Xin các cụ hưu trí chi
họ đọc hết bài này, yên tâm xem trận Chung kết ngày mai ủng hộ cho con cháu U.23 chiến thắng đoạt chức
vô địch U23 Châu Á 2018. Nguyên văn:
Dân trí :Mặc dù thông tin 1 thanh niên bị trụy tim khi theo dõi
trận đấu Việt Nam - Quatar trên mạng xã hội đã bị gỡ bỏ vì vô căn cứ nhưng liệu
thực sự có rủi ro ở những người có tiền sử tim mạch, huyết áp khi xem những
trận đấu kịch tính? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn,
Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, về vấn đề này.
Theo PGS.TS Quang Tuấn,
bóng đá nói riêng và thể thao nói chung có tác dụng tích cực với tim mạch. Những
nghẹt thở, căng thẳng trong suốt trận đấu chính là stress dương tính, tức là
stress tích cực.
Những cảm giác “đứng
tim”, “nhói tim”… trong những trận đấu kịch tính chỉ là cảm xúc còn trái tim
của người bình thường hay người bệnh đều hoàn toàn có thể chịu đựng được.
“Trái tim chúng ta được
rèn luyện sức khỏe sau mỗi trận đấu bóng”, PGS.TS Quang Tuấn nói.
Đặc biệt, khi trận đấu
kết thúc với kết quả tích cực, cơ thể sẽ tiết ra một loại hoóc môn hóc vui vẻ,
hưng phấn giúp cho tim đập nhanh hơn, lòng mạch giãn ra và máu đi nuôi cơ thể
cũng nhiều hơn. Nó giúp chúng ta sống khỏe mạnh, yêu đời và gần gũi nhau hơn
“Trong niềm vui chiến
thắng, chúng ta bỏ qua tất cả các rào cản xã hội, cả Việt Nam là một. Đây là
hiệu quả cực kỳ quan trọng của bóng đá, không chỉ là môn thể thao mà là sự gắn
kết”, TS. Tuấn nói.
Minh chứng cho điều này,
PGS.TS Tuấn cho biết, trừ những bệnh nhân nằm cấp cứu, đang trong tình trạng
đặc biệt, còn gần 400 bệnh nhân nội trú (là những bệnh nhân bị tim nặng, không
thể điều trị ngoại trú) vẫn xem các trận đấu bóng đá, đặc biệt là 2 trận đấu tứ
kết và bán kết của tuyển U23 Việt Nam và hoàn toàn không xảy ra bất cứ vấn đề
gì. Thậm chí, có những bệnh nhân bình thường kêu ca đau ngực, tức ngực nhưng
trong cả trận đấu thì trở thành người bình thường.
“Cho tới nay, bệnh viện
không ghi nhận trường hợp nào tới cấp cứu hoặc gọi tư vấn cấp cứu liên quan tới
tim mạch do bóng đá gây ra”, PGS.TS Quang Tuấn nói.
(Tham khảo trên mạng)
2 Komentar
Mong TS.BS Đỗ Kim Chi phu nhân ông PV Di cho thêm ý kiến chuyên môn.
BalasCó những điều thuộc về chuyên môn nên tin BS. Ví dụ VN khuyên người tim mạch không uống cà phê. Ông bạn tôi ba lần mổ tim ở Đức, quả tim của ông ấy xem phim chụp khía ngang khía dọc như quả dứa thế mà ông ấy vẫn uống cà phê. Ông bảo nằm ở Viện Tim bên Đức, BS chẳng bao giờ ngăn bệnh nhân uống cà phê.
Balas