên bị mất. Khi đó, các đồng thừa kế của người mất có thể trực tiếp đến ngân hàng nhờ xác minh xem người đó có mở sổ tiết kiệm tại các ngân hàng đó không.

Việc xác minh được thực hiện bằng cách người được hưởng thừa kế gửi giấy chứng tử của người chết, giấy tờ tùy thân (để chứng minh quan hệ thừa kế) và kèm theo đơn yêu cầu nhờ phối hợp kiểm tra, xác minh đến từng ngân hàng nơi mà người chết có thể đã mở sổ tiết kiệm. Sau khi xác minh, nếu người chết có sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng thì các đồng thừa kế của người chết làm thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Những trường hợp được hưởng thừa kế sổ tiết kiệm người đã mất

Thừa kế theo di chúc

Khi người mất để lại di chúc thì người thừa kế sẽ thực hiện nhận tiền theo di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.

Thừa kế theo pháp luật

Nếu người mất không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm sẽ được chia theo các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.

Cụ thể tại Điều 651 BLDS năm 2015 quy định các hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng đượchưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm của người đã mất

Để được hưởng thừa kế sổ tiết kiệm của nười đã mất, người thừa kế phải thực hiện các bước khai nhận di sản (nếu là thừa kế theo di chúc) hoặc phân chia di sản thừa kế (nếu là thừa kế theo pháp luật) tại Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã theo quy định của pháp luật.

Khi thực hiện thủ tục này, người yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ như: Dự thảo văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có); Sổ tiết kiệm và Giấy chứng tử của người để lại di sản; Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản (Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh.v.v.); Giấy tờ tuỳ thân của những người thừa kế (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu...)

Sau khi nộp hồ sơ, trình bày nội dung sự việc, công chứng viên sẽ giải thích quyền, nghĩa vụ của những người thừa kế và niêm yết thông báo khai nhận/thỏa thuận phân chia thừa kế tại UBND xã/phường/thị trấn trong thời gian 15 ngày. Sau thời gian trên nếu không có ý kiến khiếu nại, tố cáo gì thì Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã sẽ tiến hành công chứng văn bản về thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất

Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, việc rút sổ tiết kiệm của người đã mất tại địa điểm giao dịch được thực hiện như sau:

- Sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng hoặc chứng thực Văn bản khai nhận/thoả thuận phân chia di sản thừa kế thì những người thừa kế có thể trực tiếp (hoặc ủy quyền cho người khác) mang theo Văn bản khai nhận/thoả thuận phân chia di sản thừa kế, Sổ tiết kiệm và Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ tùy thân đến ngân hàng nơi người chết gửi tiền tiết kiệm

- Ngân hàng sẽ hướng dẫn thủ tục chi trả cụ thể, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người rút tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng;

- Ngân hàng đối chiếu thông tin lưu tại ngân hàng với thông tin của người gửi tiền, thông tin của người thừa kế, thông tin trên thẻ tiết kiệm...

- Sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.

TheoVTC