Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu
Hôm nay 28/2/2010 là ngày rằm tháng giêng,nhiều nước châu Á gọi là Tết Nguyên Tiêu. Chúng ta cùng thưởng thức vài hình ảnh "Sắc Xuân của Thủ đô Hà Nội " để nhớ lại không khí ấm cúng và đẹp của Tết Canh Dần - 2010 .





Những cánh đồng hoa cúc đã rất đẹp.




Hoa cúc vàng ruộm một góc vườn.




Violet tím một màu



Quất vàng




Quất chín đều, quả bóng, to, đẹp.



Những mớ mùi già đã sẵn sàng xuống phố







Hướng dương khoe sắc





Những chiếc lá bàng đã chuyển màu đỏ rực rỡ - Ảnh Trịnh Thủy



Hoa lá - Ảnh Trịnh Thủy




Mùa xuân trên những bãi cỏ trong nội thành.



Hoa thược dược với rất nhiều màu sắc, thường được cắm chung với sắc tím violet




Loài hoa chỉ đến mùa xuân mới bắt gặp trên phố.




Hoa sưa một màu trắng muốt - Ảnh Sysinh




Cây hoa sưa trên đường Thanh Niên - Ảnh sysing




Lộc vừng sớm nay đã chuyển một màu tuyệt đẹp - Ảnh Trịnh Thủy



Những sắc màu - Ảnh Trịnh Thủy




Hoa đào, mùa xuân của người Hà Nội - Ảnh Chiaki C.








Những sắc màu hoa - Ảnh Chiaki C.



( Tham khảo Internet )



Chúc mừng





Hôm nay 27/2/2010Ngày Thầy Thuốc Việt Nam, chúc mừng các thành viên trong chi họ có tham gia trực tiếp hay gián tiếp việc phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, luôn luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Riêng chúc Bà Kim Chi chóng hồi phục sức khỏe để có điều kiện tham gia tư vấn phòng và chữa bệnh cho các bệnh nhân trong xã hội, gia đình và họ hàng. Sức khỏe là vàng, nhưng tuổi già và môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Mong rằng các vị cao niên trong chi họ được sống những ngày an bình, ít phải xuy nghĩ lo lắng trong những ngày cuối đời và mọi thành viên trong chi họ đều được sống trong môi trường lành mạnh của vùng trời bình yên.

Blog Gia Đình Cụ Quang




( Nhạc tham khảo Internet )

Tặng danh sách nhạc

Tặng danh sách nhạc
Theo yêu cầu của Cậu Di là đưa lên Blog 53 Lãn ông một số bài nhạc tặng lớp trẻ. Trong dịp Tết Canh Dần do bận nên tôi chưa đưa lên được và mãi đến hôm nay mới thực hiện được nguyện vọng đó của Cậu Di. Xin được gửi đến các thành viên của 53 Lãn ông, đặc biệt cho các lớp trẻ album nhạc có tên là:" Nhạc Xuân Canh Dần". (Muốn nghe tất cả các bài từ trên xuống dưới thì ấn vào nút tam giác ở giữa giao diên chương trình nghe nhạc, còn muốn nghe bài mình thích thì ấn đúp vào tên bài đó!Kéo con trượt ở giao diện trình nghe nhạc để xem hết danh sách các bài hát.)


Gặp gỡ đầu năm



Vợ chồng anh chị Trần Mạnh Trí và Kim Anh






Hai bạn Nguyễn Văn Đệ và Trần Văn Lai


Trong những ngày Tết ngòai việc gia đình xum họp, thăm và chúc Tết họ hàng, điều thích thú là gặp lại được bạn bè. Ngày Mùng 3 Tết vợ chồng GS.TSKH Trần Mạnh Trí nguyên GĐ TT NCMT ở Tp HCM đã đến nhà thăm và chúc Tết. Ngày mùng 5 Tết hai bạn học cũ ở Trường Phổ Thông Cấp 3 Hà Nội đến thăm và chúc Tết .Sáng nay 22/2/2010 Phòng KT Công Ty Điện Lực 2 ( nơi công tác cuối cùng của tôi trườc khi về hưu) họp mặt tòan thể anh chị em công tác kỹ thuật các thế hệ ( tuy chưa đủ ) để mừng đầu năm sau gần 10 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán và chào đón quyết định của NN chuyển Cty Điện Lực 2 thành Tổng Công Ty Điện Lực Miền Nam.





























