Bữa cơm cuối năm !



                               Bữa cơm cuối năm, mời các vị tiền nhân về ăn tết với con cháu
( Đơn giản : Với thời buổi hiện nay lãng phí lương thực là có tội với dân với nước !
                    Còn để chỗ cho các cháu ngoại tưởng nhớ công ơn các bậc sinh thành ra mẹ chúng ! )
Những kỷ niện theo năm tháng :
                    Tết năm 1945-1946 : Bính Tuất : Còn được mặc áo dài Gấm chữ thọ ( Tròn ) đeo thẻ ngà
                    Tết năm 1946- 1947 : Đinh Hợi : ngày 12/12/1946 bắt đầu được nghỉ học để theo gia đình đi tản cư, ngày 14/12/1946 về làng Đại Từ hôm sau chuyển về chùa Hưng Ký Văn Điểm, sau tiếng súng " Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 " vào khoảng 20-21/12 rời chùa Hưng Ký đi ra bến đò Pháp Vân, qua sông Hồng đi tới Văn Giang sau đó đi theo đường 5 về Sặt ( Thị Trấn Huyện Bình Giàn - Hải Dương ) và đón tết Đinh Hợi tại nhà cụ Đỗ Long Giang. Vào mùa mưa năm 1947 đi  đò dọc trên sông Luộc vượt qua sông Hồng cập bên ở Phủ Lý sau đó đi đò dọc về Làng Láo Nho Quan Ninh Bình ( Đến điểm hẹn gặp cụ Quang ), đang đảm nhận công việc Ủy viên thường trực Ban Cứu Đói TW sau 19/12/1946 cụ chuyển về làm Phó Giám Đốc sở Kinh Tế khu 11 ( Sau 19/12/1946  UBHCKC thành phố Hà Nội chuyển thành UBHCKC khu 11 ) cơ quan này đi sơ tán vào Thanh Hóa do vậy từ Kho Láo chúng tôi xuống thuyền đi đến bến Rịa và đi bộ vào Kim Tân huyện lỵ huyện Thạch Thành nơi đây chúng tôi được tiếp xúc với nhiều cái mới :
     -  Bác Đoàn Hưng Nông ra mắt nhà vợ, ông đến Kim Tân vào đúng chiều 30 tết ( Trời đã nhá nhem tối )
     -  Được biết 1 số tiếng địa phương : Mô, tê, răng rứa
     -  Được tiếp xúc và ăn tết với đồng bào Mừơng,
     -  Được thưởng thức các đặc sản của địa phương : Chè lam Phủ Quảng, bánh mật, Mít, Sắn
     -  Được tiêu tiền Khải Định, đồng chinh Bảo Đại
     -  Được chứng kiến trận lụt năm 1947 do sông Buởi gây nên
     -  Được tham dự Đại hội Dân quân Du kích liên khu 4 tổ chúc ở huyện Vĩnh Lộc, tôi may mắn được cụ Kiệm Chủ tịch Huyện Thạch Thành đèo xe đạp được 1/2 quãng đường ( Nhưng năm 70 tôi thường qua lại miền tây Thanh Hóa để đi sang Lào, được biết cụ Kiệm lúc đó giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa )
     -  Ấn tượng còn mãi trong tôi về khu rừng nguyên sinh từ Rịa - Kim Tân, dọc hai bên đường nhưng hàng lim xanh dài vô tận, cảnh núi rừng vùng sơn cước đọng mãi trong tôi đến ngày nay và chẳng bao giờ còn gặp lại cảnh thiên nhiên hùng vĩ tựa bức tranh thủy mạc- Than ơi bây giời đâu còn nữa !
                 Tết năm 1947-1948 : Mậu Tý : Chúng tôi ăn tết ở  Kim Tân sau tết ít lâu lên đường ra khu 3 về thôn Hữu Vĩnh -  Huyện Ứng Hòa gần chừa Hương Ttích, nguyên do cuộc di chuyển này là vì có sự xắp sếp lại các đơn vị hàng chính kháng chiến : Khu2,, khu 3, khu 11 sát nhập thành liên khu 3, trụ sở LK 3 đóng tại Vực Chùa Ông gần chợ Dầu Kim Bảng Hà Nam ( Từ Hữu Vĩnh đến chợ Dầu 3 km )
                Tết năm 1948 - 1949 : Kỷ Sửu :: Chúng tôi ăn tết ở Hữu Vĩnh, vào khoảng mùa hè năm 1949 chúng tôi chuyển vầ sông tại Cau Vẹo Tiên Hưng Thái Bình được ít lâu lại chuyển về Hữu Vĩnh, ly do di chuyển cũng vì việc sắp xếp lại đơn vị hành chính, thành lập khu tả ngạn tách khỏi liên khu 3
                Tết 1949 - 1950 : Canh Dần chúng tôi ăn tết ở Hữu Vĩnh, trong năm Kỷ sửu tại đây đã tổ chức đám cuới của Cụ Hanh - Hoài nhưng ngày cuối năm lại có đám cuới của cụ Oanh, sang năm Canh Dần vào tháng 3 ( Mùa dưa chuột ) có đám cuới của ông bà Trúc Hà ........( kỳ sau tiếp )
                   
Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Tôi vấn hình dung và khâm phục đến mức chưa thể tưởng tượng được ngày đó không có ô tô, không xe máy, không xe đạp mà cuôc tản cư qua nhiều địa phương như thế chắc là rất vất vả cực nhọc..

Balas