Thông tin tham khảo về dịch truyền nhiễm Virus Corona

Sau một tháng kể từ khi phát hiện, virus 2019-nCoV đã lây lan ra hơn 20 nước. Diễn biến thất thường của virus Corona xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) tạo nên một cơn sốt trên các nền tảng mạng xã hội. Trên Facebook, Twitter, Youtube và cả TikTok cũng xuất hiện rất nhiều các thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh.
Những thông tin sai lệch vẫn đang tiếp tục xuất hiện, dù vậy chúng ta vẫn chưa thể nắm được mức độ lan truyền của chúng đến đâu. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy mức độ ảnh hưởng của nó lớn đến mức ngay cả những trang thông tin uy tín, văn nghệ sĩ, tri thức có sức hút trên mạng xã hội vẫn bị cuốn theo, nhiều trang sau đó đã phải gỡ bỏ, đăng tin đính chính hoặc tệ hơn là làm việc với chính quyền.
Mặc dù vẫn còn tồn tại rất nhiều thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh trên khắp internet, chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ một số thông tin bị bóp méo nhiều nhất tại bài viết này đề độc giả theo dõi.
Tin giả: Trung tâm nghiên cứu vũ khí hóa học của Trung Quốc tại Vũ Hán làm phát tán virus Corona
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của chủng virus Corona mới xuất hiện đã gây ra dịch cúm tại Vũ Hán. Trước đó, chính quyền nước này nghi ngờ chủng virus này xuất phát từ các chợ hải sản tại địa phương. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chúng đã phát triển từ đâu và như thế nào.
Tuy vậy, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các bài biết thuyết âm mưu về việc chủng virus mới này bị phát tán từ Viện nghiên cứu Virus tại Vũ Hán trong quá trình nghiên cứu vũ khí sinh học, viện này thuộc Phòng Nghiên cứu An toàn sinh học Quốc gia Vũ Hán.
Thông tin này thực chất xuất phát từ một bình luận của cựu sĩ quan quân đội Israel chia sẻ trên tờ Washington Post. Jim Banks, một nghị sĩ đảng cộng hòa tại bang Indiana đã tweet lại bài báo này và nhận được hơn 1,000 lượt chia sẻ. Ông Banks hiện vẫn từ chối bình luận về sự việc.
Dù thông tin về phòng nghiên cứu vũ khí sinh học tại Vũ Hán có thể gây sốc, nhưng các chuyên gia cho biết không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh thông tin này.
Tin giả: Gián điệp Trung Quốc đánh cắp virus từ Canada
Các trang mạng xã hội cũng xuất hiện các thông tin vô căn cứ về việc virus 2019-nCoV tại Vũ Hán được đánh cắp từ phòng thí nghiệm tại Canada trong nỗ lực phát triển vũ khí sinh học của Trung Quốc, giả thuyết này đã được phản biện lại trên trang Politifact. Dường như thông tin này cũng hướng đến Phòng Nghiên cứu An toàn sinh học Quốc gia Vũ Hán. Solomon Yue, một quan chức trong đảng cộng hòa đã tweet lại thông tin này và viết "#coronavirus bị đánh cắp khỏi Canada bởi gián điệp (Trung Quốc) và chuyển về Vũ Hán để phát triển vũ khí sinh học nhằm tiêu diệt quân đội nước ngoài."
Theo Polifact, một nhà nghiên cứu người Trung Quốc làm việc tại Canada đang bị điều tra do bị tình nghi vi phạm chính sách sau khi cô này được mời đến phòng nghiên cứu tại Vũ Hán hai lần mỗi năm trong hai năm qua. Tuy nhiên, trang này cũng khẳng định không có bất cứ bằng chứng nào về việc cô này "đánh cắp mẫu virus và chuyển chúng về Vũ Hán để chế tạo vũ khí sinh học".
Tin giả: Đã có vaccine cho 2019-nCoV
Một thông tin sai lệch khác được chia sẻ rộng rãi là việc đã sản xuất được vaccine, và một số còn cho rằng vaccine đã được nghiên cứu xong từ trước khi bùng phát dịch bệnh. Trong khi các nhà nghiên cứu tại nhiều nước đang tích cực làm việc để phát triển vaccine, các trang tin chính thống cho biết đến nay vẫn chưa có vaccine cho 2019-nCoV.
Một bài viết được chia sẻ gần đây trên Facebook rằng Corona được phát tán để bán vaccine và bài viết kèm theo một ảnh chụp màn hình kêu gọi mọi người bình tĩnh đợi vaccine mới. Đối với trường hợp này, đội ngũ kiểm duyệt tin của Facebook xác định bài viết này chứa tin giả và đề xuất các bài viết dẫn đến các trang phản biện thông tin này ngay bên dưới bài đăng. Nếu bạn chia sẻ bài viết, Facebook sẽ hiển thị thông báo rằng bài viết này đã được bên thứ ba kiểm duyệt và nó có chưa thông tin sai lệch.
Đây hoàn toàn là thông tin sai sự thật. Viện Pirbright đã thông cáo rằng họ không tiến hành nghiên cứu nào liên quan đến virus Corona ở người và họ cũng không liên quan đến chủng virus mới xuất hiện này.
