Chuyện thứ tám: Lại nói chuyện quà ngày Tết.,

Ngày Tết đã đến rất gần, lại nói về chuyện quà Tết. Khi chưa nghỉ hưu quả thực cả tôi và bà xã chưa hề đi biếu Xếp và được biếu quà Tết. Nói vậy có vị không tin, nhưng thật sự là như thế.

Chúng tôi đương chức cũng có tí chức vụ, nhưng có lẽ không quan trọng đến mức được biếu quà Tết. Vả lại ngày đó chúng tôi cũng không có thói quen biếu quà Tết để được nâng đỡ. Cũng chẳng phải chúng tôi giác ngộ hay đạo đức hơn người, mà đúng ra chỉ vì chúng tôi “không gặp thời” vì có được thế hệ Xếp không thích bíếu quà Tết.

Từ năm 2000 trở về trước tôi lần lượt đươc làm ở văn phòng một Xếp nguyên Bí Thư một tỉnh, một xếp nguyên là Uỷ viên TW. Cả hai đều trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, rất đức độ. Cứ vào sáng ngày 30 Tết, Xếp họp mặt chúc Tết cơ quan chè thuốc bánh kẹo rồi tuyên bố như thế là đủ rồi, không phải đến nhà chúc Tết, dành thời gian cho gia đình.

Sáng ngày 3 Tết cơ quan cũng dành chút ít thời gian để Xếp chúc năm mới, không có “lì xì” mừng tuổi như bây giờ rồi vào việc làm đầu năm ngay. Đương nhiên phần lớn anh em vẫn tìm cách rủ nhau về nhà ăn Tết, vì từ 30 đến nay họ mới gặp lại nhau còn Xếp lẳng lặng ở lại trực cùng mấy cán bộ chủ chốt.(*)

Thế hệ Xếp sau những năm 2000 tôi nhận thấy có vẻ khác, chúc Tết tại gia phát triển nhanh đến hôm nay rõ ràng là đã biến dạng cả về nội dung và chất lượng. Đã có hẳn môt cụộc thảo luận trên một trang báo mạng về chuyện “Tết Thủ trưởng”. Có tới mấy chục lời bình của bạn đọc, tuyệt đại đều phê phán cả người nhận và người biếu.

Ở chi ho Cụ Quang đã thành nếp hằng năm cứ vào dịp Tết, các vị trưởng lão chi họ lại gọi đàn em đến năm thì cho chai rượu, chai nước nắm có năm là lạng chè, quả bưởi hoặc cái bánh chưng. Cũng là một dạng “biếu Tết” nhưng lại là biếu ngược, biếu “cấp dưới”. Rõ ràng so với việc biếu Xếp tính chất khác hẳn, nội dung lành mạnh hơn nên phát huy.

Gần đây, trên mạng đưa tin một vị lãnh đạo cấp cao của Hà Nội vừa kêu gọi không đi biếu quà Tết lãnh đạo. Tôi nghĩ nếu làm được như thế thì quả là quá tốt, nhưng để làm được như thế cả Xếp và vợ con Xếp cũng phải "dị ứng" với quà biếuTết. Tôi rất ủng hộ.


Vĩnh Thắng

(*)Mỗi năm vào dịp Tết, tôi lại thắp một nén hương trên phần mộ Xếp tạị Mai Dịch.

Ảnh trên mạng

Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Cháu chia sẻ ý kiến này của cậu. Tuy nhiên, việc biếu này gần như trở thành "văn hóa" cơ quan - tất cả mọi người làm thế, 1 người không làm thành lạc lõng. Sếp lại nghĩ là không ưa, không quan tâm chăm sóc. Mà biếu thôi còn là nhẹ - tùy tâm. Nhiều khi Tết lại là dịp để mua bán chức quyền.
Khó xử nhất là khi đã nghỉ hưu: không tiếp tục thì coi như cắt quan hệ mà tiếp tục thì ... mệt quá. Bản thân cháu khi đương chức là sếp nhỏ, đã nhắc nhân viên Tết không cần đến nhưng họ vẫn đến do không yên tâm. Vì vậy, có lẽ mỗi cơ quan cần ra quy tắc ứng xử trong dịp Tết để mọi người yên tâm tuân theo.
Giá như mà có cách ứng xử tiền lệ nào khác đối với người (nhân viên và sếp) đã về hưu.

Balas