TO BE OR NOT TO BE


Suy nghĩ nhân ngày Thương hiệu Việt Nam- 20/4/2008

Tồn tại hay không tồn tại ( To be or not to be) là thành ngữ trong vở kịch Hamlet nổi tiếng của kịch tác gia người Anh - Shakespear. Trong đời sống bình thường hàng ngày, cuộc đời của một con người, chứa đầy những rủi ro giữa sự thành đạt hay bất thành về sự nghiệp, tình yêu, ước mơ hay tham vọng .Đối với người này có thể dễ dàng đạt được mọi thứ ( chưa đề cập đến khía cạnh có năng khiếu cơ hội hay thủ đọan, nhiều khi lại là yếu tố cần cho nghệ thuật quản lý ), nhưng ngược lại đối với người khác thì mọi cái không phải dễ dàng, có khi phải trả giá. Âu cũng là số phận ( the destiny) mà Ông Trời chỉ dành cho mỗi người một thân phận riêng không ai giống ai hòan tòan Vì vậy từ xa xưa môn bói tóan, tử vi, hay thói quen đến lễ cửa Phật, cửa Chúa để cầu xin điều tốt lành hay cầu xin sự phỏng đóan hậu vận đã phổ biến đến mức thành tục lệ .Ngày nay thời buổi kinh tế tri thức ( nôm na là thởi buổi chỉ cần một cú click chuột PC đã có thể tức khắc tiếp cận với kiến thức của cộng đồng, xã hội trong nước, thậm chí còn ra cả nước ngòai, như các nước trong các khu vực khác nhau và cả thế giới để áp dụng đưa đến hiệu quả kinh tế về thời gian và tiền bạc- The time is as money .
Về kinh tế trí thức đã có nhiều tranh luận, hội thảo ở nước ta, theo TS Ngô Vĩnh Long ( giảng viên đại học Maine-Mỹ) cho là kinh tế trí thức thực chất bắt nguồn thừ khái niệm phổ biến là Knowledge based economy ( nền kinh tế dựa trên hai nền tảng cơ bản là “ công nghệ thông tin” và “ kiến thức của con người" , ở Mỹ người ta còn gọi đó là nền kinh tế mới NAE – New American Economy hay New Economy . Vì vậy trong thời đại của NE kiến thức của con người đóng một vai trò rất quan trọng, vì công nghệ thông tin chỉ là công cụ và lại thay đổi và phát triển liên tục nhờ những tiến bộ về KHCN, nếu con người không nắm bắt được những kiến thức mới và thành thạo sử dụng các thiết bị thông tin truyền thông thì không thể làm việc có hiệu quả kinh tế .Do đó đã hình thành môn khoa học Human resources management ( Quản lý nguồn nhân lực ). Một vị GĐ thời bao cấp chỉ cần đủ phẩm chất chính trị ? là có thể làm việc từ vị trí này sang vị trí khác, có khi còn chéo nghề.Nhưng ngày nay đã có nhiều lớp đào tạo GĐ khác nhau như: GĐ Điều Hành –CEO ( Chief Executive Officer ); GĐ Kinh doanh ( Sales and Marketing Manager);GĐ Tài chính ( Financial Manager);Giám đốc Nhân lực (Human Resoureces Manager)Giám đốc chất lượng ( Total Quality Manager); GĐ dự án( Project Manager) ......

Đối với các DNNhỏ vàVừa thường chỉ có 1 GĐĐH theo kiểu N+1, nghĩa là phải kiêm nhiệm các chức năng của các GĐ chuyên sâu khác. Cạnh tranh là đặc điểm nổi bật nhất của Kinh tế thị trường, do đó yêu cầu về chất lượng nhân sự rất cao từ BGĐ đến nhân viên, do thương trường cũng là chiến trường. Vì vậy bên Pháp có câu : La plus grande immoralité est de faire un métier qu’on ne sait pas” (Điều vô đạo đức nhất là làm nghề mà mình không biết ) Do đó yêu cầu về tự học rất cao khi chuyển từ lĩnh vực nghề nghiệp này sang nghề nghiệp khác. Trong thời buổi nào cũng vậy dù là góc độ Nhà nước hay góc độ tư nhân cũng cần rất nhiều người tài ( hiểu nôm na là những người thạo việc, biết nhìn xa trông rộng và có trách nhiệm ). Khái niệm thế nào là người tài cũng có nhiều ý kiến khác nhau, riêng về khía cạnh kinh doanh ( business) người ta hay nêu 10 kỹ năng của người tài là :

1. Rành về kỹ thuật ( Technological savvy) vì trong thởi buổi KHCN phát triển mạnh mẽ như ngày nay không có lĩnh vực nào không liên quan đến KT hay CN, dù ít hay nhiều cũng phải biết những khái niệm cơ bản.

2. Có khả năng quản lý kiến thức: ( Knowledge management) đó là khả năng biết thu thập, sử lý và áp dụng thông tin trong kinh doanh.