Tin giả: Các nhà khoa học dự báo virus mới sẽ khiến 65 triệu người tử vong
Tháng 10/2019, một trung tâm nghiên cứu của Johns Hopkins đã chạy một chương trình mô phỏng tác động toàn cầu trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Nhiều cư dân mạng đã hiểu sai nghiên cứu này và liên tưởng đến việc nó dự báo số người có thể chết do dịch bệnh mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay. Nói cách khác, nghiên cứu của Johns Hopkins hoàn toàn không liên quan đến virus Vũ Hán dù giả thiết nghiên cúu đặt ra có vẻ tương đồng.
"Chúng tôi đã mô phỏng một dịch cúm do virus Corona gây ra, nhưng chúng tôi cũng đã tuyên bố rõ ràng kết quả này không nhằm mục đích dự đoán. Chúng tôi không đưa ra bất cứ dự đoán nào liên quan đến thông tin dịch cúm do virus 2019-nCoV gây ra sẽ làm 65 triệu người tử vong", Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Johns Hopkins tuyến bố.
Tin giả: Hiện đã có 100 nghìn người mắc bệnh
Tính đến ngày 1/2/2020, cả chính phủ Trung Quốc và WHO tuyên bố chỉ mới có khoảng 14 nghìn người mắc bệnh. Trước đó, một chuyên gia sức khỏe cộng đồng trả lời với tờ Guardian rằng "Con số thực tế có thể lớn hơn. Tôi đoán có thể đã có đến 100 nghìn người nhiễm bệnh". Con số đáng sợ này hoàn toàn không đáng tin cậy vì chúng chỉ là đoán mò và chưa được kiểm chứng.
Ngoài ra, có rất nhiều bài viết đưa ra những con số sai lệch so với con số thông kê chính thức nhằm gây hoang mang dư luận. Thậm chí một số còn tự nhận là nhân viên y tế đang làm việc tại Vũ Hán mà hoàn toàn không có bằng chứng nào. Như một video trên Youtube quay lại một người đưa ra thẻ y tá của ai đó và cho biết chỉ ở Trung Quốc đã có khoảng 90 nghìn người bị nhiễm bệnh. Tương tự, trên Twitter cũng xuất hiện những thông tin liên quan đến con số 100 nghìn người nhiễm bệnh ở trên.
Đáng chú ý là việc chính phủ Trung Quốc có thật sự trung thực trong việc thống kê số người nhiễm virus hay không. Theo Viện Poyter cho biết đã có ít nhất 8 người Trung Quốc bị chính quyền nước này bắt giữ vì tung tin giả. Trên ứng dụng WeChat, các bài viết của nhân viên y tế cũng đã bị gỡ bỏ. Đến nay, chúng ta vẫn chưa thể biết được con số chính xác là bao nhiêu, tuy nhiên con số từ nhiều nguồn tin uy tín thấp hơn nhiều so với con số 100 nghìn.
Tin giả: Chính phủ Trung Quốc xây bệnh viện xuyên đêm
Một điểm đặc biệt là ngay cả truyền thông chính thống Trung Quốc cũng đưa thông tin sai sự thật. BuzzFeed News cho biết hai kênh truyền thông nhà nước của Trung Quốc là Global Times và People's Daily đã đăng tải một tấm ảnh công trình mới và đưa tin đây là bệnh viện mới được xây dựng tại Vũ Hán chỉ sau 16 giờ. Thực tế đây là ảnh của một khu căn hộ cách đó hơn 900 km.
Đây cũng chính là cách mà chính phủ Trung Quốc và các kênh truyền thông quốc dân sử dụng tin giả nhằm tạo trấn an dư luận rằng bệnh dịch đang được kiểm soát.
Các nền tảng công nghệ đang chống trả lại nạn tin giả
Cả Facebook, Twitter, Youtube và Tiktok đều cho biết họ đang tích cực làm việc nhằm giảm lượng tin giả và mức độ lan truyền của chúng bằng nhiều cách khác nhau.
Trong một thông báo của Twitter cho biết trong 4 tuần qua đã có hơn 15 triệu tweet liên quan dịch cúm mới. Công ty này cũng cho biết không có bất cứ sự phối hợp nào trong việc truyền bá tin giả về vấn đề này, họ không thấy có bất cứ bằng chứng nào chứng minh việc tung tin giả được tiến hành bởi các cá nhân, tổ chức chính trị thuộc một chiến dịch nào đó.
Tuy vậy, tình hình trên Facebook lại phức tạp hơn do có sự tham gia của bên thứ ba phụ trách kiểm duyệt tin. Người phát ngôn của Facebook cho biết nền tảng này đã giảm số bài viết bị gắn cờ bởi bên thứ ba và cài đặt cảnh báo tin giả dưới những bài viết này. Facebook cũng cho biết trước hoặc sau khi chia sẻ bài viết, người dùng sẽ được thông báo nếu bài viết đó đã được kiểm chứng thông tin. Dù bên kiểm duyệt tin giả không thể truy cập các nhóm kín, những những ai chia sẻ tin đã bị gắn cờ vào những các nhóm cũng sẽ nhận được cảnh báo.
Hiện trên Twitter và TikTok đã tích hợp tính năng mới cho phép người dùng truy cập vào các nguồn tin đáng tin cậy, như WHO, CDC, khi nhập từ khóa tìm kiếm có liên quan đến virus Corona trên ứng dụng. Ngày 30/1, Facebook cũng tuyên bố rằng họ sẽ có những hành động bổ sung để chống lại nạn tin giả liên quan virus Corona, bao gồm việc gỡ bỏ các bài viết có nội dung sai sự thật bị báo cáo bởi các cơ quan y tế.
Phạm Lê (Dẫn bài của Minh Bảo).
Previous
Next Post »