Bà Tôn Nữ Thị Ninh nói về Facebook

Trích ý kiến của bà Tô Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao kì cựu  của Việt Nam khi nói về Facebook.  

Tôi đang hướng dẫn một vài nhân viên ngoại giao cách làm việc với truyền thông. Tôi hay nói với các em: quyền hỏi là của báo chí, còn quyền trả lời là của mình; đặc biệt, trong quyền trả lời có quyền không trả lời. Các Tổng thống và Thủ tướng thường 'nhảy' qua câu hỏi, nếu họ cảm thấy không thể trả lời hoặc không phù hợp với chủ đề chung", Nhà ngoại giao kỳ cựu này tiết lộ.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định: từ lâu mình đã ở giai đoạn biết mình muốn cái gì, tức đã làm chủ được bản thân; nên nếu có một ngày, bà lên thử dùng Facebook cũng sẽ không bị sa đà, bởi bà biết khi nào nên ‘say no’, "bởi ‘say no’ luôn khó hơn ‘say yes’".

"Theo quan điểm của tôi, điều tốt của các mạng xã hội như Facebook chính là điều tốt đẹp được phản ánh rất nhanh. Những hoạt động thiện nguyện hoặc gương người tốt qua sự phản ánh của mạng xã hội được lan tỏa nhanh hơn và rộng hơn. Nhưng đồng thời, không ít cái đẹp đang bị bóp nhỏ bởi sự hung hãn, thấp hèn, đen tối… của cư dân mạng xã hội và tình trạng đó ngày càng lan rộng.

Tôi thấy Facebook rất nguy hiểm, vậy nên chúng ta cần phải được ‘tiêm chủng’ rồi mới thu hoạch được cái hay của mạng xã hội và biết thêm cái hay cái tốt của mọi người. Còn nếu chúng ta chưa ‘tiêm chủng’ rất dễ bị lây virus xấu từ trên mạng xã hội", bà Tôn Nữ Thị Ninh phân tích.

Lý do cho sự lệnh lạc ở đây là: khi nói chuyện mặt đối mặt, người ta không dám nói điều xấu bởi sợ phải chịu trách nhiệm; mạng xã hội khiến mọi người nghĩ mình ‘vô hình’ và sẽ không phải chịu trách nhiệm với hành động – lời nói của mình. Nhiều người thậm chí lập một lúc nhiều nickname rồi sẵn sàng văng tục khắp nơi. Rõ ràng, việc nghĩ mình vô danh đã khiến người cư dân mạng dễ dàng thể hiện sự thấp hèn, kéo cái tốt xuống.

"Có thể nói, tôi thuộc trường phái bảo thủ. Tôi vẫn luôn băn khoăn việc có nên để cho trẻ con dùng mạng xã hội hay không?! Tôi bây giờ chưa có cháu, nhưng con trai tôi có quan điểm giống tôi, nên nhiều khả năng sau này nó sẽ không để đứa bé 10 tuổi tiếp xúc với những người lạ trên mạng xã hội như Facebook. Tôi đang nói về Facebook mở, còn Facebook chỉ có một nhóm hẹp lại khác", Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển TP. HCM kết luận.

Vĩnh Thắng sưu tầm

 

Previous
Next Post »