Đôi điều nhân “Ngày nhà giáo Việt nam (20-11). Phần I.

Phần I. Không thày đố mày làm nên
Người Việt Nam chúng ta đã quen với câu nói này từ ngày còn là những cô, cậu bé xíu đi học "Không thày đố mày làm nên".
Theo đó hầu như tất cả các bậc cha mẹ người Việt đều cố gắng cho con em được đến trường dù hoàn cảnh ra sao. Nhờ đó chúng ta có nhiều người tài, có trí thức dân tình được mở mang trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Tổng quát thì thấy việc gì cũng cần phải học, không học thì không làm được hoặc là làm được nhưng không đến nơi đến chốn. 
Thực tế đời thường có người không hề tới trường hay học cao vẫn là người tài như tỉ phú Bill Gates, trùm Microsoft không qua Đại học, ca sĩ Opera nổi tiếng thế giới người Y Lucano Pavarotti nghe nói không đọc thông thạo bản nhạc. Mấy ông Kĩ sư hai lúa Việt Nam chế máy nông nghiệp, máy bay, tàu ngầm, di chuyển nhà trăm tấn không qua trường lớp.
Nói đâu xa chi họ ta có những cháu học vấn không cao, nhưng giờ đây vào hạng ngấp nghé “đại gia”, gia đình con cái nhiều triển vọng. Cánh về hưu như tôi chỉ biết ngồi mơ mà nhìn, không biết cách nào làm được như "chúng". Ấy là họ có học nhưng phần lớn là học qua đường đời, chứ đâu có phải chỉ duy đến trường lớp.
Khi Thanh Lam lên tiếng ca sĩ phải có học, đã dấy lên một làn sóng tranh luận gay gắt. Nhiều người ngay lập tức chê bai thậm tệ, nhưng cũng có người bình tâm hơn cho là phần nào cô ấy nói đúng. Ngay đến cô ca sĩ Thu Minh cá tính cực ngầu, cũng đã gửi tới đàn chị lời cảm ơn đã góp ý đúng.
Quả thực tôi rất thích các bài hát tự sự triết lí của Thanh Tùng Lối cũ ta về, Trái tim không ngủ yên, Chia tay hoàng hôn, Biển và em, Một mình...Tôi đã tìm bản nhạc và say sưa tập đàn. Nhưng tôi chỉ mở CD để học cách Thanh Lan nhả chữ, đổ giọng, luyến láy mà bắt chước cho tiếng đàn có hồn, có điệu chứ tôi không xem VCD. 
Chỉ thế thôi vì mấy năm nay xem cô ấy hát kinh lắm, kinh hơn nữa khi song ca cùng Tùng Dương chỉ có gào thét, la hét, trợn mắt, há mồm khoe giọng. Mỗi khi như thế tôi tắt ngay TV, lảng sang kênh khác.
Nhưng thực tâm tôi không "xổ toẹt", vẫn cho là một giọng hát có học bài bản hơn hẳn nhiều ca sĩ khác. Bởi không học làm sao đủ kĩ thuật mà hát được như thế, giữ được nội lực của một giọng hát đẳng cấp như thế (cho dù là khó nghe). Gải sử cứ cho tôi hát thử một đoạn như thế xem sao, tôi xin chịu chết ngay bởi chẳng biết làm thế nào để có đủ cột hơi, đủ kĩ thuật thanh nhạc để gào thét có vần có điệu như thế (?).
Với sự hiểu biết ít ỏi của tôi về ca nhạc, cũng như đá bóng khi tôi chứng kiến những gì đã diễn ra dù có được khen là hay. Nhưng trong sâu thẳm tôi vẫn kịp nhận ra là có học, hay chỉ là nhất thời chốc lát. Chẳng thế mà NSND Trung Kiên đã có lần khuyên một cô ca sĩ giải nhất thần tượng Ido (đại ý) “phải đi học, nếu muốn làm nghề”.  
Nói thế để thấy có học vẫn hơn, vẫn là gôc cần thiết cho mọi công việc. Các cụ nói quả không sai “không thày đố mày làm nên”.
Phạm Lê
Chân dung 3 cố nhà giáo, bậc thầy chi họ Phạm Vĩnh Quang, Lê Uy Vệ, Đoàn Đình Hải.




Previous
Next Post »