Nghĩ về chữ “Tâm”

Sáng nay Đại lễ Phật đản VESAK đã được chính thức khai mạc trọng thể tại Hà Nội, nhân dịp này xin được có đôi lời bàn luận về chữ Tâm.
Đạo Phật rất coi trọng chữ Tâm, mọi việc lễ nghĩa, xấu đẹp, trong sáng hay đen tối đều ở nơi chữ Tâm.
"Tâm" được coi là gốc của tinh thần đạo đức và hành xử của Phật giáo mà mọi tăng ni phật tử đều phải hướng tới. Người có Tâm tinh thần thanh thản, siêu thoát. Kẻ tà đạo, không có Tâm tinh thần u ám, làm việc gian ác, xấu xa hại đời, hại người. Để được sự trong sáng như thế, phải mất nhiều công ngày đêm tu chí luyện rèn không chỉ nơi cửa chùa, tụng kinh niệm Phật ăn chay, mà phải làm nhiều việc nhân nghiã từ bi bác ái cho đời.
Chuẩn mực “Tâm” trong đạo Phật lại được tiết chế bằng thuyết Luân hồi, Nhân quả hay Quả báo mà tinh thần chủ yếu là mỗi người tự chịu lấy trách nhiệm trước việc mình làm. Đời cha làm nhiều việc tốt, việc thiện nhân nghĩa cho đời (hoặc xấu xa tội lỗi) đời con cháu sẽ nhận đủ niềm vui và hạnh phúc (hoặc đau khổ, tai ưong vật chướng). Đó là gốc để người đi trước suy ngẫm, sống sao cốt để lại cho đời sau toàn điều tốt đẹp, hanh thông.
Theo đạo Phật người đạt được chữ Tâm trong sáng qua tu chí rèn luyện, cao nhất sẽ được lên Niết Bàn. Ở đó là cả một thế giới cao siêu đầy lòng nhân ái, tinh thần thanh thản, bình đẳng bác ái, chỉ có điều thiện không có điều ác.

Triết lí đạo đức đề cao cái Tâm trong sáng cũng là điều chúng ta hằng mong muốn phấn đấu cho mỗi gia đình có được một cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc theo định hướng nước mạnh dân giàu, công bằng, dân chủ và văn minh.

Phạm Lê
Previous
Next Post »