Phần III. “Có bột mới gột nên hồ”
Sự học đương nhiên phải có thày và trò,
có thày rồi mà trò không ra trò thì cũng vứt như dân gian ta đã có câu “Có bột
mới gột nên hồ”.
Ví thử như bóng đá Việt Nam từ 20 năm nay đã qua tới gần mười ông thày ngoại, tốn bao nhiêu tiền của, công sức và thời gian mới chỉ có được một chức vô địch ao làng Đông Nam Á vào năm 2008. Từ đó đến nay bao nhiêu hy vọng nhưng vẫn tịt, năm nay vừa có ông thày mới người Hàn Quốc hy vọng bao nhiêu nhưng trận đầu ra mắt 14.11 vừa rồi dư luận đã ào ào đánh giá là thảm họa.
Ví thử như bóng đá Việt Nam từ 20 năm nay đã qua tới gần mười ông thày ngoại, tốn bao nhiêu tiền của, công sức và thời gian mới chỉ có được một chức vô địch ao làng Đông Nam Á vào năm 2008. Từ đó đến nay bao nhiêu hy vọng nhưng vẫn tịt, năm nay vừa có ông thày mới người Hàn Quốc hy vọng bao nhiêu nhưng trận đầu ra mắt 14.11 vừa rồi dư luận đã ào ào đánh giá là thảm họa.
Thậm chí trước tình trạng này có người
còn nói đến mức nếu đưa về
Việt Nam những ông thày tầm cỡ thế giới như Jose Muonino, Arsene Weigen, Didan cũng
vậy thôi vì trò chỉ có thế lấy đâu mà “gột nên hồ”. Chẳng thế mà mấy năm vừa qua khi xuất hiện lứa
cấu thủ HAGL tài năng của ông bầu Đức bóng đá Việt Nam tưởng như đã khởi sắc,
nhưng chưa được bao nhiêu vẫn còn nằm ở thì tương lai.
Trong làng bóng đá Việt Nam nhiều năm nay người
ta tâm đắc với ông thày người Áo Anfred
Riedl khi dẫn dắt đội tuyển Việt Nam đã ví von “Bóng đá Việt
Nam đang xây từ nóc”. Thấm thía bài học ấy mấy năm nay đã có thêm nhiều cơ sở
đào tạo bài bản từ các cấp độ tuổi cho ra lò các cầu thủ trẻ bước đầu lóe lên
tia hy vọng.
Ở khâu học văn hóa trong nước cũng
đã đề cập tới các cách học mới vận dụng của nước ngoài, gắn với thực tế nhiều
hơn và đặc biệt chú trọng học kĩ năng sống. Rồi cải tiến chương trình, sách vở,
cách học, cách giảng. Bài toán học thêm cấm ra cấm vào nhiêu năm vẫn
còn chưa dứt điểm, học sinh cấp I mà balo nặng chĩu đủ thứ bài còn phải học
thêm ngoại ngữ, toán chữ viết ở nhà các cháu không còn thời gian để chơi thiệt
thòi cho lũ trẻ.Ở chi họ ta nhiều vị có con, cháu khi
còn nhỏ đã trải qua thời kì như thế có lẽ am hiểu hơn tôi về điều này.
Nguyện
vọng chung là có một bước tiến mới trong giáo dục nước nhà để trò ra trò, thày
ra thày. Tôi nghĩ dần dần qua trải nghiệm cách
học mới đa chiều hơn trái tim, khối óc con trẻ sẽ được mở mang
phát triển cho đến khi “bột đủ độ, sẽ gột nên hồ”. Lúc đó khỏi phải lo “có bột mới gột nên hồ”.
Phạm
Lê
Ảnh trên bốn nhà giáo đương nhiệm chi họ: thế
hệ cháu (Hồng Phương, Tạ Đình Thi, Thiều Hương). Thế hệ chắt Tô Minh Thu.
2 Komentar
BalasCám ơn cậu đã đưa tin. Cháu là cựu giáo chức rồi (hầu như kg đi dạy nữa). Đúng là có bột mới gột nên hồ. Cháu dạy trường công quen, chuyển sang dạy trường tư mặc dù thù lao cao hơn mà chẳng muốn dạy tý gì. Học sinh kg muốn học thì thầy cũng chẳng muốn dạy.
Cậu có ý thế này việc học và dạy là hai mặt của sự học. Việc dạy cứ dạy và việc học cứ học chẳng bị phụ thuộc vào nhau. Cậu biết ở nước Đức nhà nước tạo nhiều điều kiện cho ng đi học ví như ĐH nhiều ưu đãi, còn anh học được hay khg là tviệc ủa anh. Chẳng thế mà có nhiều SVĐH học tơi chục năm chưa có nổi cái bằng, học được một hai năm lại thôi đi làm hoặc nghỉ ở nhà như nghỉ đẻ chẳng hạn, khi thích lại đi học lại...Tóm lại là cũng chẳng sao việc học là của cá nhân họ, kiên thức khi đó mói thực sự là của mình hơn là cứ ép phải học...Vì thế XH người ta vẫn tiến như thường và người đi học mới có chất lượng vì họ học cho họ.
Balas