Cảm nhận chuyến đi . . . ( TIiếp theo )

d/ Về thăm xã Nghĩa Thịnh





Trong chuyến đi thăm gia đình ông Ngô minh Hiền tại xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Đàn, tôi được phân công ngồi tiếp chuyện chủ nhà và các vị thông gia của ông, họ đều là các cựu chiến binh ( Ông chủ nhà cũng đã từng chiến đâu ở Tà Cơn ), sau năm 1975 họ trỏ về quê hương làm ruộng
Nói chuyện với ông thông gia út của Ô Hiền về tình hình sản xuất ở địa phương, ông cho biết dù đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt,có : Giống,phân, thuốc trừ sâu tốt, năng xuất lúa so với trước cũng tăng nhiều nhung không phải là đỉnh cao , với 9 thước/ một nhân khẩu chính (16 thước = 1 sào bắc bộ ), thì số thóc thu được cũng chỉ nuôi thêm được 1 nhân khẩu, ngô chỉ đủ dùng cho chăn nuôi với quy mô gia đình, ngoài ra còn có mía, như các bạn đã biết năm nay mía giá thấp vì trong kho còn quá nhiều đường, cây ăn quả, chăn nuôi chưa phải là thế mạnh của vùng này, duy chỉ có “ Gió Lào là có vẻ tăng ? “, thời tiết ngày càng không ổ định, hạn hán, lũ lụt có phần gia tăng, đa số thanh niên trong làng vắng nhà, rất nhiều người đi làm thợ xây ở các nơi khác kể cả sang Lào, có thể nói một câu ngắn gọn mức sống của bà con ở đây trên cận nghèo mới một chút ít ?
Qua câu chuyện với mấy cựu binh, thủa niên thiếu của anh Ngô Minh Lương cũng nhiều vất vả, đi học cấp 3 phải lên ở trọ ở Thị Trấn Thái Hòa cách nhà 9 km ( Ngày nay đã trở thành thị xã Thái Hòa không thuộc huyện Nghĩa Đàn ), vừa ổn định nơi ở mới thì chiến tranh ập tới, trong điều kiện lương thực khan hiếm thời đó, bữa cơm đạm bạc : Ngô,khoai,sắn + với rau vườn + tương là chủ yếu, sức trẻ vẫn say mê học tập thật đáng khâm phục, hôm nào về nhà để lấy lương thực đến nơi trọ, trong túi rủng rỉnh mấy hạt ngô rang thay quà sáng có lẽ đó là đại tiệc !
Trời có mắt : Người đảng viên lâu năm, xung phong làm chủ nhiệm HTX dẫn đầu bà con đi khai hoang vùng đất phía tây tỉnh Nghệ An, rời bỏ quê hương Hưng Nguyên cái nôi của phong trào Sô Viết để nhận lấy khó khăn, xây dựng quê hương mới, là tấm gương sáng cho người con trai út của ông, quyết tâm học tập cho giỏi, anh đã nhận lấy phần thưởng xứng đáng để năm 1968 lên đường đi Rumani học tập, rời đất nước khi đang có chiến tranh, sức trẻ đã được nhân dân Rumaini nuôi nấng, với vật chất đầy đủ giúp cho anh học tập tốt, chẳng những vậy khi anh gặp Lê Hồng Phương, cô tiến sỹ do nước Nga nuôi, dạy, họ đã có với nhau 1 “ Tác phẩm “ đó là Ngô mai Anh, cô cháu gái đang hoàn thành luận văn tiến sỹ ở Mỹ, cô sẽ là niềm tự hào của Ông bà nội và bà con quê hương !




e/ Đi đừờng Hồ Chí Minh



Nghe thấy anh Lương trao đổi với chú Toàn ( lái xe ) : Đến Quỳ Hợp rẽ tay phải đi độ 3-4 km thì tới nhà, tôi liền nối điện thoại nói chuyện với anh Khoa Vụ trưởng Vụ Hạ Tầng TCĐBVN :“ . . . Khoa ơi mình đang ở Quỳ Hợp muốn đi đường HCM để về HN thì đi theo nhánh nào ... Bác cứ rẽ phải đi độ 14 – 15km là gặp đường HCM, về HN bằng đườn này rất thoáng ..” ( Hôm 26/3 anh có rủ tôi cùng anh đi kiểm tra các tuyến phía Tây trước mùa bão lũ, tôi từ chối vì ngại phiền






Thế là chúng tôi thỏa thuận đi đường HCM về Hà Nội
Từ Cửa Lò theo đường 1 độ 40 km rẽ theo QL 48, đến Thái Hòa đã gặp đường HCM, đến đây, vị cao tuổi nhất trong đoàn tâm sự rằng vào những năm 60 khi ông đi kiểm tra các Lâm trường ở vùng này, có 1 lần ở lại lán trong rừng với anh em kiểm lâm, đến bữa cơm có 1 đĩa “ Thịt gà “ nhưng mầu da hơi xám, hỏi anh em cho biết đây là loại gà đặc chủng ở khu vực này, ăn rất ngon, ngọt, thịt mền, sau bữa cơm, xuống nhà bếp thấy 1 đống lông chim Công, hỏi cô cấp dưỡng, cô cho biết đấy là lông chim Công vừa mới thịt để đãi bác . . Tá hỏa, cả đêm không ngủ được, ân hận quá cho tới bây giờ vẫn còn ân hận , quý hóa quá, giá mà các vị đương chức ngày nay cũng như bác thì tốt biết bao !
Hồi tưởng lại những năm tháng đi điều tra rừng ở nước ngoài, bác thường hay cưỡu xe Jeep, nhớ lại hình ảnh ấy bác đã kèm bác gái bằng xe chạy điện để nhớ lại thời oanh liệt




Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu ! ! !
Đi thêm 9 km để rẽ vào Nghĩa Thịnh, việc đầu tiên là hỏi bà con đường đi, được hướng dẫn cụ thể, chúng tôi yên tâm khỏi hành vào lúc 11h30 về đến HN vào 16h40 rẽ vào quán Phở Gà Ngon có tiếng, đây là nơi tụ hội của các vị đại gia



g/Vài nét vê đuong HO CHI MINH

Vào giữa thập kỷ 80, khi tháp tùng Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng, ông trung tướng họ Đồng đi làm việc ở Cao Bằng, đến hang Pắc Bó, nghỉ chân ở Đồn biên phòng, ông tuyên bố ông có dự kiến đề nghị với TW cho xây dựng 1 tuyến đường xuyên Việt mới, điểm đầu là hang Bắc Bó, điểm cuối là đất mũi Cà Mâu, ở miền Trung tuyến sẽ bám dãy Trường Son đến QL 13 ở Bình Dương và bám vào các tuyến QL khác đế đến Cà Mau, đặt tên là Đường HO CHÍ MINH, ước tính tuyến đường sẽ đi qua 30 tỉnh, thành .Ngay lúc đó, ông gọi anh Kiều Trí ( Trưởng phòng tổng hợp của Văn phòng bộ ) chuẩn bị ra thông báo giao nhiệm vụ cho Viện Thiết Kế dự thảo hướng tuyến để kịp thời lấy ý kiến của các Tỉnh có tuyến đi qua, khi làm việc với Tỉnh ủy, UB Cao Bằng, ông giành nhiều thời gian để nới về tuyến đường này, các vị ở địa phương phấn khỏi lắm, họ so sánh đi sang tỉnh lị ở nước liền kề chỉ có ½ ngày về HN có khi tới hai ngày chưa chắc đã đến nơi v.v.
Sau đó tôi cũng đã được dự họp vài lần về tuyến đường này, thú thật lúc đó nhiều anh em cũng cho rằng với nền kinh tế của ta lúc đó , câu chuyện này còn xa với lắm, đến khi nghỉ hưu cũng chưa thấy động tĩnh gì ?


Cầu Xuân Sơn Km 994+
Địa điểm làm lễ khởi công xây dựng tuyến đường HCM

( Nằm sát bến phà Xuân Sơn trong chiến tranh gần Động Phong Nha Quảng Bình )


Sau khi nghỉ huư được ít lâu, mới thấy báo chí đăng tải lễ khởi công xây dựng tuyến đường, và đến 15/2/2007 bằng quyết định số 242/QD-TTg có kết luận chính thức về giai đoạn 1 : Hòa Lạc ( Hà Nội ) – Tân Cảnh ( Kontum ) =1.103km ( Hòa Lạc km km 409, km 0 ở Pắc Bó ) được xây dựng với tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi, tải trọng thiết kế H30 –XB80, một số đoạn được xây dựng theo tiêu chuẩn hình học cao tốc với 2 làn xe
Hiện tại đoạn Cam Lộ ( Đông Hà – Quảng trị ) – Túy Loan ( Đà Nẵng ) ước = 360 km đang thi công,
Để lưu thông đến Tân Cảnh ( Kontum ) ngay từ Khe Gát km 944 ( Quảng Bình ) đi theo đường HCM nhánh phiá tây, hoặc đến Cam Lộ km 1082 cũng đi theo đường HCM nhánh phía tây ( Đoạn nhánh phiá tây chỉ được phân luồng trong những trường hợp đặc biệt, bình thường sẽ rẽ ra đưuờng 1 để đi tiếp ) đến Thạch Mỹ km 1321 để đến Tân Cảnh – Kontum




Nếu muốn đi về TP HCM tiếp tục đi theo QL 14 qua Ban Mê Thuật – Đồng Xoài ( Bình Dương ) gặp đường 1 ở Chơn Thành đi Biên Hòa – TPHCM
Điểm cuối đường HCM ở đâu ?
Cho tới bây giờ chưa thấy có quyết định cụ thể, theo giới thạo tin sau khi cầu Rạch Giá ( Thay phà Vàm Cống trên Quốc lộ 80 ) được hoàn thành chắc sẽ có 1 tuyến đường đi giữa đường QL 1 và QL 80 để đến Cà Mâu, lúc đó sẽ công bố đoạn tuyến nào được gọi là đường HCM .
QL 1 đến Cà Mâu tới nay đã không còn sử dụng phà ( đi dọc bờ biển phía đông ), còn dọc biển phía tây trong năm 2011 sẽ hoàn thành 1 cầu Beton thay thế phà Tắc Cẩu qua sông Đập Cùng, đây là chiếc cầu kết thúc việc sử dụng phà trên nhánh tuyến
này
Đôi khi tôi cứ mong, đến năm 2015 đường HCM toàn tuyến sẽ được xây dựng xong, để ông trung tướng họ Đồng được thưởng lãm thành quả của mình, than ôi ! Với kinh tế suy thoái toàn cầu như hiện nay, đất nước ta còn nhiều việc phải làm, ước vọng ấy chắc không thực hiện được, đến khi ca khúc khải hoàn kết thúc tuyến đường thì ngay cả lứa tuổi chúng tôi cũng không chắc được chứng kiến . Tiếc thay !
Previous
Next Post »