Lại nói về Bóng đá SẠCH

Nhân nhà thơ chi họ Phạm Nhân trên Viber đề cập tới Bóng đá SẠCH, ngay sau khi U22.VN đoạt Huy chương Vàng SEA Games 30. Vốn không biết làm thơ, tôi chỉ xin vài lời bàn luận thêm.
Ông bạn tôi một cựu Tuyển thủ Tuyển Bóng đá Quốc gia, Thủ quân đội bóng lừng danh Thể Công một thời đã nói đại ý “Nếu muốn Vô địch, thì chúng ta đã vô địch từ lâu rồi, nhưng…”. Ý anh ấy là do có những tiêu cực và cả điều hành bao cấp nền bóng đá đá nước nhà tồn tại trong một thời gian quá dài.
Thực tê Việt Nam và Thái lan dường như cùng bước vào bóng đá chuyên nghiêp từ mùa giải 2000-2001. Nhưng bóng đá Việt Nam điều hành vẫn theo cơ chế bao cấp, không tự nuôi được bằng bóng đá. Với cơ chế này người ta nhận ra có mầm mống để tiêu cực nảy sinh.
Chúng ta chắchẳn còn nhớ nhiều vụ tiêu cực trong bóng đá như vụ Trung vệ CAHN Lã Xuân Thắng nhàm thẳng khung thành đã bỏ trống của đội mình sút thủng lưới cốt thua trên sân Hàng Đãy giải VĐQG 1997. Anh ta khẳng định: "Tôi làm tôi chịu, nhưng tôi làm có phải chỉ vì mình tôi đâu?".
Vụ án tiêu cực liên quan đến Trần Phi Sơn (Sơn cao) cũng năm 1997, được cơ quan chức năng triệt phá bắt nguồn từ việc cầu thủ Trương Văn Dưỡng của đội Hải Quan bị "xã hội đen" đe dọa, đòi cắt gân chân vì "lật kèo". Vụ này Trương Văn Dưỡng nhận án tù 1 năm. Tuyển thủ quốc gia Nguyễn Phúc Nguyên Chương bị phạt 10 tháng tù cho hưởng án treo và 2 năm thử thách vì tội đánh bạc.
Tiếp đến vụ án trọng tài tiêu cực xảy ra ở giải VĐQG năm 2004, liên quan đến trọng tài Lương Trung Việt, Phạm Hữu Lộc, Trương Thế Toàn, Hoàng Thế Dũng, Lê Văn Tú, cùng lãnh đạo một số đội bóng như Nguyễn Tiến Huy, Vũ Tiến Thành (NHĐA), Lê Văn Cường (Tôn Hoa Sen - Cần Thơ)…
Ngay cả khi bóng đá Việt Nam đã vận hành theo cơ chế chuyên nghiệp 14 năm, vào năm 2014 các cầu thủ đội Đồng Nai vẫn móc nối bán độ lấy tiền. Sáu cầu thủ liên quan đã phải ngồi tù và bị LĐBĐ Việt Nam (VFF) cấm vĩnh viễn tham gia các hoạt động bóng đá do VFF quản lý.
Cuối cùng phải nói tới Vụ các tuyển thủ U23 Việt Nam bán độ chấn động ở SEA Games 2005 tổ chức ở Philippin. Bảy cầu thủ gồm Quốc Vượng, Văn Quyến, Quốc Anh, Văn Trương, Hải Lâm, Bật Hiếu và Phước Vĩnh đều "dính chàm" với tổng số tiền bán độ và cá cược hơn 500 triệu đồng.(Hiện còn duy nhất cầu thủ Anh Đức vừa từ giã đội tuyển cũng có mặt năm đó, nhưng không dính líu tiêu cực).
Bảy tuyển thủ này sau đó phải ngồi tù, tiêu tan sự nghiệp trong tủi nhục tiếc nhất là trong đó có thần đồng Phạm văn Quyến. Cú tiêu cực chấn động này cùng với thất bại 0-3 trước U23 Thái Lan trong trận chung kết ở SEA Games 2005, đưa bóng đá Việt Nam rơi xuống vực sâu, mất hết cả lòng tin với người hâm mộ.
Từ đó bóng đá Việt Nam chìm trong bóng tối, buộc các nhà điều hành phải tìm đường đi. Đó là sự ra đời của Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) vào mùa giải 2012, để điều hành các giải chuyên nghiệp quốc gia, trong đó có V-League.
Bóng đá Việt Nam bắt đầu vận hành theo hướng chuyên nghiệp thực sự, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn. Dù vẫn còn những tồn tại nhất định nhưng hướng đi đó là đúng hướng, để bóng đá Việt Nam có được thành quả như ngày hôm nay.
Hai năm nay, từ ngày có ông Thày người Hàn Quốc HLV Bóng đá Park Hangseo với các lò đào tạo cầu thủ mở đầu là của ông bầu Đức HAGL, một lứa cầu thủ tài năng đạo đức tốt ra đời bóng đá Việt Nam trở nên SẠCH. Nhờ đó thu hút sự quan tâm của người hâm mộ nước nhà. Minh chứng là ngay trong SEAGems 30 vừa rồi, hai thủ môn Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Văn Toản phạm phải hai sai lầm ngớ ngần cả về kĩ thuật và tinh thần. Nhưng dư luận không hề có một lời nghi vấn về tiêu cực của hai cầu thủ này.
Nhờ bóng đá SẠCH, chúng ta đã có hai năm thành công với Hạng nhì U23 Châu Á (2018), Vô địch AFF Cup ĐNA (2018) và Vô địch U.22 SEAGames 30 (2019). 
Cuói cùng người hâm mộ bóng đá chi họ ta cũng như cả nước, luôn mong muốn Bóng đá Việt Nam tiếp tục SẠCH để có thêm những thành tích vang dội mới.
Phạm Lê
(Có tham khảo bài viết tren mạng)


Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Bài viết của cậu hay quá. Cháu chia sẻ nhé.

Balas