3. Có khả năng giữ được sự cân bằng về tình cảm( Emotional balance ) Kinh doanh là phải biết đối phó với nhiều bất trắc rủi ro, nhiều khi chưa lường hết được, rồi lại bị sự chi phối tâm+lực để cân bằng giữa nhu cầu của cá nhân , gia đình với nhu cầu công việc của công ty.Giữ được thăng bằng về tâm hồn là tránh hay giảm được stress là căn bệnh mà giới doanh nhân thường gặp.

4. Biết chủ động trong mối quan hệ ( Relationship management)

Trong nội bộ công ty cũng có nhiều quan hệ với nhân viên chính làm việc thường xuyên theo HĐLĐ, nhân viên phụ làm bán thời gian,cộng tác viên, nhân viên tạp vụ….Ngòai công ty có quan hệ với các cơ quan quản lý trực tiếp (thường là thuế ,sở KHĐT…) với khách hàng tiềm năng và triển vọng,với các đồng nghiệp tốt và kể cả các đối thủ cạnh tranh.Chủ động trong quan hệ là biết mình biết người để có đối sách thích hợp,vì vậy trong thời gian gần đây còn xuất hiện nghề PR – Public relation( Quan hệ cộng đồng )

5. Khả năng thích ứng tốt với công việc ( Adaptability )

Trong diễn biến triển khai công việc hàng ngày đã xuất hiện nhiều tình huống thuận lợi cũng như khó khăn, đòi hỏi từ nhân viên đến GĐ phải có tính năng động ( dynamic) để thích ứng với tình huống xảy ra với tư cách là một người tư vấn (mentor) hay một người biết làm việc theo nhóm (team-player).

6. Hiểu những yêu cầu cơ bản của quản lý nguồn lực(Resources Management )

Nguồn lực trong một DN có nhiều dạng, chủ yếu là nhân lực và trang thiết bị và cơ cấu tổ chức hợp lý.Quản lý nguồn lực dựa trên cơ sở lập ra qui chế họat đông, chức năng nhiệm vụ từng bộ phận và trang bị các phần mềm phục vụ cho công tác quản lý điều hành.

7. Đạo đức kinh doanh ( Business Ethics):
Tổng hợp của các đạo đức chuẩn mực trong quan hệ nội bộ công ty ( giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viênvà nhân viên) và quan hệ bên ngòai ( giữa công ty và khách hàng ,giữa công ty với
các cơ quan quản lý, giữa công ty với các đối thủ tiềm tàng và cạnh tranh...)

Thọat nhìn thì nghĩ rằng ngày THVN chả có liên quan gì với chi họ Cụ Quang. Nhưng từ thời xa xưa
Cụ Nội Lê Thị Cả (thân sinh ra Cụ Quang ), rồi tiếp nối là Cụ Bà Quang đã họat động kinh doanh với thương hiệu quen biết xa xưa là hiệu thuốc PHÚ ĐỨC, sau này các con cháu như Ông Phạm Vĩnh Di, Phạm Vĩnh Tiến, Phạm Minh Phượng, Đòan Ngọc Khanh , Phạm tuấn Minh, Lê Bạch Hoa, Vũ anh Tuấn, Nguyễn thị Phương Thúy, Phạm Ngọc Cường,Trần thị Bích Uyên,Tô Minh Hương…đã nối tiếp họat động kinh doanh dù với qui mô khá nhỏ bé và nhiều khi cô độc chơi vơi không được " vững chắc" như các Tư nhân Đại Gia có nhiều bệ đỡ và bệ phóng .Thương trương là chiến trường , ở lĩnh vực này cũng cần nhiều người tài như : tính chủ động, tính quyết đóan,tính hòa đồng, tính hài hước, tính hiếu kỳ và tính trách nhiệm….Dù rằng hiện nay đã có nhiều THVN nổi danh trong và ngòai nước ? nhưng nhận thức về bản chất của TH và giá trị của TH cũng chưa phải là thống nhất: Thương hiệu thực chất có hai thành phần : tài sản hữu hình ( là những sản phẩm cụ thể kèm theo nhãn mác, logo, slogan đã đăng ký SHTT) và tài sản vô hình là trình độ quản lý và năng lực của đội ngũ nhân viên của công ty tạo ra chất lượng sản phẩm để đạt được sự thiện cảm và tín nhiệm của người tiêu dùng ( rất khó đăng ký SHTT và định lượng ) Nôm na "Brand ( Thương hiệu ) là Registered trade mark, slogan, logo with customers ‘s confidences "

T.B Theo Báo SGTT số 44 ngày 21/04/2008 chào mừng ngày THVN Bô Công Thương đã tuyển chọn được từ
1000 thương hiệu ra 30 thương hiệu tiêu biểu tham gia chương trình TH Quốc Gia VN đó là các Công ty sau : Agifish,An Phước, Biti's, BM Plasco,Cadivi,Casumina,CMS,Điện Quang,Hòa Bình, Kinh Đô,Minh Long 1,Nhà Bè,OPC, Phong Phú,PTS, Rạng Đông, Robot,Sabeco,Saigontourist Savimex, SJC, Thipaco, Tigifood, Trường Thành, Vietcombank, Vinaconex,VNPT
( Tùy bút viết trên cơ sở xuy nghĩ cá nhân và tham khảo trên mạng )
P.V.D

Previous
Next Post »