Câu chuyện chi họ nhân ngày 8.3

Cuộc sống gia đình chẳng có luật định nhưng đã thành thông lệ bất thành văn vợ lo cơm nước việc nhà, chồng lo việc sự nghiệp tương lai. Nhưng nếu đức ông chồng nào làm được việc thổi cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa chắc chắn sẽ được các bà vợ hả lòng không còn điều gì phàn nàn được nữa...
Ở chi họ ta cánh ông chồng trẻ tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng thế hệ con cụ Quang thì tôi rõ có nhiều tấm gương giúp vợ việc nhà.
Đơn cử người đầu tiên phải kể tới là ông Trưởng thứ Phạm Vĩnh Ngọc do cuôc sống lăn lộn vất vả từ thời sinh viên nơi Tây Bắc, ông là người đi chợ nấu ăn rất giỏi, biết thưởng thức và biết nấu nhiều món ngon đặc sản.
Tuy nhiên người có thâm niên nấu ăn nhiều năm nhất lại là ông Trưởng nam Phạm Vĩnh Di. Nếu không nhầm từ ngày nghỉ hưu cach nay hơn hai chục năm, ông lui về làm chân đầu bếp cho gia đình để vợ tiếp tục làm việc cho tới tận ngày quá tuổi nghỉ hưu tơi hơn hai mươi năm, trở thành người có thâm niên hành nghề lâu nhất chi họ. 
Và ông Trưởng cũng là nhân vật đặc biệt chuyên gia một ngành năng lượng quan trọng đã xếp bút nghiêm lo toan công việc bếp núc. Kết quả cũng mỹ mãn ngần ấy năm bếp ăn ngăn nắp, đỏ lửa ấm no hàng ngày, chưa thấy có một trục trặc nào đáng tiếc sảy ra.
Còn nhiều ví dụ nữa nhưng do khuôn khổ bài viết có hạn chỉ xin dẫn chứng vậy. 
Nhân ngày 8.3 hy vọng các ông chống trẻ chi họ noi gương làm công việc gia đình cho các bà vợ đỡ vất vả.
Phạm Lê
Previous
Next Post »