Kì III và hết: Hâu Ngập lụt.

Hôm vừa rồi trong bài “con cháu cụ Quang ngày ngập lụt", tôi đã điểm chuyện mấy gia đình bị ngập nước. Để kết thúc vài ghi chép về gia đình ta trong những ngày này, hôm nay tôi xin kể tiếp.
Trong các nhà không bị ảnh hưởng trước tiên phải nói tới nhàc Kim Anh ở ngay cạnh hồ Ngọc Khánh, giáp với đường Nguyến Chí Thanh bị ngập lụt. Nhưng may mắn nhà bác ở vào vị thế có “cốt” cao, lại sát vách Bệnh viện nhi TW. Địa thế môi trường lí tưởng như thế mặc cho trời mưa tầm tã mấy ngày, hai bác tuổi U.80 vẫn “tươi roi rói”. Nhà hai bác cứ gọi là “khô cong”, không một giọt nước thấm vào.
Có lẽ nói ra không ai ngờ nhà bác Lan Nguyên ở vào vùng lẽ ra phải bị ảnh hưởng nặng nhất, đó là một ngõ nhỏ ngoằn nghèo ở Hoàng Mai. Ấy vậy mà hôm tôi gọi điện hỏi thăm bác phấn khởi cười ròn tan trong máy “nhà chị khô ráo, không bị ảnh hưởng gì”. (Chuyện giống như trận cầu giữa MU và Asenal tối hôm thứ bảy vừa rồi, đội tuởng thua 100% hoá ra lại thắng thuyết phục).
Tiếp đến nhà bác Nhu ở phố Hàng Bún, nền nhà cao so với mặt đường nhựa dễ đến hơn thước tây. Nhớ mỗi lần đến thăm bác dắt xe vào nhà phải qua hai lần cầu dẫn bằng sắt vuông “phi” 16mm, mỗi cầu có hai cấp (nếu kể từ đường nhựa lên vỉa hè phải là ba lần cầu dẫn). Nhà lại do chính tay bác và cháu Tuấn giám sát thi công, nghe nói mác xi măng cao gấp ba, gấp bảy nhà người. Nói dại chứ nếu ngập lụt lớn hơn nữa, thì nhà của bác vẫn cứ gọi là “vô tư”. Cuối cùng là nhà Phương Lương ở vùng Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng và thành viên gia đình ở xa nhất là Bác Hoàng Kim Dung trên vùng rừng núi Định Hoá, Thái Nguyên đợt mưa này lại an toàn, không hề hấn gì.
Hậu ngập lụt hôm nay ngày 11.11.2008, trời hửng nắng tôi lái xe đưa bác Ngọc đi thị sát, đến nhà chú Tiến Phương đồ đạc đã được xếp dọn ngăn nắp như trước. Nhưng ngấn nước dấu vết của trận ngập mấy ngày qua, vẫn còn in hằn một đường ngang trên các bức tường phòng khách phân thành hai màu sơn vôi sẫm, nhạt rõ ràng (xem ảnh). Câu chuyện hơn 1 tiếng đồng hồ giữa vợ chồng và cô con gái nhà chủ với khách, chỉ toàn xoay quanh chuyện ngập lụt của thành phố và của nhà mình.
Cũng trong buổi chiều hôm nay chúng tôi còn đến nghĩa trang Văn Điển thăm mộ hai cụ Quang Yến, bác Phạm Kim Thoa và cháu Tô Quang Việt lần luợt đặt bó hoa và thắp nén hương tưởng nhớ những thành viên của gia đình ta đã khuất. Chuyến thăm mộ hôm nay là do ý định muốn tận mắt thấy khu mộ có bị ngập lụt không. Rất may là toan khu vực nghĩa trang Văn Điển, hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Hậu ngập lụt những tưởng đâu chỉ ngoài Hà Nội mình, bởi sáng nay nói chuyện với bác Di qua điện thoại, bác bảo Phú Mỹ Hưng nơi bác ở là thuộc Quận 7 cùng với Quận 2, là vùng trũng của thành phố HCM. Nếu có mưa lớn như Hà Nội lại gặp đúng lúc triều cường, khả năng ngập lụt còn kinh khủng hơn. Xem ra câu chuyện hậu ngập lụt đối với gia đình ta vẫn chưa thể có hồi kết thúc.
Nhưng dù sao đến hôm nay có thể nói thật may mắn cho các gia đình chi họ ta bình yên, không có nhiều thiệt hại. Nhưng cả thành phố lại tổn thất rất lớn, có tới 22 người chết và mất mát, hư hỏng nhiều tài sản. Tôi nghĩ mừng cho gia đình mình, nhưng không thể không nghĩ tới đồng loại đang gồng mình khắc phục hậu quả. Chắc quí vị cũng đồng tình với tôi, sẵn sàng góp sức chia sẻ trong những ngày hậu ngập lụt này.

Phạm Toàn

Previous
Next Post »