HÀ LAN KÍ SỰ 35 (mấy ngày một chuyện)

Chuyện 35: Trên từng cây số.
Được sự quan tâm chu đáo, tận tình của cặp đôi Tuấn Thúy chúng tôi đã có trọn một ngày trên tầng cây số lướt trên các đường phố Moskva rộng lớn đến thăm những nơi tôi và bà xã đã lưu lại trong những năm làm việc và học tập tại đây.
Moskva hôm nay trời nắng nhẹ, gió mạnh hơi lạnh ra đường phải khoác thêm một chiếc áo mỏng, người sức khỏe yếu như tôi phải mặc thêm một áo len bên trong. Cúng như mọi lần đã thành thói quen lần này nơi đầu tiên chúng tôi tới thăm là ĐSQ Việt Nam tại Nga. Nơi đây vốn là dinh thự của một quan chức thời Sa Hoàng, tọa lạc trên một diện tích rộng tới trên ngàn mét vuống bề thế.
Rời ĐSQ chúng tôi tới đồi Lenin nay đã đổi tên là đồi Chim sẻ, nhưng đa số  vẫn quen gọi là đồi Lenin. Đứng trên lan can màu nâu sẫm ngắm nhìn thành phố từ trên cao, nổi bật là bảy tòa nhà kiến trúc giống hệt nhau với những tháp nhọn cao chọc trời được xây từ thời Stalin biểu tượng và niềm tự hào của thành phố. Ngay gần tầm nhìn là sân vận động Luznhicki vừa diễn ra lễ khai mạc, trận chung kết giải bóng đá thế giới 2018 đầu tháng 6 năm nay. Phia sau lưng chúng tôi là trường Đại học Lomonoxop nổi tiếng thời xô viết, nơi đây đã đào tạo nhiều lớp sinh viên Việt Nam trong đó có chị Lê Bạch Hoa nàng dâu trưởng của ông bà Di Chi
Rời đồi Lênin chúng tôi đi tiếp dọc theo bờ sông Moskva tới khu Hồng Trường cổ kính. Tại đây có rất nhiều du khách trong ngoài nước dạo chơi, ngắm cảnh tuy hôm nay là ngày thường. So với trước đây cảnh quan đẹp hợn, mấy năm gần đây thành phố đã cho xây một cây cầu kính nhô ra mặt sông để du khách có thể lên đó ngắn nhìn toàn cảnh thành phố. Nghe nói đây là công trình tốn kém chỉ riêng tiền thuê kiến trúc sư người Mỹ thiết kế cũng đã lên tới cả trăm triệu đô la.
Tiếp tục theo chương trình đến chung cư tôi đã ở từ 5.1994 tới 1.1998 nằm trên đường phố Đakutraiép. Chúng tôi lên tầng 11 đến tận căn phòng số 75, từ xa tôi đã nhận ra ngay cánh cửa sắt bọc đệm da màu nâu sẫm quen thuộc vẫn ra vào hàng ngày. Tôi nhớ lại những ngày ở đây chiều chiều vào mùa hè sau giò đi làm, tôi lại ra sân bóng của trường tiểu học gấn đó, tham gia các trận đấu bóng trên sân mini với thanh niên quanh vùng tới tận 20h mới về nhà ăn cơm tối. (Tôi còn có ý định xuống phòng thường trực tòa nhà tìm tài liệu lưu trữ ngày, giờ ông Phạm Vĩnh Tiến từ Ba Lan sang Moskva đã lưu lại phòng 75 này nhưng không thực hiện được vì thời gian quá ít).
Gần chiều tối tới thăm chung cư Học viện Ngoại giao gần sân vận động Locomotip Moskva, bà xã tôi ở đây gần ba năm theo học chương trình trên Đại học 1990-1992 dành cho những cán bộ ngoại giao thuộc diện nguồn của các nước khối XHCN. Nay bà ấy đã quên nhiều vì thời gian học chủ yếu là đi Bus, Metro ít đi lại hôm nay may nhờ có tay lái lụa Vũ Anh Tuấn và trợ lý Minh Thúy tra bản đồ mạng, dò hỏi người dân nhưng cũng ít người biết vì họ đa phần ở nơi khác tới. 
Tìm được địa điểm nay cũng đã xuống cấp dường như ít được tu sửa, bà thường trực khoảng 50 tuổi ngạc nhiên khi được biết cựu học viên Việt Nam giờ đã 70 tuổi về thăm nơi ở cũ cách đây đã 26 năm. Bà ấy cho biết trường vẫn hoạt động hàng năm vẫn chiêu mộ học sinh, nhưng không thấy có người Việt Nam theo học như trước đây.
Moskva là thành phố lớn hôm nay chúng tôi đi từ điểm này tới điểm kia phải tính tới đơn vị km, càng về chiều tối mật độ ô tô tăng dần xuất hiện các điểm ùn ứ nhưng chưa tới mức nghiêm trọng. Tuy vậy cũng phải tới gần 20h chúng tôi mới về tới nhà chuẩn bị bữa cơm tối.
Thế là đã qua gần một ngày trên tầng cây số di chuyển nhiều địa điểm liên tục, nhờ vợ chồng Tuấn Thúy chúng tôi đã có được những bức ảnh quí giá chia sẻ cảm xúc cùng chúng tôi trong một ngày đặc biệt khó có thể có lần thứ hai.
Phạm Lê
Previous
Next Post »