XUẤT SỨ CỦA NHỮNG BỨC ẢNH LỊCH SỬ

Mấy tháng nay trên Blog nhà mình có đăng ba bức ảnh đen trắng chụp chân dung cụ Phạm Vĩnh Quang, chụp hai cụ Phạm Vĩnh Quang và Phạm Thị Yến cùng một ảnh chụp đại gia đình ta.
Câu hỏi đặt ra ai là tác giả, địa điểm và thời gian chụp những bức ảnh này là khi nào?

1.Về bức ảnh chụp hai cụ
Bức ảnh này chụp hai ông bà cho ta thấy mấy điểm về địa điểm, tuổi tác của cụ Quang.
Bức ảnh chắc chắn được chụp ở sân gác tầng hai nhà 53 Lãn Ông.
Con cháu lớn tuổi của cụ Quang chắc hẳn còn nhớ bên tay trái hai cụ, ở bên trong có một cái phòng, trong đó kê một cái giường góc rất mốt thời đó.
Còn bên tay phải hai cụ là buồng thờ ở tầng hai của nhà 53 Lãn Ông.
Ngay sát sau lưng hai cụ là nhà số 51, nhà bà Phố người Hoa đã ở. Năm 1954 bà Phố di cư vào Nam, chuyển cho bà Bao mẹ chị Châu, anh Bính và anh giáo Ngọ (min) đến ở.
Ở phía xa nơi có hàng cây cau là nhà Phó Gia Tường có anh Quang chơi Piano, vợ chồng anh Hạnh Thế (lưu ý chị Thế là người phụ nữ đẹp nhất nhì Phố Lãn Ông, đã từng làm mê mẩn các ông anh thế hệ bác Di, bác Ngọc ).

Về thời điểm nếu nhìn vào khuôn mặt của cụ ông, thì nhận ra là rất giống với khuôn mặt ở hai hình dưới đây.
Vì vậy giả thiết ba bức ảnh có thể đã được chụp cùng vào thời gian 1956-1966.
Lúc đó cụ Quang nằm trong độ tuổi từ 56-66 tuổi và cụ Yến ở độ tuổi …
Còn tác giả là ai?

2- Bức ảnh chụp đại gia đình.
Bức ảnh này chụp cả đại gia đình ta lúc đó, nhìn vào tấm ảnh thấy rõ mấy điểm sau:
-Ảnh chụp có gần đủ các thành viên gia đình thời đó.
-Những người đã lập gia đình gồm chị Thoa, anh Nông đủ cả cháu Hồng Vinh và Hồng Phương. Chị Kim Nhu đang bế cháu Vũ Anh Tuấn (?).
-Không rõ chị Kim Anh, anh Di, Ngọc, Hải lúc đó đã lập gia đình chưa?

Về thời gian chụp
Người viết bài này nhớ không chính xác, nhưng căn cứ bản thân trong hình thì lúc đó vừa mới vào tuổi 17, 18 rất thích mượn bộ Comple của anh Di mặc cho oai và cũng là để ra vẻ ta đây đã là người lớn, không còn là trẻ con nữa. Hồi đó cả nhà có lẽ chỉ có mỗi một bộ comple đáng giá, bằng vải tuysi len của anh Phạm Vĩnh Di.
Nếu căn cứ vào tuổi 17, 18 của tác giả bài này, thì năm đó phải là 1963 hoặc 1964. Có thể là 1963, vì sau đó vào tháng 7 nắm 1963 tác giả đã đi bộ đội.
Nhưng cũng có thể là vào Tết 1964 vì gần đến ngày Tết, cái tết đầu tiên trong quân ngũ đơn vị lại hành quân di chuyển từ Phù Ninh, Phú Thọ về trại giam Mỏ Chén, Sơn Tây. Do chưa ổn định được doanh trại, đúng vào ngày 28 Tết chỉ huy cho tất cả xả trại về nghỉ ăn Tết 10 ngày.
Vì vậy giả thiết là chiếc ảnh này có thể được chụp cùng với hai ảnh dẫn ra trong bài này, vào thời gian l956-1966.
Về địa điểm:
Nhìn vào tấm ảnh thấy rõ ảnh này được chụp tại gác phía sau tầng hai, sau lưng là phố Hàng Bồ, bên tay trái (nhìn vào ảnh) là nhà 51, bên tay phải là nhà số 55 Lãn Ông. Tại cái sân này vào những ngày hè nóng bức, người viết bài này vẫn từng ra đó nằm hóng mát tới tận đêm khuya.
Còn ai tác giả là ai chưa rõ ?

