Kì 2: Thăm Pắc Bó.

Sáng ngày 30.4,. đoàn chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình về cội nguồn thăm Pắc Bó, Cao Bằng di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Cụ Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (*)
Di tích Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chỉ cách thị xã Cao Bằng 55km về phía Bắc nhưng cũng phải mất hơn 2 tiếng mới tới nơi vì là đường đồi núi có nhiều cua, lại đúng ngày nghỉ lễ 30.
4 từng đoàn xe ô tô lớn nhỏ đưa khách đổ về đây tham quan, nghỉ ngơi đông nghịt.
Khu di tich gồm có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (08/02/1941), hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó, Suối Lê-nin, núi Các Mác, suối Nậm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.

Chúng tôi ngồi bên suối Lê nin, hay tản bộ trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Cụ Hồ thường ngồi làm việc và câu cá. Đi qua chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó, đây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin.
Leo mấy bậc ngắn thoai thoải đến hang Cốc Bó bên sườn núi đá lởm chởm.
Ðứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Cụ đến ở hang này, một cái hang nhỏ ẩm và lạnh nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.
Vào trong hang chúng tôi đứng bên chiếc giừờng bằng đá, nơi Cụ vẫn nghỉ ở đấy không thể không trạnh lòng nghĩ lại khi đó Cụ Hồ đang ở độ tuổi 55, sống thiếu thốn nơi rừng sâu nước độc .
Trên đường trở lại thị xã Cao Bằng tôi nố
i điện thoại chúc mừng ông bà Di Chi và hai cháu Hoa Minh nhân ngày 30.4, kỉ niệm ngày sinh của cậu thứ Phạm Lê Gia Minh đúng lúc gia đình đang chuẩn bị “khai hội”. Tôi “bỗng dưng” phát hiện gia đình hai bác khéo chọn những ngày kỉ niệm “hot” làm ngày kỉ niệm riêng của gia đình như Lê Bạch Hoa sinh đúng ngày 19.12, còn Gia Minh ngày 30.4. Toàn vào những ngày sục sôi khí thế cách mạng khó quên, vao những ngày đó đất nước rực rõ cờ hoa và lời ca tiếng đàn chào mừng.
T mấy chục năm nay kể từ khi còn trẻ cái tên Pắc Bó, suối Lênin…đã ăn sâu trong tâm trí thế hệ chúng tôi những người giờ đây đang ở độ tuổi U.70, U.80. Vì thế lần này đến nơi địa đầu đất nước, tận mắt thấy được di tích gắn với bậc vĩ nhân ở một giai đoạn lịch sử đặt nền móng cho sự hình thành nhà nước Việt nam bây giờ, dễ hiểu chúng tôi bồi hồi có nhiều cảm xúc không thể nói thành lời.
Ra về chúng tôi không ngớt lời thán phục bậc vĩ nhân đã tìm ra nơi nước non hữu tình, tuyệ
t đẹp còn đó những dấu tích của Người ở một thời điểm vô cùng gian khó vẫn tràn đầy lạc quan, tin tưởng vào lý tưởng của mình:
"
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Ðảng.
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Ngày nay lớp con cháu có dịp được thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, được chiêm nghiệm bài học lịch sử, càng thấu hiểu hơn đất nước mình.


Phạm Lê

-Kì 3: Bản Giốc đây rồi
-(*) Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”.
Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Xét trên góc độ sinh thái thì Pắc pó là một nơi ở tuyệt vời. Thiên nhiên ở đây vẫn giữ nguyên vẻ sơ khai, không khí mát lành, nước suối trong veo nhìn rõ đàn cá bơi lội, rừng cây xanh tươi.

Balas