Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh từ năm tôi 5 hay 6 tuổi ở Lãn Ông, cụ bà Tú lấy cán cây chổi lúa quất tới tấp vào một bà chị (xin giấu tên) chỉ vì không chịu đi học. Tháng trước tôi sang Hà Lan thăm con, cháu chứng kiến hằng ngày cả hai cháu vui vẻ đi học. Thậm chí cháu trai nội gần 4 tuổi ngày nào cũng thế trước khi đi học còn i ỉ hát một bài gì đó, tôi nghe chẳng hiểu rồi tự đi giày theo bố mẹ đi học. Tuyệt nhiên chưa hề thấy chúng kêu ca, ì èo không muốn đi học. Học xong về nhà là chúng tìm mọi cách chơi cho đã chẳng quan tâm gì tới bài vở vì đã xong ở lớp, hôm sau lại tiếp tục vui vẻ đi học như thế.
Sớm nay đọc trên mạng mấy lời góp ý (comment) của những người đã học ở trường thực nghiệm của GS.Hồ Ngọc Đại cũng chỉ
là thích đến trường. Một vị nay đã là mẹ nói cách đây gần 30 năm tôi học ở trường
thực nghiệm ấy, ngày đó chúng tôi rất thích đến trường. Bây giờ đến lượt con
tôi cũng rất thích đến trường. Một vị khác thì bảo con tôi vừa ốm dậy là đòi đi
học ngay vì đi học vui hơn ở nhà. Không phải vì trường ấy chương trình học quá dễ,
bà xã tôi dẫn chứng GS.Ngô Bảo Châu và vài ông danh tiếng trẻ tuổi như FGS BS Nguyễn Lân Hiếu tay mổ vàng nổi tiếng hiện nay của Viện tim TW cũng đã từng học tại
đây.
Tôi không có nhiều thời gian
tìm hiểu chi tiết chương trình học ở trường của GS Đại, hay của hai cháu nội
tôi ở Hà Lan. Nhưng trực tiếp cảm nhận ngoài học chữ, chúng có
nhiều thời gian làm quen với kĩ năng sống để biết cách tự sử lí không phải chỉ
biết nghe theo sách vở hoặc chỉ dẫn của người khác.
Tôi lại nhớ thời học ĐHQS ví dụ khi học về truyền dẫn sóng siêu cao tần Rada, chúng tôi phải học thuộc cách dẫn giải để ra công thức sóng siêu cao tân. Muốn như thế phải đánh số các công thức dẫn giải, từ đó chúng tôi cứ theo thứ tự từ công thức 1 (+) công thức 2 rồi kết hợp với công thức 6, 7, 8 để được ra công thức 21, 22, 23 gì đó (mà mỗi công thức thì ôi thôi một lô con số mấy bậc lũy thừa, vi phận tích phân nhì nhằng rối cả mắt). Nhưng kết cục sau kì thi chẳng nhớ gì cả, chỉ còn đọng lại là sóng siêu cao tần phức tạp thật . Hay như hồi học trung học khi học Sử phải học chi tiết trận đánh A, B, C mỗi bên có bao nhiêu quân, bao nhiều súng, bao nhiếu xe từ hàng ngàn thâm chí hàng vạn tới hàng đơn vị lẻ. Lẽ ra chỉ cẩn nhớ nội dung cơ bản, ý nghĩa của trận chiến đó, còn chi tiết thế nào khi cần tham khảo tài liệu có lẽ tốt hơn.
Lại thêm tôi có ông bạn ở Đức ông ấy phàn nàn chữ cháu viết xấu quá. bà Hiệu trưởng hỏi thế ông đọc có hiều không. Ông ấy bảo đương nhiên là hiểu. Bà ấy hỏi tiếp thế có hiểu hết không. Ông ấy trả lời tôi hiểu hết, chẳng thiếu từ nào. Bà ấy cười thế là tốt rồi còn mong gì hơn nữa.
Tôi lại nhớ thời học ĐHQS ví dụ khi học về truyền dẫn sóng siêu cao tần Rada, chúng tôi phải học thuộc cách dẫn giải để ra công thức sóng siêu cao tân. Muốn như thế phải đánh số các công thức dẫn giải, từ đó chúng tôi cứ theo thứ tự từ công thức 1 (+) công thức 2 rồi kết hợp với công thức 6, 7, 8 để được ra công thức 21, 22, 23 gì đó (mà mỗi công thức thì ôi thôi một lô con số mấy bậc lũy thừa, vi phận tích phân nhì nhằng rối cả mắt). Nhưng kết cục sau kì thi chẳng nhớ gì cả, chỉ còn đọng lại là sóng siêu cao tần phức tạp thật . Hay như hồi học trung học khi học Sử phải học chi tiết trận đánh A, B, C mỗi bên có bao nhiêu quân, bao nhiều súng, bao nhiếu xe từ hàng ngàn thâm chí hàng vạn tới hàng đơn vị lẻ. Lẽ ra chỉ cẩn nhớ nội dung cơ bản, ý nghĩa của trận chiến đó, còn chi tiết thế nào khi cần tham khảo tài liệu có lẽ tốt hơn.
Lại thêm tôi có ông bạn ở Đức ông ấy phàn nàn chữ cháu viết xấu quá. bà Hiệu trưởng hỏi thế ông đọc có hiều không. Ông ấy bảo đương nhiên là hiểu. Bà ấy hỏi tiếp thế có hiểu hết không. Ông ấy trả lời tôi hiểu hết, chẳng thiếu từ nào. Bà ấy cười thế là tốt rồi còn mong gì hơn nữa.
Tôi nghĩ có thể có cái gì đó về cách
dạy và cách học mà chúng ta cẩn điều chỉnh. Tôi không phải là nhà giáo và càng
không phải là người nghiên cứu về giáo dục chỉ cảm nhận như thế xin bàn luận tí
chút thế thôi.
Nếu muốn tiếp tục tìm hiểu đề tài này có lẽ phải chờ được nghe ý kiến tham khảo của các NGUT chi họ đã và đang dạy Chi, Tiến, Phượng, Dung, Phương, Thiều Hương và nhà giáo kiêm nhiệm Vĩnh Di.
Nếu muốn tiếp tục tìm hiểu đề tài này có lẽ phải chờ được nghe ý kiến tham khảo của các NGUT chi họ đã và đang dạy Chi, Tiến, Phượng, Dung, Phương, Thiều Hương và nhà giáo kiêm nhiệm Vĩnh Di.
Phạm Lê
1 Komentar
BalasCháu nhất trí với nhận xét của cậu ạ, nhất là với bậc tiểu học, trung học.