Chúc Mừng Sinh nhật Cô Nhu

Chúc Mừng Sinh nhật Cô Nhu
Nhân dịp Sinh nhật lần thứ 71 của Cô, vợ chồng Phương&Lương kính chúc Cô Mạnh khỏe, Mọi sự Tốt lành. Các cháu xin kính tặng cô 2 video nhạc (Bài "Tình Mẹ" và bài "Lâng đâng chiều đông Hà Nội") làm quà Sinh nhật. Nhân dịp này, Anh chị cũng chúc gia đình doanh nhân Tuấn&Thúy làm ăn phát đạt, các cháu khỏe mạnh và Học giỏi !
ros lapar


Mừng Sinh Nhật Bà NHU



Chúc mừng sinh nhât lần thứ 71 của bà Nhu, gửi tặng bài ca nổi tiếng " Triệu bông hồng " do nữ danh ca Nga - Alla Pugachova hát




Di&Chi


Mấy điều khi vắng bà Nhu

Năm nay bác Phạm Kim Nhu cùng con cháu kỉ niệm 71 năm ngày 21.2.1939 tại nước Nga xa xôi và giá lạnh, vào thời điểm này ở Việt Nam là Tết nguyên đán Canh Dần 2010.
Thế là bác sang Nga với con cháu đến nay đã ba cái Tết, vắng bác các hoạt động của chi họ ở Hà Nội có mấy điều hiển hiện rất rõ.
Điều cảm nhận đầu tiên là lúng túng về phương hướng vì thiếu một người định hướng cho các dự án, chương trình du lịch, đi chơi xa của cả nhà bởi bác là một người nhiệt thành, ưa thích hoạt động. Ở góc độ tinh thần bác là người duy nhất có thể truyền và nâng “cấp độ” cảm xúc tới những người xung quanh. Ví như làm cho niềm vui đã vui lại càng vui hơn, nỗi buồn càng thấy rõ hơn và điều gấp gáp sẽ trở thành gấp gáp hơn nữa.

Bà xã tôi thỉnh thoảng lại than vãn bác ấy đi vắng thiếu một người “a lô” thường ngày to nhỏ chuyện bếp núc, thời cuộc nhất là vào dịp tết như thế này. Tôi lại cảm thấy thiếu một “fan” nhiệt thành ủng hộ, theo sát các bài viết trên Blog 53 (kể cả các bài bác chưa đọc, hoặc tôi chưa viết). Gần đây nhất đoàn gia đình cháu Khanh Hà đến chúc Tết vợ chồng tôi vào chiều tối ngày 7 Tết, vẫn không quên nhắc tới hương vị bánh kẹo đặc sản Nga ở nhà bác ngày Tết mọi năm (ảnh dưới).

Tôi vẫn còn nhớ ngày bác Di ra Hà Nội dự cưới cháu Toàn Thắng hồi đầu năm nay, ở nhà tôi đúng một tuần thỉnh thoảng lại so sánh “nhà cậu chỉ có hai loại dép đi trong nhà và ngoài phố. Nhà cô Nhu tới ba, bốn loại mấy mầu chia ra các loại phòng, cầu thang, nhà vệ sinh, phòng ngủ rất tiện dụng lại vệ sinh”. Hai năm nay Chi họ ta đã cho thử nghiệm nhiều phương án, nhưng chưa khả thi để tìm ra được một người chủ trì hậu cần chu đáo (kể cả bà xã tôi) chuẩn bị thực đơn cho những chuyến đi chơi xa như bác đã làm. Quả thực hai năm nay vắng hẳn các buổi họp mặt, chiêu đãi tại nhà bác vào các ngày kỉ niêm, ngày lễ lớn, sinh nhật với các món ăn truyền thống như giả cày, bún ốc (ông Tiến Phượng rất thích) mà các thành phần chi tiết trong danh mục thực phẩm thường là được chuẩn bị kĩ lưỡng từ nhiều ngày trước đó.

Thoáng giật mình điểm lại Tết này thiếu món bún thang, một món ăn truyền thống của nhà Cụ Quang Yến vào ngày 3 Tết hằng năm do Bác chủ trì. (Tôi phải thừa nhận trong số các bà con gái của Cụ Quang Yến, bác Nhu nhỉnh hơn trong việc kế thừa một cách trọn vẹn kĩ thuật nấu đặc sản này từ hai Cụ, nhưng có phần thêm thắt để phù hợp với thực phẩm thời kĩ thuật số hiện nay).

