Câu chyện nhỏ, mà không nhỏ ngày mồng 3 tết sau ngày giỗ bố

Hôm qua 2 Tết Đinh Hợi giỗ năm thứ 16 ngày cụ ông qua đời đã được hai bác Ngọc Phi và vợ chồng cháu Nga Thi tổ chức tuy bận rộn, vất vả nhưng vui vẻ, ấm cúng đượm không khí gia đình ở nhà bác Ngọc (được biểu hiện bằng tràng vỗ tay cảm ơn vang dội mãi không dứt của mọi người, theo điều khiển của chú Tiến).
Theo như thông báo trên Blog của bác trưởng nam Phạm Vĩnh Di (hiện đang sống ở tận TP.Hồ Chí Minh xa xôi!) đến dự có khoảng 30 người, chỉ trừ những người đang ở xa không về được như bác Di, cháu Hiệp con bà Kim Anh đang công tác ở TP Hồ Chí Minh và các cháu chắt Cường, Tuấn, Mai Anh, Trang...đang ở tận Đài Loan, Nga, Đức, Mỹ...
Trước Tết tôi có kể với một người bạn lớn tuổi, gia đình cũng là người Hà Nội nề nếp năm nay nhà tôi giỗ bố ở nhà ông anh thứ và hàng năm lại phân cho mỗi người làm một lần.
Ông ấy ngạc nhiên lắm bảo giỗ bố mẹ là phải làm ở nhà ông trưởng nam, cùng lắm mới làm ở nhà ông thứ.
Nào ông ấy có biết gia cảnh nhà mình do ông trưởng nam ở tận Sài Gòn, thành ra nhiều việc phải ủy thác cho ông thứ nam đảm nhiệm.
Vì thế nên nhiều khi cũng có lắm chuyện quanh cái chức "trưởng thật, trưởng giả ấy". Đó cũng là do tình thế mà ra đấy thôi, chứ nào ai muốn.
Nhưng dù cho "trưởng giả, hay trưởng thật" mà anh em con cháu không đồng lòng thì dù việc lớn hay việc nhỏ đâu có thể làm được.
Bằng chứng là đây, nhớ hồi cụ bà mất vào phút lâm chung nhà có năm ông con trai vắng tuốt cả năm, ông trưởng nam ở Sài Gòn, ông trưởng thứ đang du lịch ở tận đất Lào xa xôi, một ông ở Thái Nguyên, hai ông bé nhất nhì thì một ông ở Đức, một ông ở tận Ba Lan mùa tuyết rơi trắng xóa. Lúc đó chỉ có mấy bà con gái, con dâu Anh, Nhu, Phi, Lan, Minh và cháu Vinh, thế mà các bà bảo nhau êm thấm, việc trọng đại đâu vào đấy, êm ro.
Chỉ sát ngày đưa tang ông trưởng thật và ông trưởng thứ mới bay về, bổ xung thêm đôi chút và ra tay điều hành theo kế hoạch mà các bà đã sắp sếp sẵn gần xong, chính xác đến không ngờ.
Lại suy ra chức "trưởng thật hay trưởng thứ" cũng chỉ là một hình thức suy tôn cho có trên có dưới, có người đại điện thay mặt điều hành, chứ đâu có chức thật.
Nhà có đông anh chị em, con cháu đảm bảo sự công bằng, không tị nạnh việc lớn việc nhỏ, việc nhiều việc ít là điều tối quan trọng.
Gương tầy trời nhiều gia đình đông con tan nát nhà cửa cũng chỉ vì điều tưởng là đơn giản, nhưng lại rất phức tạp đó-sự công bằng.
May mắm nhà ta, tôi nghĩ chưa đến mức như thế.
Mấy năm nay đã thành lệ cứ luân phiên nhau giỗ bố mẹ như năm 2005 giỗ mẹ ở nhà tôi; Tết năm 2006 giỗ bố ở nhà bác Nhu, bữa cơm họp mặt gia đình hoành tráng sau ngày hợp táng bố mẹ làm ở tư dinh cỡ trên 2.000 mét vuông của chú Tiến Phượng (9.12.2006). Năm vừa rồi giỗ mẹ đến lượt bác Kim Anh, nhưng làm ở nhà cháu Dũng con bác, cũng đông vui đầy ý nghĩa.
