Chào mừng Bác Đoàn hưng Nông Thượng thọ 90,60 năm ông bà bền chặt bên nhau

Vài nét về Ô Đoàn hưng Nông
Ông : Tên khai sinh là : Lê uy Vệ, tức Đoàn hưng Nông sinh ngày 17-3-1917. Sinh ra và trưởng thành ở Phô Bạch Mai – Hà Nội, cha dạy chữ Nho, mẹ buôn bán lẻ. Lập gia đình vào ngày 8 – 10 – năm 1947 Tại huyện Hoài Đức Tỉnh Hà Đông
Tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ từ năm 1937. Hiệu trưởng trường Truyền bá quốc ngũ 1940 – 1945 có trụ sở tại trường Công Ích, ngõ Chùa Liên Phái Phố Bạch Mai Hà Nội

Tham gia Phong trào Thanh niên dân chủ từ năm 1937 ( Thời kỳ Mặt trận Dân Chủ ) là Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên phố Bạch mai. Một trong những nhân vật chủ chốt, lãnh đạo cướp chính quyền tháng 8 năm 1945 ở huyện Thường Tín Tỉnh Hà Đông.
Sau CMT8, ông là Chủ tịch Mặt trận, kiêm Bí thư Đoàn TNCQ Liên khu 2 ( Lúc đó Hà Nội chia làm 4 Liên khu). Huyện uỷ viên ĐCSĐD Huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng Tỉnh Hà Đông, ( Nguời chủ trì kết nạp Ô Hoạt, bà Linh, anh, em ông Hồ Trúc vào Đảng). Tỉnh uỷ viên -Trưởng Ban Tổ chức - Đảng Cộng Sản - Tỉnh Hà Đông. Đại tá, Phó Cục trưởng Cục 26 Bộ Công An cho tới khi nghỉ hưu (1979).
Ông Vô địch Cờ Tướng Bắc kỳ từ năm 1939 – 1942
Thành viên sáng lập và là Phó Chủ tịch Hội Cờ VN từ năm 1961, hiện nay vẫn là Phó chủ tịch danh dự. Là Tổng biên tập báo Cờ VN, rất nhiều năm, ông tham gia giảng dạy, đào tạo VĐV trẻ, viết sách, báo về cờ tướng.
Ngồi nói chuyện với ông, tôi mới rõ phần nào, vì sao con cháu ông học giỏi ?
Ngay từ những niên học đầu đời, ông đã tạo cho các con cách sử dụng thời gian sao cho có ích, ông hạn chế tối đa quỹ thời gian vô bổ như : Đánh bài, tán chuyện gẫu, dong chơi phố phường, ngoài giờ học tập, ông hướng cho con đọc thêm những sách tham khảo, hoặc những tài liệu về lịch sử, danh nhân . . . Ông thường đưa các con đi du ngoạn, đến các danh lan thắng cảnh, giúp con cái hiểu thêm về đất nước con nguời VN
Chăm lo sách và đồ dùng học tập đầy đủ, nhũng năm bao cấp, sách giáo khoa không bán tự do, thường học sinh chỉ được trang bị tối đa 50% số sách cần có, bằng mọi quan hệ trên mọi miền đất nước, ông tìm bằng được cho con đủ sách, quan sát một buổi học tập theo tổ, ông chứng kiến cảnh bạn học của con cứ mượn sách của con mình để làm bài, học bài, ông lại tìm cách mua bằng được 1 bộ sách giáo khoa nữa để các bạn của con tha hồ mượn, không ảnh hưởng đến học tập của con
Những năm các cháu đi sơ tán, dụng cụ học tập cũng không dễ mua ,ông tìm cách mua cho đủ, có dự trữ , đề phòng , khi các bạn của con cần chi viện, đặc biệt là ba mặt hàng : Giấy viết, dầu thắp và mực . . .
Bà sức khoẻ yếu, ông tự nguyện làm tất cả những việc trong gia đình. Khái niệm đi bệnh viện, đi điều trị đối với ông quá xa lạ. Sức khoẻ của ông là 1 trường hợp quý hiếm, đang được giới y học quan tâm theo rõi. Tới nay tuy đã 90, mọi sinh hoạt, ông vẫn tự lo. Ông Lê uy Vệ là như thế đấy
Đáng để cho các thế hệ kế tiếp suy nghĩ và học tập.


Sáu mươi năm, ông bà sống bên nhau

Ông sinh năm Đinh Tỵ
Bà Sinh năm Đinh Mão
Lấy nhau năm Đinh Hợi
Ông sinh năm có CMTM Nga
Ngày sinh của bà trùng với ngày sinh Lenin

Đầu xuân Đinh hợi năm nay
Bác Nông thượng thọ 90 tuổi tròn
Bác Thoa tròn tuổi tám mươi
Hai bác mạnh khoẻ,yên vui tuổi già

Từ năm bốn bảy đến nay ( 1947 )
Sáu mươi năm chẵn,ông bà bên nhau
Chiến tranh gian khổ mọi bề
Thời kỳ bao cấp muôn vàn khó khăn
Sinh con chăm bẵm,con ngoan
Mặc cho thiếu thốn,nuôi con trưởng thành

Cô đầu Đại tá Công An
Cô út Tiến sỹ, dạy trường Bách Khoa
Ba cô cháu gái nết na
Tự lo học bổng, đoạt bằng " Mát tơ "
Ba cô nêu chí quết tâm
Lấy bằng Tiến sỹ, báo ơn ông bà

Bao năm vất vả cháu,con
Ngày nay con, cháu, vinh danh hiền, tài
Ông bà phấn khởi làm sao !
Cùng con,cháu,chắt sum vầy bên nhau

Gọi là đôi chữ nôm na
Chúc mừng anh chị, ngày ngày thêm xuân


Em : Vĩnh Ngọc

Previous
Next Post »