Điều cảm nhận cuối cùng là ngày họp mặt mồng 2 Tết vừa rồi ở nhà ông bà Tiến Phượng (ảnh trên), ai cũng tiếc vì bác đi vắng không có mặt vui cùng anh em, con cháu họ hàng gần xa. Tôi cũng tiếc vì bác xa nhà, không có mặt tại Hà Nội Tết này. Nhưng tôi lại nghĩ:

Tết này bác lại vắng nhà

Tết bên con cháu, mới là Tết vui.

Vĩnh Thắng

(Ảnh trên từ Matxcova gửi về.)

CHÚC MỪNG SINH NHẬT BÁC NHU



Bảy mốt xuân rồi đấy chị ơi
Chúc chị mạnh khỏe, vui, trẻ mãi
Để có nhiều xuân với cháu con


Tết này ăn tết ở Nga
Ngày sinh của chị vẫn là ngày xuân *
Xuân nay Hà Nội ngàn năm
Chị mau về sớm, vui cùng quê hương
Khi về có cháu Phương Anh
Để cháu tận hưởng quê hương AN LÀNH

* ( Ngày 21 tháng 2 năm 2010 là ngày 8 tháng giêng năm Canh Dần)

Giai điệu đẹp

Giai điệu đẹp
Theo yêu cầu của một vài thành viên cao niên, chúng ta cùng thưởng thức các giai điệu đẹp độc tấu bằng piano ( do Mark Salona trình diễn )trong những ngày còn lại của Tết Canh Dần :







( Tham khảo Internet )

Chúc Tết.

Tiếp tục chương trình Tết, hôm qua ngày 6 Tết Canh Dần đại diện chi Cụ Quang tại Hà Nội đã đến thăm và chúc Tết bác rể cả Lê Uy Vệ (Nông). Bác Nông năm nay vào tuổi 94 nhưng vãn rất khỏe mạnh, vui vẻ tiếp chuyện.

Đoàn tiếp tục vào Định Công chúc Tết chi Cụ Phạm Vĩnh Bảo. Các Ông bà Phạm Giao Đu, Phạm Vĩnh Công đã tiếp chuyện vui vẻ và thân mật.

Phạm Lê.

Sau Tết nói chuyện về BLOG







Các ngày Tết chính đã trôi qua, hôm nay mùng 7 Tết tôi muốn nói chuyện đôi điều về BLOG Thấm thóat Blog 53, nay là Blog Gia đình Cụ Quang đã gần tròn 4 tuổi (12/2006 – 2/2010) với số lần truy cập đến hôm nay 20/2/2010 lúc 6g56 ' đã là 11749 .Tuy là Blog dành cho cả chi họ,mà các Blogger không phân biệt ngôi thứ, giới tính và tuổi tác, nhưng có thể nói Blog GĐ Cụ Quang ít nhiều mang tính chất Blog của người cao tuổi, với 3 đặc điểm chính :

- Những Blogger tích cực nhất thường xuyên post bài là các bậc cao niên và hưu trí, do các thành viên trẻ còn mải làm ăn và kiếm sống.

- Những bài viết không dài, mang tính chất trao đổi thông tin là chính, hành văn còn nhiều thiếu sót và đôi khi chưa đúng với văn phạm Việt, và chưa quen với những qui định cơ bản của nghề viết báo, nhất là báo mạng.

- Về trình độ IT ngòai việc post các ảnh thể hiện sự họat động của từng thành viên hay gia đình trong chi họ, còn thiếu các thủ thuật blog khác như: trang trí đơn giản, chưa post được video,slide show và nhạc v.v.

Tuy vậy tác dụng của Blog đã thấy rõ, vì đó là nơi để các Cụ trao đổi, tâm sự hay thông báo nhanh và sinh động nhất những sự việc, sự kiện diễn ra qua thời gian của từng thành viên,gia đình hay chi họ.. ....tạo nên một sân chơi cho các cụ cao niên luyện tập trí óc, tránh được bệnh Alzheimer ( lẫn ) của người già và đôi khi còn là nơi để xả stress….khi gặp các chuyện vui lẫn buồn, và còn là nơi để trao đổi, tâm sự.. Có một blogger trẻ đã xếp Blog nhà ta vào danh mục các blog hay ( tôi đã liên hệ đề nghị cho biết lý do, nhưng chưa nhận được phúc đáp, nên chưa tiện nêu tên )