Gần đây thấy bác Kim Anh nói giỗ bố trao cho cánh con trai đảm nhận, giỗ mẹ do cánh nữ làm. Cách làm này chưa thấy bác nào cho ý kiến thêm.
Riêng bác cả Di một thân một mình ở trong Nam lại ở vai thay mặt cả gia đình phải đảm nhận tất cả các ngày giỗ, cũng là điều đương nhiên (cũng tại bác thích ở trong đó một mình nên phải thế. Nhưng cũng may cho bác có cháu Tuấn Minh đích tôn của cụ Quang và vợ là nàng dâu thảo hiền Bạch Hoa, giỏi việc kinh doanh lại hết lòng quan tâm giúp đỡ việc nhà, nên mọi việc cũng được hanh thông, đỡ vất vả cho bác cả nhiều)
Đã đến lúc khoản “đầu tiên” cũng nên đặt ra vào thời điểm giá cả mỗi ngày một tăng, các bác đều đã già và nghỉ hưu, con cháu sự nghiệp đường đời phiá trước cũng còn nhiều gian truân, nhiều việc phải làm. Nhà ta lại đông con cháu, mà theo nguồn dự báo ngắn hạn đáng tin cậy quân số nhà mình sẽ còn tăng thêm nữa trong vài năm tới, nếu đi đủ cả không chỉ dừng lại ở mức 30 người như hôm qua, mà còn nhiều hơn nữa.
Với số lượng đông như thế không phải nhà nào cũng có thể thoải mái yên tâm để làm được một ngày giỗ đầy đủ cho ngần ấy người, mà không phải suy tính về ngân quĩ của mình.
Vì thế ta nên đặt ra một thông lệ các thành viên gia đình đóng góp theo đầu người bằng tiền, hoặc bằng hiện vật như góp mỗi gia đình một món ăn.
Nhưng theo tôi góp tiền theo đầu người cho nhà đăng cai, là hợp lí nhất.
Lịch sử nhà ta đã có tiền lệ rồi, hồi bố mẹ còn sống anh chị em đã chẳng đóng góp tiền để phụng dưỡng bố mẹ, nuôi oxin đó sao (chỉ trừ gia đình người con mà cụ đang ở chung, không phải đóng góp tiền).
Nếu nhất trí cách làm này nên có thỏa thuận chung (không cần đưa lên Blog cho thiên hạ biết làm gì) để mọi việc được tự nhiên.
Vì không có sự thống nhất trước người đưa tiền đóng góp, người không. Người đưa cũng ngại, người nhận cảm thấy không ung dung, lại đâm ngại ngần, do dự, đắn đo.
Tiền lệ đóng góp kinh phí ấy nên tiếp tục, như vậy chắc chắn sẽ làm cho không khí gia đình anh em thoải mái hơn, tốt hơn vì ai cũng được góp phần mình làm nghĩa vụ con cháu đối với bố mẹ dù chưa đến lượt mình đăng cai.

Phạm Vĩnh Thắng

Previous
Next Post »
2 Komentar
Nhận xét này đã bị tác giả xóa. - Hapus
avatar

Khi được tin Cụ Bà mất, Ô Di bay ngay ra Hn vào trục ở BV BM trong suốt thời gian Cụ cấp cứu ,cho đến khi Cụ mất, phải ở nhờ nhà Ô Lập( gần cổng sau BV Bạch Mai để đêm hôm ra vào cho tiện).Vì các con trai quan trọng ở HN còn ở nước ngoải chưa về kịp, chính Ô Di đã quyết định ngày t/c lễ tang ở để kịp báo báo các cơ quan, họ hàng vì sát ngày thứ bẩy , và qđ t/c ở BV BM chú không phải ở Phùng Hưng như góp ý của nhiều người. Ô Di đã phân công cho các bà ,các cháu thực hiện.Khi các con trai đã về đủ, tang lễ đã được t/c hoàn hảo là sự đóng góp chung, trong đó đáng tuyên dương Cô Nhu,Cháu Hồng Vinh, Cháu M.Trang . Khái niệm " Trưởng giả hay trưởng thật " là thực tế , vì Ô Di vốn biết mình biết người, không có gì phài xuy nghĩ.

Balas