Chi họ ta ngày chống virus (tiếp theo và hết)

Tôi làm một cuộc phỏng vấn nhỏ qua điện thoại xem chi họ ta ngày chống Virus ra sao. Cuộc phỏng vấn này cốt tìm hiểu không khí một bộ phận chi họ và cũng chỉ là tự phát cá nhân.
1.Trước tiên là bậc Trưởng lão Kim Anh. Trả lời khi tôĩ xin chỉ đạo về công việc chống dịch của Chị họ, rất nhanh bà nói cái chính là ở nhà, không có việc cần thiết  không ra ngoài.
Ngắn gọn thôi nhưng rất đúng vời Hướng dẫn của Nhà nước hạn chế đến loại bỏ các Hội hè, gặp gỡ, tiếp xúc không cần thiết.
2.Bà Kim Nhu vốn là người sống ở nước ngoai nhiều năm, có nhiều cách kết hợp Đông Tây phong phú. Ví dụ có thuốc phòng Cúm của Nga, trong nhà có Hành Tây (người Nga hay dùng), Húng Tranh, Tỏi Việt… là những loại có mùi hắc diệt khuẩn Virus ngửi thấy có mà tránh xa.
3.Ông bà Lan Nguyên thì nhà đến mồng 10 Tết “cành đào vẫn còn nở, én vẫn bay” và khắp nhà ngân vang "tiếng đàn Piano át con Virus".
4.Anh Vũ Anh Tuấn vừa về nhà từ sân bay Nội Bài tiễn con trở lại Newziland trả lời nỗi lo của tôi sân bay với virus thế nào ”Lo gì chú, mình phải coi là bình thường làm quen đi, đeo khẩu trang vào. Nếu bị cả nước bị à”. 
Tôi hỏi thế cũng chỉ vì lo mấy ngày nữa con, cháu tôi từ nước ngoài về để góp ý với chúng, nay nghe anh ấy nói thế thì định hướng lại tinh thần không hoang mang lo sợ nữa. Nghe xong tôi gọi điện ngay cho cậu con trai săm ngay bốn cái khẩu trang chất lượng cho gia đình nhà ấy trước khi ra sân bay về HN. Cháu bảo đã có đủ rồi, mua thêm không được, ở đây họ quản chặt lắm chỉ bán mỗi người một cái thôi.
5.Ông bà Di Chi ở Tp.Hồ Chí Minh có vẻ yên tâm hơn tý chút vì trong đó nóng, nghe đồn thổi nhiệt độ cao con virus sẽ khó có đất sống. Nhưng bà Chi cho biết mấy ngày Tết chỉ nằm nhà cũng sụt sùi ho, hắt hơi sổ mũi. 
Tôi ngầm hiều là chuyên gia ngành Y lâu năm bà muốn lưu ý tuổi già sức đề kháng kém cần cẩn thận, chớ coi thường.
6.Bà Phạm Minh Phượng thì chu đáo hơn dẫn cả một bảng chữ lời khuyên 10 điều bao gồm cả “tâm, thế, dưỡng, lực” phòng tránh. Làm được như thế chẳng những không sợ con virus mà còn bồi bổ tinh thần, tâm trạng hứng khởi cùng con cháu họ hàng vượt qua ngày chống Dịch Virus.
7.Còn chị Hồng Phương thi thoảng vẫn đến thăm bạn hữu trong khu Bách khoa Trường cũ khi còn giảng dạy do ngày Tết chưa đến được. Hàng ngày vẫn đi chợ mua sắm thức ăn, chỉ cân chú ý đeo khẩu trang cẩn thận phòng lây nhiễm.  
8.Nhà tôi chỉ có hai ông bà, tôi là người yếu bóng vía nhất hay lo bệnh tật, tuy chẳng bước ra ngoài trừ thời gian đi đổ rác hoặc đội khi đi ra Hiệu Thuốc thì ngày cũng ba lần xúc miệng nước muối, thỉnh thoảng lại nhớ bôi tý dầu cù là vào mũi cho con virus bị loại ngay từ vòng ngoài (chẳng hiểu có đúng không). 
Nhà tôi cũng có đặt góc bàn, đầu giường ngủ, bếp, trong ngăn tủ đựng thực phẩm khô…một đĩa cành Húng Tranh, vài lát Hành Tây bắt chước bà Nhu để con Virus ngửi thấy mùi hắc mà tránh xa (cả chuột, dán, muỗi, bọ).
Bà xã tôi bận hơn hàng ngày vẫn phải đi lại chăm sóc cụ bà mẹ nay đã ngoài 94 khi thì thiếu cái này, đau chỗ kia mấy hôm nay còn đòi đưa đi Viện. Việc phải làm dừng không được, nhưng thời Virus thì bà ấy chú ý khẩu trang, áo mũ, khăn, găng tay trang bị cẩn thận hơn.
Đình kết thúc bài viết chợt nghĩ ra có một việc chúng tô mấy ngày nay thường làm, hàng ngày mở điều hòa chiều nóng 27-28 độ đôi ba lần hâm nóng bâu không khí trong nhà, mỗi lần vài tiếng những khi thấy thời tiết âm ủ, đêm ngủ hay khi nhà có khách đông người  đến chơi. 
Chúng tôi được cái nhất trí cao chú ý nghe các bản tin Thời sự sáng, trưa, tối của VTV hạn chế đọc, save các tin tức trên mạng. Thôi thì như thế tuy kiến thức mình sẽ có nguy cơ hao hụt, trì trệ và lạc hậu nhưng đồng lòng hứa hẹn sau khi "tan giặc, đánh thắng con virus" sẽ tranh thủ bổ túc cấp tốc mấy đợt nâng cấp kiến thức cho bằng anh, bằng em, 
Giờ thì cái cần nhất phải xác định điều chủ yếu là yên tâm, gặp phải tin nhiễu nhiều chiều không vấn vương, bình tĩnh tìm hiểu đúng sai, nguồn tin có tin cậy không trong khi minh cũng chưa thật tự tin vào sức đề kháng của chính mình "nhỡ bị chệch hướng, tự diễn biến" thì khổ thân.
Phạm Lê

Previous
Next Post »