Ngày càng có nhiều người lớn tuổi ở nước ta và thế giới lập blog và viết blog mỗi ngày. Những trang viết của họ không hề “cổ lỗ sỉ” mà ngược lại rất nóng bỏng tính thời sự. Không chỉ trong đời thực, mà cả trong thế giới ảo, các blogger tuổi lão vẫn là tấm gương sáng cho giới trẻ nói chung. Cơn sốt blog không chỉ tràn qua thế giới tuổi teen mà còn chinh phục cả những người ở độ tuổi “cổ lai hi”. Blog đã mang lại cho họ những điều thú vị và ngược lại họ cũng đã thổi vào blog một làn gió mới mẻ. Bằng những kinh nghiệm từng trải hết sức sâu sắc, họ góp phần giúp các blogger trẻ hiểu thêm nhiều điều có ý nghĩa để sống tốt hơn.

Chúng ta thử nhìn ra thế giới có nhiều Blog của người cao tuổi, trừ những nhân vật nổi tiếng, có thể nêu ra đây 2 trường hợp điển hình của người bình thường như Blog của Cụ Bà Olive Riley ( Úc) và Cụ Bà Maria Amélia Lopez (Tây Ban Nha ) đã nổi tiếng trên thế giới là những Blogger cao tuổi :

- Blog của Cụ bà Olive Riley ( Úc )



Ollive Riley là blogger cao tuổi nhất thế giới cho đến nay và qua đời năm ngoái vào ngày 2/7/2008 hưởng thọ 108 tuổi. ‑ Cụ Olive Riley - sống tại vùng Woy Woy cách thủ đô Sydney (Úc) 50km về phía Bắc bắt đầu viết blog từ tháng 2/2007 để chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống của mình trong hai cuộc đại chiến thế giới, những câu chuyện về sự nghiệp cũng như việc cụ đã làm thế nào mà một tay nuôi dưỡng 3 đứa con thành người ‑ Trong bài viết thứ 74 - bài viết cuối cùng trên blog - cụ Riley cho biết sức khỏe của cụ đang ngày một yếu đi và có lẽ sắp phải vào điều trị tại bệnh viện. "Tôi thực sự cảm thấy ngày một yếu đi và liên tục bị ho khá nặng". ‑ Song bên cạnh đó cụ Riley vẫn thể hiện rất rõ niềm lạc quan. Cụ miêu tả chi tiết trên bài viết cuối cùng cách mà cụ đã hát những bài hát yêu đời mỗi ngày như thế nào cũng như cảm xúc mỗi khi đọc được hết những bức thư điện tử và lời bình(comments) từ những người bạn trên Internet mỗi ngày. ‑ "Tôi thực sự rất vui khi nhận được những lời chia sẻ từ tất cả mọi người. Xin chân thành cám ơn tất cả mọi người". ‑ Nỗ lực của cụ Riley đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng thế giới mạng trên toàn cầu. Mọi người đã cùng góp sức xây dựng hẳn một website về cuộc đời cụ "The Life of Riley ". Ở đây đăng tải đầy đủ những bài viết của cụ trên trang blog cá nhân. ‑ Ngoài ra trên website chia sẻ video trực tuyến nổi tiếng YouTube cũng đã xuất hiện không ít những đoạn video quay cảnh cụ Riley trò chuyện và hát những bài hát lạc quan yêu đời. Vị nào quan tâm có thể ghé thăm blog của cụ Olive Riley tại địa chỉ sau đây:
http://worldsoldestblogger.blogspot.com

- Blog của Cụ bà Marla Amelia Lopez ( Tây Ban Nha)



