Doanh nhân và những giá trị của đạo Phật

Tập san Văn hoá Phật giáo số 123 đầu tháng 2.2011, đã đăng bài viết “Doanh nhân và những giá trị của đạo Phật” của tác giả Lê Bạch Hoa thành viên chi họ Cụ Quang.

Bài viết gồm hai phần: “Những giá trị theo đuổi và những vấn đề lo lắng của các doanh nhân” và “Những giá trị của Đạo Phật và Doanh Nhân”. Ở từng phần đều có các bảng biểu thống kê, nhận định phân tích của tác giả cùng các đồng nghiệp tai Công ty Nghiên cứu thị trường Axis Research (www.axisco-research.com). Đề tài được tiến hành từ đầu năm 2010 với 1000 người thuộc các độ tuổi và nghề nghiệp (có 160 chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại hai thành phố HCM và HN để tìm hiểu sơ bộ về cuộc sống ‘tinh thần’ của họ, các giá trị của Đạo Phật.

Nhân dịp kỷ niệm Đại lễ Phật đản năm 2011- Phật lịch 2555, xin giới thiệu tóm tắt một số nội dung của phần 2 (Phần chữ nghiêng là của tác giả)

Trong các giá trị của Đạo Phật giá trị ‘Nhân Quả’ được biết đến đầu tiên cao nhất, cao gấp 4 lần giá trị đứng thứ 2 (‘sự Trung Thực’ ) và gấp 6 lần giá trị đứng thứ 3 ‘Lòng từ’/Yêu thương’. Các giá trị khác như ‘vô thường’, ‘vô ngã’, ‘khổ’, ‘tỉnh thức’ là những triết lý căn bản gắn liền với Đạo Phật thì hầu như không được các doanh nhân tự nhận biết.

Với gần 30 các nhận định sắp xếp không theo thứ tự, và thậm chí đối nghịch về nội dung, bảng 1 cho một kết quả khá tương tự với các nhận xét sơ bộ phía trên, nghĩa là một lần nữa ‘nhân quả’ được các doanh nhân đồng ý cao nhất trong

việc áp dụng vào các tình huống trong kinh

Bảng 1: Đánh giá nhận định (trích từ 30 nhận định)

Điểm trung bình (1: hoàn toàn khôg đồng ý, 5 hoàn toàn đồng ý)

Thành Phố

Hà Nội

Hồ Chí Minh

Gieo nhân nào, gặt quả nấy. Gieo gió có ngày gặp bão

4.4

4.6

Những doanh nhân biết và áp dụng luật Nhân Quả sẽ có kết quả tốt hơn những người không biết về luật này

4.2

4.1

Đừng nghĩ rằng không ai biết những điều xấu mà bạn đã làm, sớm hay muộn bạn sẽ phải trả giá

4.4

4.2

Tôi không muốn làm điều xấu với người khác. Tôi sợ sẽ mang lại “Nghiệp” cho bản thân và gia đình tôi

4.2

4.1

Thật khó khăn với tôi nếu phải sa thải ai đó. Nhưng nếu người đó ra đi như là một giải pháp tốt hơn, tôi sẽ đưa ra quyết định nhưng theo một cách hòa bình

4.1

4.2

“Tỉnh Thức” hướng chúng ta đến những quyết định đúng hơn

3.5

4.1

Trong kinh doanh, tôi phải nghĩ đến việc làm những gì có lợi cho tôi, nhưng không gây hại cho người khác

3.7

4.1

Thật đau lòng khi tôi phải thu hồi những sản phẩm kém chất lượng và nói lời xin lỗi với khách hàng, nhưng tôi sẽ làm điều đó

3.9

4.5

Trung thực là trung thực, bất kể trong cuộc sống hay kinh doanh. Không có ngoại lệ

4.0

4.0

Không có gì tồn tại riêng lẻ, tự thân vận động, bao gồm cả việc kinh doanh của chúng ta

3.8

3.8

Về mối quan hệ giữa đạo Phật và Kinh doanh “Câu trả lời của các doanh nhân là Có, chiếm đến 60%. Thậm chí hơn một phần ba doanh nhân cho rằng ‘liên quan rất nhiều’. “ngay những doanh nhân không phải là Phật Tử (thuộc các tôn giáo khác) cũng cho rằng có một mối liên hệ giữa những giá trị của Đạo Phật và Kinh Doanh”.

“Một câu hỏi khác đặt ra

tiếp theo đó là, trong số các giá trị của Đạo Phật đã nêu, giá trị nào mà doanh nhân sẽ áp

dụng tốt nhất trong kinh doanh?

Câu trả lời là 48% cho rằng ‘Trung thực’ chính là phẩm chất hay giá trị mà doanh nhân cho là quan trọng và thích hợp nhất để áp dụng vào kinh doanh (48%) (mặc dù tính trung thực không hoàn toàn được

hiểu là giá trị của riêng Đạo Phật), tiếp theo là ‘Nhân quả’ (31%)”.

Đây là 2 nhận định lớn nhất có khả năng ‘tạo uy tín’ và ‘sự thành công‘ cho công ty, hay ‘mang lại những điều tốt đẹp về sau’.

Đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu với số lượng hạn chế (1.000 người), chắc chắn còn nhiều vấn đề cần phải bàn luận thêm. Rất tiếc do hạn chế của Blog không thể dẫn toàn bộ các phần của bài viết cùng các bảng biểu, sơ đồ thống kê cùng nhiều dẫn chứng hấp dẫn khác. Các thành viên chi họ muốn tìm hiểu kĩ thêm bài viết của Bạch Hoa, có thể liên hệ với tác giả bài viết hoặc tìm đọc trên Tập san văn hoá Phật giáo số 123 đầu tháng 2.2011.

Phạm Lê

(Ảnh trên mạng)
Previous
Next Post »