DỊCH
CORONA VÀ NHỮNG ‘CHUYÊN GIA GIEO RẮC VIRUS SỢ HÃI
Mỗi lần dịch bệnh truyền nhiễm bộc phát là cơ hội cho vài người
hay vài nhóm người sản xuất ra những thông tin gây sợ hãi trong công chúng và
cùng lúc phê phán nhà chức trách.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn là giáo sư dịch tễ học thuộc Đại học
Notre Dame, Australia. Ông là người gốc Á châu duy nhất được bầu vào Viện hàn
lâm Y học Australia và cũng là người gốc Việt đầu tiên trở thành viện sĩ Viện
Hàn lâm Y học Australia. Đây là bài viết riêng của ông cho Zing.vn.
Bài viết của ông dài không thể dẫn chứng chi tiết xin chép những nhận xét chính để tham khảo...
""Thực phẩm đang bày bán trong các siêu thị ở Australia nhiễm
virus corona (2019-nCoV). Bill Gates và các tập đoàn dược tạo ra siêu vi khuẩn
để bán thuốc. Mạng xã hội tiếng Việt lan truyền thông tin đã tìm ra liệu pháp
điều trị bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV.
Tất cả những thông tin như thế đều là ngụy tạo, bị bác bỏ thẳng
thừng. Tình trạng gây nhiễu thông tin này không chỉ gây hoang mang mà còn gieo
nỗi sợ hãi cho xã hội, tạo kích động trong cộng đồng.
Mỗi lần dịch bệnh truyền nhiễm bộc phát là cơ hội cho vài người
hay vài nhóm người sản xuất ra những thông tin gây sợ hãi trong công chúng và
cùng lúc phê phán nhà chức trách.
Tại sao cứ mỗi lần có dịch bệnh thì lại xuất hiện tình trạng
nhiễu thông tin?
Tôi nghĩ đến những nguyên nhân liên quan đến sự tò mò của công
chúng trước sự kém minh bạch của nhà chức trách, và sự xuất hiện của truyền
thông xã hội trong khoa học hiện đại.
Môi trường kiến thức khoa học bất định là một mảnh đất màu mỡ
cho các tin đồn và tin giả. Có những người thích “câu view” chịu khó sản xuất
ra những clip về dịch bệnh bằng cách cắt dán từ nhiều nguồn phi khoa học, và họ
trở nên nổi tiếng, thậm chí có thêm thu nhập từ YouTube. Rất nhiều bản tin trên
báo có những tựa đề rất nghiêm trọng hay làm cho người ta nghĩ đến virus corona
đang giết chết bao nhiêu người, nhưng nội dung thì không có bất kỳ chứng cứ
nào. Càng có nhiều thông tin, con người cùng lúc càng đối diện nhiều thông tin
nhiễu.
Năm nay cũng siêu vi khuẩn corona (cùng “dòng họ” với virus
gây ra dịch SARS và MERS) gây tác động cho hơn 20.000 người (tính đến ngày
4/2/2020), và số liệu chưa đầy đủ cho thấy tỉ lệ tử vong từ 1,5 đến 3%.
Càng có nhiều thông tin, con người cùng lúc càng đối diện nhiều
thông tin nhiễu. Khả năng phòng chống dịch trên thế giới có nhiều tiến bộ, và
chúng ta có lý do để kỳ vọng rằng dịch Vũ Hán rồi sẽ là quá khứ. Trước đây, dịch
SARS hoành hành khoảng 12 tháng. Trong tình huống xấu nhất, các nhà khoa học dự
báo rằng dịch Vũ Hán cũng sẽ còn với chúng ta 12 tháng và có thể ảnh hưởng đến
hơn 100.000 người.
Một tình huống khác là virus mới sẽ hoà nhập vào các dòng
virus gây cúm mùa và tồn tại với chúng ta. Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm kiểm
soát dịch bệnh trong quá khứ, và chúng ta có lý do để tin rằng dịch Vũ Hán sẽ
có tác động tối thiểu ở Việt Nam"".
Phạm Lê (Sưu tầm)
0 Komentar