MARTIN LUTHER KING DAY



MARTIN  LUTHER  KING  DAY
Thứ hai ngày 15 tháng 1 nước Mỹ kỷ niệm cuộc đời và những hoạt động vì quyền con người của Martin Luther King (MLK), người mà nếu còn sống thì năm nay tròn 89 tuổi.
Nhà truyền giáo, người đoạt giải Nobel hòa bình và nhà hoạt động vì quyền con người đã cống hiến cuộc đời mình cho “hòa bình, công bằng xã hội và cơ hội cho tất cả người Mỹ”.
MLK sinh ngày 15 tháng 1 năm 1929 tại Tp. Atlanta, tốt nghiệp đại học tại Boston và mất năm 1968 tại Memphis. Chỉ với 39 năm hiện diện trên đời nhưng MLK đã để lại di sản to lớn với hàng chục cuốn sách, các bài diễn văn ấn tượng trước đông đảo công chúng, trong đó nổi tiếng nhất là câu nói “Tôi có một giấc mơ” – cũng là nhan đề một cuôn sách của ông.
Hoạt động của Martin Luther King tập trung vào truyền bá tư tưởng về quyền con người, công bằng xã hội, xóa bỏ phân biệt chủng tộc… Điều đặc biệt là ông kiên trì theo đuổi đường lối hòa bình trong xóa bỏ bất công và phân biệt chủng tộc và vì thế đã được cả người da trắng, cả người da màu ủng hộ.  Đó cũng là lý do chính để  ông được xét tặng giải thưởng Nobel hòa bình.
Từ đầu năm 1971, tức sau 3 năm MLK mất tại Memphis, bang Tennessee, nhiều thành phố và thành phố và bang ở Mỹ bắt đầu có những hoạt động kỷ niệm MLK mà bây giờ được gọi là ngày MLK.  
Năm 1983, Tổng thống Ronald Reagan đã ký văn bản đưa ngày sinh nhật (15 tháng 1) của MLK là ngày nghỉ của liên bang để vinh danh ông (số ngày nghỉ làm việc do liên bang quy định chỉ khoảng 10 - 12 ngày trong năm). Ba năm sau đó, đổi lại chọn ngày thứ hai tuần thứ ba của tháng Giêng làm ngày MLK để nghỉ liền với thứ bảy chủ nhật. Ngày được chọn sẽ thường sát với ngày sinh của MLK.    
50 năm sau khi MLK mất, các câu nói nổi tiếng của ông vẫn còn vang vọng đến bây giờ. Sau đây là trích dẫn một số câu nói điển hình của MLK:
1.     Về công bằng: “Bất công ở đâu đó sẽ đe dọa công bằng ở khắp mọi nơi”
2.     Về sự chân thành và tình yêu: “Tôi tin tưởng rằng chân lý và tình yêu thương sẽ có tiếng nói cuối cùng trên thực tế”
3.     Về giáo dục: “Trí thức cộng với cá tính – đó là mục tiêu của nền giáo dục đích thực”
4.     Về phân biệt chủng tộc và bạo lực: “Sự căng thẳng không phải giữa các màu da mà là giữa lực lượng ủng hộ bất công và ủng hộ công bằng”
5.     Về tôn giáo: “Khoa học thì khám phá còn tôn giáo giải thích. Khoa học cho con người trí thức, tôn giáo cho con người sự thông thái. Chúng không loại trừ lẫn nhau mà đồng hành cùng với nhau”
6. Về hòa bình: “Hòa bình thực sự không có nghĩa là không có căng thẳng mà phải có sự hiện diện của công lý”. 


Previous
Next Post »