Lại nói chuyện “Biết tao là ai không?"

Chiều nay tôi vừa đọc báo Thanh Niên đưa tin vào khoảng 15 giờ ngày 10.4, Trần Trường An chạy xe không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang đi qua khu vực chốt  kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của xã, do lực lượng công an và dân quân của xã Lộc An, Lộc NInh chốt trực.
Phát hiện, lực lượng làm nhiệm vụ đã thổi còi ra tín hiệu dừng xe. Ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng Công an xã đã nhắc nhở An phải đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang rồi cho đi qua. Nhưng vừa đi qua chốt An nẹt ga xe máy khiêu khích, lát sau quay về dùng dao đâm ông Phong và nói “Mày biết tao là ai không?”. Tất nhiện là An bị khống chế bắt tại trận hiện chờ xét xử.
“Mày biết tao là ai không?” và phiên bản na ná nghe quen quen, nhớ lại đã thấy ở một vài trường hợp như ông lái xe máy vi phạm Luật giao thông đe cảnh sát, đại gia đi máy bay cũng nói thế với tiếp viên khi bị nhắc nhở.. Đến một  thường dân nơi khu phố tôi ở giữa Thủ đô Hà Nội có lần đã sang tận nhà tôi đe: “Có biết nhà tôi là ai không”. Chả là ông thợ nề chỉ chót khoan một lỗ nhỏ mới chớm sang tường rào nhà ông ấy rồi thôi (Chỉ là tường rào thôi nhé). TÌm hiểu mới biết ông hàng xóm lấy uy bà chị lúc đó còn đang là Quận Phó một quận Thủ đô để hù dọa.
Đến đây thì quí vị chắc cũng sẽ nghĩ ngay nguồn gốc câu nói này là từ những người có chức quyền, có địa vị xã hội, hoặc chỉ là dân thường nhưng dựa hơi dựa thế họ hàng người thân ra oai bắt nạt thiên hạ. Nhưng giờ khi lò của TBT Nguyễn Phú Trong đã cháy, thì không chừa một ai, không có vùng cấm.
Phạm Lê.

Previous
Next Post »