3-Về bức ảnh chụp chân dung cụ Quang

Nhìn vào bức ảnh này không thể nói lên được điều gì ngoại trừ là ảnh chân dung cụ Phạm Vĩnh Quang, không có địa điểm, không có thời gian.
Nhưng rõ ràng là ảnh đã được chụp vào những năm ở nước ta kĩ thuật ảnh màu chưa phổ cập như hiện nay.
Nhìn vào khuôn mặt cụ Quang và bộ quần áo đang mặc thì rất giống với hình ảnh của cụ ở hai ảnh trên.
Điều đó cho biết ba bức ảnh này đều đã được chụp bởi cùng một tác giả, cùng một địa điểm, cùng một thời gian.
Vậy ai là tác giả của những bức ảnh này?
Xác nhận tác giả
Đang lần tìm xuất sứ của 3 bức ảnh trên, ngày 5 Tết Đinh Hợi, tôi cùng bác Phạm Vĩnh Ngọc trong hành trình đi chúc Tết, đến nhà bác Phạm Kim Lan.
Trong câu chuyện đầu Xuân bác Nguyễn Xuân Nguyên, chồng bác Lan có nêu ý kiến xem ai còn giữ được tấm ảnh chụp đại gia đình ở 53 Lãn Ông cho ông mượm, để photo làm kỉ niệm.
Theo bác Nguyên chính ông là tác giả của bức ảnh này, bác đã kể lại tỉ mỉ quá trình hình thành bức ảnh trên. Ngày đó bác Nguyên vẫn còn đang trong thời kì tìm hiểu bác Lan, chưa phải là thành viên chính thức của gia đình ta, nên “không có giấy phép đứng trong hàng ngũ”.
Bản thân tôi cũng vẫn còn nhớ thời đó bác Nguyên là người rất say mê chụp ảnh, bác am hiểu kĩ thuật chụp ảnh, rửa ảnh (gia đình bác có truyền thống làm phim ảnh)
Mặt khác căn cứ vào những tình tiết trên, tôi có thể khẳng định ba bức ảnh trên được chụp cùng một thời gian, cùng một địa điểm và cùng một tác giả, đó là bác Nguyễn Xuân Nguyên.
Vì vậy nhân ngày sinh nhật của bác Nguyễn Xuân Nguyên xin nêu ra vấn đề này, để các bác Anh, Di, Ngọc, Nhu, Lan và chú Tiến xem xét ghi nhận công lao của bác Nguyên đã đóng góp những tấm ảnh có ý nghĩa lịch sử gia đình vô giá.
Nhờ có những tấm ảnh này mà chúng ta có thể nhìn lại được quá khứ của gia đình và của chính mỗi người chúng ta (
cũng xin được nói thêm chính nhờ có những bức ảnh này, mà ngay từ những ngày đầu tiên bác Nguyên đã ghi được điểm để hai cụ Quang Yến cho phép tiếp cận gia đình nhà mình).
Đây có thẻ coi như một món quà mừng ngày bác Nguyễn Xuân Nguyên bước vào tuổi 68 (2.4.1940 - 2.4.2007).
Vì ý nghĩa có giá trị lịch sử như thế, nên chăng có một buổi họp mặt giao lưu (do bác Lan Nguyên chủ trì đăng cai) về hình thức gần giống như ngày 13.3.2007 ở nhà chú Tiến Phượng vừa qua, để các bác đại diện nhà mình công bố kết luận công nhận quyền tác giả của bác Nguyễn Xuân Nguyên, cho sau này con cháu khỏi tranh luận, xác minh về quyền tác giả của những bức ảnh lịch sử này.
Rất mong các bác cho ý kiến công khai.

Phạm Vĩnh Thắng






























































Previous
Next Post »