Ngoại chuyện Tết (3 và hết)

Đã tới lúc gọi tên phong cách Việt Nam
Phòng ngự phản công kiểu Park Hangseo đó là cách chơi không dễ thực hiện. Nó đòi hỏi cầu thủ nhận bóng phải đủ thông minh để nhận ra khoảng trống phù hợp trên sân, phải đủ nhanh nhẹn để lẻn vào đó trước khi đối thủ phát hiện ra, và phải đủ khéo léo để có thể,  bằng một chạm, vừa khống chế được bóng vừa chuẩn bị cho tình huống tiếp theo. Nó cũng đòi hỏi cầu thủ chuyền bóng phải có kỹ thuật tốt (các đường chuyền vào khoảng trống thường là những đường chuyền xuyên tuyến, không gian cho đường chuyền rất chật hẹp), và giấu được ý đồ chuyền bóng.
Nhưng người phù hợp và được hưởng lợi nhiều hơn cả từ cách chơi này là Công Phượng. Không có gì phải tranh cãi về việc anh đã có một giải đấu xuất sắc. Trận đấu với Nhật Bản thậm chí có thể xem là trận đấu hay nhất trong sự nghiệp của anh. Khác biệt nằm ở cách cầu thủ người Nghệ An nhận bóng. Thay vì di chuyển ra biên và nhận bóng bên ngoài khối phòng ngự của đối phương, Công Phượng thường chủ động tấn công vào khoảng trống sau lưng tiền vệ và trước mặt trung vệ của đối thủ. Với một động tác chạm bóng và xoay người tốt, anh có thể lập tức thực hiện những pha đi bóng xộc thẳng vào vòng cấm.
Không đi thì không thành đường. Nhưng đi mãi mà không tới đích thì cũng cần phải thay đổi. Bóng đá Việt Nam suốt bao nhiêu năm cứ loay hoay mãi với bài toán định hình phong cách là vì thế. Nhưng với những thành công liên tiếp của các đội bóng do HLV Park Hang-seo dẫn dắt, có lẽ đã tới lúc chúng ta nghiêm túc đặt vấn đề về việc hệ thống hóa những công việc mà nhà cầm quân người Hàn Quốc và đội ngũ trợ lý của ông đã làm.
Phạm Lê (sưu tầm)
Previous
Next Post »