Bài viết đầu tiên đăng trên nhật kí cá nhân ngày 23-12-2006 của cụ bà Maria Amelia Lopez ghi
“Hôm nay là sinh nhật tôi và đứa cháu trai vốn vẫn hay keo kiệt chỉ tặng tôi một món quà duy nhất, chính là cái blog này. Bất ngờ đến với thế giới trực tuyến và nhận ra sức mạnh truyền thông của nó, những trang viết sâu sắc, sinh động pha trộn giữa phong cách hài hước và không khí trang nhã, gợi nhắc kỉ niệm về thời xa xưa cũng như những chuyện thường nhật hàng ngày của cuộc sống hiện đại, thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng mạng cũng như giới quan chức. Vào mùa hè, cụ thường ngồi viết blog từ ngôi nhà bên bờ biển ở Muxia, phía tây bắc Tây Ban Nha, nơi cụ đã chào đời cách đây gần 1 thế kỉ (1911). Các bài viết của cụ đăng trên blog đề cập đến rất nhiều vấn đề, từ những chuyện sức khoẻ cá nhân, những lần đi gặp bác sĩ chữa chứng hoa mắt chóng mặt cho đến quan điểm riêng của cụ về các sự kiện xã hội hiện tại, từ tình hình bạo lực do lực lượng đòi ly khai xứ Basque gây ra tới chuyện vũ khí hạt nhân ở Iran. Maria Amelia Lopez viết blog không thường xuyên, có khi tuần một bài, có khi cụ đăng bài hàng ngày cùng với sự trợ giúp của đứa cháu trai khi tuổi tác đã ảnh hưởng tới thị lực của cụ.Một vài tháng gần đây, cụ bắt đầu đăng thêm các thông điệp bằng video thay vì chỉ có các bài viết như trước đây.Trong một bài viết được xem là những suy tư cuối cùng của cụ đăng tải trên tháng 02 vừa rồi, Maria Amelia Lopez bày tỏ niềm hứng thú đặc biệt của mình cùng với những gì mạng Internet đã thay đổi cuộc sống của cụ, nhất là sau khi đứa cháu trai Daniel giới thiệu cụ với mạng xã hội Facebook. Cụ đã lập hẳn một nhóm riêng trên mạng xã hội này để bảo vệ quyền lợi của những người già. Trong cuộc phỏng vấn đăng trên tờ Guardian tháng 09-2007 cụ nói: “Một ngày nào đó tôi sẽ lìa trần. Điều đáng sợ duy nhất với tôi lúc này là có thể mình sẽ bị rơi vào đãng trí. Lúc này đây, tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình”.Thứ Năm 21-05- 2009, blogger Maria Amelia Lopez, người phụ nữ phúc hậu người Tây Ban Nha, đã qua đời ở tuổi 97. Chúng ta có thể xem blog của Cụ Maria tại địa chỉ :

htpp ://amis95.blogspot.com

Ở nước ta những năm gần đây cũng xuất hiện nhiều blog của người cao tuổi. Những blogger “bô lão” được nhiều người biết đến ở nước ta thường là những người nổi tiếng và trí thức, phần lớn đã về hưu, như họa sĩ Trương Lê Ký, nhạc sĩ Tô Hải, nhà sử học Dương Trung Quốc …. Ngoài ra, thế giới blog còn đón nhận rất nhiều blogger “chưa rõ danh tánh” tuổi trên 60. Một Blogger cao tuổi nữ nói lý do để bà viết blog rất đơn giản: “Mong đây sẽ là cơ hội để tôi tiếp cận với những khía cạnh mới của cuộc đời này. Mong khi vào blog, những ý tưởng hay sẽ đến như là khi tôi lái xe trên đường vậy”.
Ban đầu, họ viết blog để tiêu khiển nhưng về sau, khi nhận được nhiều comment(góp ý kiến) của người đọc, nhất là giới trẻ, họ cảm thấy chuyện viết blog thật sự có ý nghĩa. Tuy “đội ngũ” blogger lớn tuổi không hùng hậu bằng blog trẻ nhưng họ cũng chứng tỏ được sức mạnh của mình với cộng đồng. Trong mắt những blogger trẻ, họ là những người “rất đặc biệt và đáng ngưỡng mộ”. Blog bây giờ không còn là của riêng giới trẻ. Giới trẻ viết blog được thì tại sao người già lại không được viết :
“Mình cứ hay nghĩ người già cổ hủ, chê mạng, thấy con cái, cháu chắt lên mạng là kêu nhăng nhít vớ vẩn, nhưng thực ra người già bây giờ cũng đổi mới lắm. Thường thì đối với các cụ, đánh máy còn khó, nói gì đến lập cái blog, vậy mà họ làm rất “ngon. Vì vậy, ngưỡng mộ các cụ lắm." Vậy mới thấy người lớn tuổi bao giờ cũng là tấm gương cho người trẻ noi theo, cho dù trong thế giới ảo hay thực.

Nếu các blogger cao tuổi “ chết “ thì sao ?

