Kinh quá cải tiến với cải lùi...

Mấy hôm nay dư luận đang ầm ào với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiển, đã xuất hiện nhiều ý kiến miệt thị chê bai nặng nề chưa thấy tiếng nói ủng hộ chứ chưa thấy nói tới khen.
Tôi không đủ kiến thức để miệt thị, bởi tôi vốn là người bị chê suốt ngày vì lỗi sai chính tả. Nhưng khi nhìn vào ý định cải tiến của ông ấy ví dụ “Tiếng Việt thành Tieq Việt” hay “Giáo dục thành Záo Zuk” thì kinh quá. Một bạn đọc hài hước nếu dựa theo sáng kiến của ông ấy tên một vài cầu thủ bóng đá nổi tiếng những  Công Phượng, Tuấn Anh, Lương Xuân Trường, Đinh Thanh Trung sẽ viết thành Quyễn Kôq Fượq, Tuân An, Luowq Xuân Cươq, Din Wan Cuq. Chắng biết có đúng như sáng kiến của ông ấy không, chứ nếu thật như thế thì ôi thôi kinh quá đọc sao nổi.
Tôi vẫn còn nhớ cách nay hơn 30 năm khi cậu con trai tôi vào học cấp I đúng lúc Nhà nước tiến hành cải cách chữ Quốc ngữ, điển hình là  bỏ bớt nét uốn lượn nay chỉ còn lại những vạch thẳng đứng ở các chữ h và l
Vì cải tiến năm ấy mà chữ cậu ấy vô cùng xấu. Cuộc cải cách năm ấy chẳng thấy ai nói là thất bạị, nhưng cũng chẳng thấy ai nói là thành công cứ thế êm re rồi thì tất cả lại “cù như vẫn”.
Theo ông PGS.TS cải tiến lần này sẽ làm giảm bớt thời gian và giấy tờ khi viết. Nhưng tôi nghĩ chữ Tiếng Việt lâu nay đã ăn sâu vào cách nói, cách viết biết bao thế hệ. mà ngần ấy năm có ai nói tới mất thời gian và tốn giấy đâu mà cải tiến với cải lùi cho rách việc.
Mấy năm gần đây xuất hiện nhiều cải tiến có cái rất vô lí như ngực lép không được lái xe, xe máy phải chính chủ, cấp giấy phép cho Quốc ca và nhiều bài hát đã thịnh hành mấy chục năm rồi ghi tên cả gia đình vào sổ đỏ quyền sử dụng nhà cửa đất đai nay lại thêm cải tiến chữ viết tiếng Việt...làm dư luận đang yên bình bỗng dưng nóng lên ầm ầm.
Theo tôi việc này lớn chứ không nhỏ vì liên quan tới cả nước, nhiều thế hệ vì thế chỉ có những chuyên gia mới hiểu và thẩm định đúng mức sáng kiên này. Ở đây tôi chỉ bình luận trên góc độ những ám ảnh tai hại của lần "cải lùi" chữ viết cách nay đã hơn 30 năm.
Phạm Lê
Previous
Next Post »