Đi thăm bà ngoại, nhớ những ngày ở Bạch Mai



Theo bác Nhu, nhờ xe Tuấn, tôi đã có dịp thới thăm bà ngoại,nhớ những ngày sống, đi học ở Phố Bạch Mai
a/ Vì sao tôi lại ở Bạch Mai ?
Sau ngày 2/9/1945, bố tôi về làm việc ở Bộ Kinh tế, được ít ngày, cấp trên chuyển cụ sang bộ phận trù bị thành lập Ban Cứu Đói TW, được lãnh đạo Bộ cho biết, theo sự gợi ý của Bác Hồ : Cần tìm 1 trí thức có tên tuổi đảm nhận chức trưởng ban, cơ quan có nhã ý giao cho cụ Quang giới thiệu người đảm nhận chức vụ này
Cụ Quang đã giới thiệu Giáo sư bác sỹ Đõ xuân Hợp và được cấp trên chấp thuận, còn cụ đã trở thành Ủy viên thường trực của Ban Cứu Đói TW
Vào khoảng tháng 4,5 năm 1946 Ban trên có tổ chức một số cửa hàng cung tiêu bán gạo theo giá bình ổn, cụ Yến đã tham gia bán gạo ở 1 cửa hàng ở Phố Hàng Chiếu, nhiều lần nhà 53 Lãn Ông trở thành kho gạo tạm thời ( Dưới sự giám sát của bà nội, tôi cũng tham gia phát thẻ giao nhận từng bao gạo, ( Chỉ là 1 công việc rất giản đơn, khi gạo đã để đúng nơi quy định, người khuân vác trở ra, tôi ngồi ở sập gụ cùng với bà nội đưa 1 thẻ cho người vác gạo, khi gạo xuất đi ra đến cửa thì phát cho họ 1 thẻ . .)
Vào niên khóa 19946 -1947 VĩnhHải đã đến tuổi đi học, đi học ở đâu cho gần nhà, ai là người đưa đón Hải, thế là công việc này đã được chuyển giao cho dì Oanh
Do vậy tôi và Hải đã về Bạch Mai sống với bà ngoại để đi học ở trường Công Ích ngay đằng sau nhà, đi bộ chí có 20m không cần ai đưa đón ( Để tránh bị tại nạn do trước cửa nhà là đường tầu điện Bờ Hồ - Bạch Mai, bà ngoại và di Oanh luôn khoá cửa, chúng tôi đi và về toàn dùng cửa sau )
Ở đấy đến ngày 14/12 chúng tôi về chùa Hưng Ký ( Văn Điểm ) và sau ngày 19/12 qua đường Pháp Vân đến bến phà Khuyến Lương vượt sông Hồng ra đường 5 để về Thôn Phú Khê Huyện Bình Giang lưu trú ở nhà cụ Đỗ Long Giang ( Em rể bà ngoại tôi )
b/ “ Nhà sư “ Tùng
Ở Bạch Mai nhiều lần tôi được gặp “ sư “ Tùng, có khi ông đến với ông Dự ( Con trai cụ Lý, chị ruột bà ngoại tôi, hai ông là bạn cùng hoạt động CM trước năm 1945 ) nhưng nhiều khi ông chỉ đến một mình, tiếp chuyện ông chủ yếu là gì Oanh và cũng do “ su “ Tùng đang ở chùa Hưng Ký nên gia đình đến sơ tán ở đây trướ khi đi tản cư
Những năm 60, khi gì Oanh đã lên ở 53 Lãn Ông, tôi có hởi gì tin tức về “ sư “ Tùng, được rõ trong thời kỳ hoạt động CM ông đóng giả làm sư để dễ hoạt động, sau năm 1954 trở về Ha Nội ông đã là công chức nhà nước và có gia đình, nhân lúc vui, tôi nói với gì “ Hình như ô Tùng có cảm tình với gì lắm và ông rất muốn làm dượng của chúng cháu ? “ Bà đỏ mắt lảng sang chuyện khác, thế là đã rõ phải không các bạn
Vào những năm 90, nghe tin ô Dự mất, tôi với bác Anh có đến chia buồn với bà vợ cả ở miền Bắc, ( Khi sảy ra cuộc kháng chiến Nam bộ - 23/9/1945 ), ông Dự tham gia đoàn quân Nam tiến và ở lại miền Nam lập gia đình . Sau năm 1975 ông mới trở về quê hương thăm gia đình ngoài Bắc và mất ở phía Nam
c/ Đón xuân Đinh Hợi 1947
Từ chùa Hưng Ký, chúng tôi đi xe kéo tay bánh hơi đến bến phà Khuyến Lương, qua sông Hồng chúng tôi đi xe bánh đặc, qua thị trânVăn Giang để đến đường 5 đi đến Sặt ( Thị trân huyện Bình Giàng ) và về đến thôn Phú Khê, chúng tôi đón tết Đinh Hợi ở Phú Khê
Nhưng kỷ niệm ở Phú Khê tôi còn nhớ mãi, đó là
- Ngày nào cũng được đi chợ của thôn, vượt qua nhưng cầu bằng đá có hoa văn rất đẹp, được ăn sáng bằng sôi nén ( Thật 100% )
- Bưa cơm nào cũng được ăn những vầng cơm gạo dự nấu bằng niêu đất của cụ cố thân sinh ra cụ Giang
- Và ở đây tôi vẫn thường hát những ca khúc mà đến bây giờ chỉ nhớ một ít ca từ như “
Lách tách đùng vui tết khắp muôn nơi
Ca lên rằng đất trời cùng vào xuân . . . hoặc giả bài Quay tơ :Thơ anh làm em hát . Tơ em dệt anh may . . . .
d/ Xuân Mậu Tý xin đọc giả chờ “ Hồi sau “

-

Previous
Next Post »
2 Komentar
avatar

Kỷ niệm về bà ngoại thì nhiều, nhưng có những chuyện mà bây giờ Ô.Ngọc mới
kể thì cũng có ý nghĩa vào những ngày
giáp Tết, có dịp nhớ lại tổ tiên

Balas
avatar

Trong câu chuyện,cậu có nhắc tới trường Công ích ở phố Bạch mai. Bố cháu cũng có thời gian làm hiệu trưởng trường ấy. Không hiểu có cùng thời không?

Balas