Việc giờ mới kể

Tôi thuộc thế hệ đàn em các vị cao niên, ít có điều kiện được gặp chính thức bác Nguyễn Văn Trân, Nay chỉ xin kể một việc chưa từng kể bao giờ.
Số là giữa những năm Mỹ ngừng mén bom Hà Nội, Thủ đô được  sống trong khung cảnh hòa bình, cảnh giác cao độ phòng khi Mỹ quay lại ném bom tiếp tục. Sau 1968 tôi được triệu tập về đội Bóng đá Bộ Tham mưu Quân chủng PKKQ đóng quân ở Trạm 45C đường Tàu Bay, Bạch Mai. Chúng tôi được ăn tập 3 tháng chế độ tiểu táo quân đội dưới sự hướng dẫn của HLV từ đội bóng chuyên nghiệp miềm Bắc PKKQ để chuẩn bị tham dự giải bóng đá không chuyên toàn quân.
Nhờ thế những ngày Chủ nhật, ngày lễ tôi được về nhà thăm các cụ. Lúc đó tôi chưa hen hò ai nên rất rỗi rãi, vốn có quan hệ thân thiết với anh em bà Ánh Hồng từ ngày còn ở Phan Chu Trinh, vì thế vài lần tôi ghé qua Định Công thăm bà Bé Bảo đang ở đó một mình. Lúc này bà Ánh Hồng, Giao Đu đi học nước ngoài. Thành Công đi bộ đội, Chình Huân đi Tiệp. Lần nào cũng vậy tôi lại làm một cuốc xe đạp Junior có ghi đông cao vổng của cụ ông từ Lãn Ông đưa bà bé Bảo  đến thăm hai cụ Lãn Ông hoặc thăm ông bà Hồ Trúc. 
Một hai lần đến thăm bác Nguyễn Văn Trân ở 51 Hàng Chuối, tới nhà phải chờ bảo vệ xin ý kiến gia đình mới được vào. Tôi nhớ những lần như vậy câu chuyện giữa bà Bé Bảo với ông bà chủ nhà thường cũng nhanh, phần vì bác Trân lúc đó đang là Bí Thư Trung ương Đảng không có nhiều thời gian, phần vì khách còn phải quay về vì đường xa. Hai bác Trân biết tôi là con cụ Quang có thăm hỏi thân thiện, còn tôi thú thật cũng chẳng biết có câu chuyện gì để nói với chủ nhà vì thế luôn im lặng ngồi nghe. 
Từ sau ngày Giải phóng miềm Nam, thống nhất đất nước tôi cũng có một, hai lần giáp mặt  bác Trân ở Hội nghị ngoại giao, ở Định Công và tư gia Ciputra nhưng cũng chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà thôi, chưa lần nào được tiếp chuyện dài với hai bác.
Nay Bác đi xa tôi viết vài dòng như thế, cũng là kể một câu chuyện nhỏ có liên quan tới người quá cố, để tỏ lòng tưởng nhớ tới người họ hàng gấn gũi nối tiếng trong ngoài nước.
Hôm nay với câu chuyện ngắn ngủi này tôi muốn nói lời vĩnh biệt một con người mà sự nghiệp ít nhiều đã có tác động tới tâm tư, tình cảm và chí hướng của thế hệ chúng tôi những năm tuổi trẻ.
Phạm Lê
Previous
Next Post »