Tâm sự sau Hiệp Đinh EVFTA…

Trước tiên cần nói rõ đây chỉ là tâm tư của tôi, một người không có hiểu biết về kinh tế nhất là ở tầm vĩ mô.
Nói đúng ra tôi cũng có biết đôi chút bán hàng, thời bao cấp thỉnh thoảng cũng có lúc bán vài cái áo, cân đường, hộp sữa…nhu yếu phầm theo tiêu chuẩn phân phối nhưng bóp miệng bán đi đề bù vào tiền lương ít ỏi. Khi kinh tế thị trường mở ra doanh nghiệp phát triển tôi cũng chỉ hiểu lơ mơ không tìm hiểu kĩ Luật lệ cách thức và lăn lộn vào thương trường để trở thành donh nhân càng khá giả càng tốt. Vì thế kiến thức về kinh tế của tôi qủa là non kém.
Mấy hôm nay khi nghe tin EU kí Hiệp định Thương mại Việt Nam- EU với nội dung ta cũng có lợi và họ cũng có lợi. Nhưng cũng có nhiều thử thách với Việt Nam không phải là họ biếu không để ta hưởng lợi, mà ta phải gồng lưng khai thác cái lợi trong Hiệp định mới hòng tăng trưởng. Khi đó, EVFTA lập tức sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU. Hai phần ba (tương đương khoảng 65%) giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU và 71% hàng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được tự do hóa ngay tại thời điểm nói trên.
Những dòng thuế còn lại sẽ được bãi bỏ theo lộ trình 10 năm tới. EVFTA cũng bao gồm các quy định quan trọng về bảo vệ môi trường và quyền lao động, giúp Việt Nam hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Đúng như ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận xét: “Bên cạnh những thách thức hiện hữu vẫn có những cơ hội vàng đang mở ra. Tác động kép của cả COVID-19 và EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc không gian thị trường của nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng cường tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào các thị trường bên cạnh và nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu”.
Bởi như chúng ta đã biết, EU là một trong số những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch năm 2019 đạt 41,48 tỷ USD và nhập khẩu đạt 14,91 tỷ USD.
Tuy nhiên, cơ hội nào cũng đi kèm thách thức. Không phải bỗng dưng mà EVFTA được coi là một hiệp định thương mại tự do “kiểu mới”, có “chất lượng cao” và cũng có những lý do nhất định mà phải mất rất nhiều thời gian để các bên qua nhiều vòng đám phán, “đấu trí” căng thẳng mới đi đến được thoả thuận cuối cùng.
Lợi ích của EVFTA và EVIPA không chỉ nằm ở vấn đề thuế quan mà như đã nói, còn nằm ở những vấn đề khác như cải cách môi trường kinh doanh đầu tư, hoàn thiện thể chế - lợi ích mà cũng chính là thử thách vậy!
Theo đó, vấn đề còn lại chính là nằm ở khâu thực hiện. Phải có một sự rà soát, thống nhất trong hành động từ trên xuống, từ cơ quan nhà nước cho đến doanh nghiệp, người dân… Chúng ta sẽ phải minh bạch hơn, sòng phẳng hơn và năng lực cũng càng phải được nâng lên hơn nữa mới đáp ứng được những yêu cầu mà phía đối t
Nhớ mấy năm vừa qua khi HD chưa được EU chấp thuận nhất là trong giai đoạn lùm xùm vụ Trinh Xuân Thanh ở Đức, gần đây vụ Đồng Tâm nổi lọan mạng XH ầm ào EU không kí HĐ gây bao khó khăn tổn thất cho Việt Nam họ đổ lỗi nói xấũ Việt Nam ta.
Tôi cũng lo chứ đất nước khó khăn thì mình cũng bị ảnh hưởng không về kinh tế thì về tinh thần. Nay HĐ đã kí kết có nghĩa là nỗi lo của mình là không có cơ  sở, vì chẳng phải tự dung người ta kí phải nhìn thấy cái gì có lợi cho họ chứ. Cái gì ỏ đây tôi trộm nghĩ nôm na là thế và lực của Việt Nam ta giờ đã khác nhiều được đem ra so sánh cân đo mới đi tới kí kết.   
Phạm Lê

Previous
Next Post »