Trước đây, khi người thân qua đời, người nhà sẽ sắp xếp lại những bức ảnh, thư từ, vật dụng cùng các kỷ vật. Nhưng hiện giờ, mọi người chỉ dùng thư điện tử, lưu giữ ảnh trên các trang web và nhật ký chính là blog. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các blogger già ra đi? Những gì lưu giữ trên mạng liệu có được giao lại cho con cháu chúng ta và những “thân phận” khác nhau của chúng ta trên thế giới ảo có bị tiết lộ o ? (bởi vì trong thế giới ảo, một người thường đăng ký dưới nhiều tên một lúc vì những mục đích riêng). Hay những thông tin này liệu có chìm nghỉm trong thế giới mạng, bị mọi người lãng quên nếu như người đã mất không cho biết chúng nằm ở đâu và mật mã để mở?

Khi một người dùng internet qua đời, các e-mail, hồ sơ cá nhân hay blog sẽ bị đóng hoặc trả lại cho gia đình. Cũng có thể chúng sẽ được chuyển thành một tấm bia kỹ thuật số hay trang tưởng niệm trực tuyến.


Tấm bia kỹ thuật số

Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm triệu người sử dụng internet. Một thế giới rộng lớn như thế nhưng cũng dễ dàng bị tác động khi có người nào đó ra đi. Vô số kỷ niệm vẫn còn nằm rải rác đâu đó mà ta không biết được chúng thuộc về ai và liệu chúng có được lưu giữ.

Những điều luật luôn phải chạy sau công nghệ. Vì vậy mỗi mạng vẫn phải tự tìm giải pháp cho mình. Chẳng hạn mỗi khi có blogger qua đời, cơ quan quản lý tài khỏan blog sẽ liên lạc với gia đình của người này. Họ sẽ cùng quyết định số phận của trang blog. Một số gia đình xóa blog và ghi lại các bài viết lên đĩa CD. Một số khác giữ lại các trang công khai nhưng “đóng cửa” các bình luận. Trang blog trở thành một nơi tưởng niệm, một “tấm bia kỹ thuật số”.

Tưởng niệm trực tuyến

Tờ báo Pháp cũng cho biết, trên internet, các “ngôi mộ ảo” xuất hiện ngày càng nhiều. Với 400 triệu tài khoản trên toàn thế giới, mạng xã hội Facebook có hàng trăm ngôi mộ kiểu này . Các nhà quản trị mạng sẽ chuyển blog của người qua đời thành một nơi tưởng niệm nếu được gia đình người xấu số yêu cầu.

Facebook đã quyết định giữ lại blog của những người đã chết, biến chúng thành những nơi chia sẻ và tưởng niệm nhưng không cung cấp mật khẩu. Như vậy các tin nhắn cá nhân sẽ hoàn toàn được giữ bí mật. Chỉ những người bạn đã được ghi trong danh sách bạn bè mới được tiếp cận blog .

Yahoo! đã quyết định sẽ giữ các tài khoản ở trạng thái riêng tư. Yahoo! khẳng định: “Trên Yahoo!, chúng tôi coi các hoạt động trực tuyến là bí mật, ngay cả khi người sử dụng đã qua đời”.

Dịch vụ thư tín Gmail của Google lại yêu cầu, nếu người thân muốn có thông tin từ tài khoản người đã mất thì phải trưng ra bằng chứng. Đó là các e-mail người đã mất từng gửi đến cho người thân. Sau đó, người thân sẽ được cấp cả mật mã để quản lý hộp thư của người đã qua đời...

Một số tài khoản thư điện tử sẽ bị đóng nếu không hoạt động trong một thời gian dài.

Hiểu đượcsở thích của người cao tuổi thì lớp trẻ sẽ càng thông cảm hơn,mà theo tác giả NQT (Nguyễn Quang Tuyến) đã tổng hợp như sau :

Mười điều thích của người cao tuổi :



Việc cư sử với người cao tuổi đôi khi rất khó, mấy khi con cháu hiểu được mong ước các cụ. Do vậy việc hiểu và nắm vững tâm lý người già là vấn đề cần thiết và cần được quan tâm đúng mức. Để giúp chúng ta hiểu hơn về họ, phục vụ cho việc đối xử với người già cho đúng mực. Tôi Post lên đây mấy điều cơ bản giúp chúng ta cùng nghiên cứu và suy ngẫm.


( Tham khảo thêm Internet )