Trung Thu, Cốm Làng Vòng

Tuổi thơ của tôi gắn liền với đèn ông sao, trống quân, bánh dẻo, bánh nướng và không thể không có Cốm làng Vòng Hà Nội.  Làng Vòng trước có tên là thôn Hậu, thuộc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Xưa, đây là làng nghề truyền thống lâu đời khu vực vùng ven của Hà Nội chuyên sản xuất Cốm.
Quy trình làm Cốm có nhiều công đoạn song việc chọn nguyên liệu chủ yếu Gạo là khâu rất quan trọng, Gạo phải là lúa nếp hoa vàng và là loại lúa non, nhưng không non quá Cốm bị nát, cũng không già quá sẽ cứng ăn mất vị ngon.
Có thành phẩm Cốm rồi việc chọn lá gói cũng rất khắt khe,  phải đạt yêu cầu vừa bắt mắt vừa đảm bảo giữ được độ ẩm, thơm ngon của Cốm,  Vì thế người ta dùng lá ráy gói lót trong giữ ẩm, lá sen bọc ngoài cho đẹp giữ được màu xanh, hương thơm của Cốm, sau đó dùng lạt buộc bằng chính thân cây lúa.
Vụ Cốm mùa thu kéo dài khoảng 3 tháng, bắt đầu từ mùng 1 tháng 7 Âm lịch trở đi.  Độ ngon ngọt thơm mềm và xanh màu tự nhiên của Cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, Cốm mộc là nếp cuối màu hạt to và cứng thường để rang khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau.

Ở làng Vòng hiện không còn nhiều người theo nghề Cốm nữa. "Cả làng chỉ còn chưa đến chục gia đình còn theo nghề, vì nghề này vất vả mà thu nhập lại thấp, các thế hệ con em ở làng Vòng đã gần như bỏ hẳn". Ngày nay để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, ngoài sản xuất Cốm truyền thống còn có bánh Cốm, bánh phu thê cũng rất ngon.
Ở chi họ ta hiện còn duy nhất bà Kim Anh là vẫn giữ được nếp dùng Cốm Làng Vòng. Nhờ có nguồn tin cậy vào những dịp gặp gỡ chi họ bà hay làm quà cho mọi gia đình một gói vài lạng Cốm chính hiệu Làng Vòng.  Hôm nay ngày Trung Thu tôi lấy ra từ ngăn đá tủ lạnh một gói Cốm bà Anh cho để dành đã nhiều tháng nay cho có hương vị Cốm.
Phạm Lê

Theo Hữu Nghị (Dân trí)

Previous
Next Post »