Câu chuyện cuối tuần chỉ dành cho người trong gia đình:

Từ câu chuyện Phạm Ngọc Cường đu tư điện mặt trời (ĐMT), tôi liên tưởng tới câu chuyện về “cơ chế”. Hãy bắt đầu từ 3 mẩu chuyện (MC) con con dưới đây, trước khi nói tới câu chuyện cơ chế.

MC.1. Dư luận đang xôn xao chuyện Trung tâm Khí tượng thủy văn TW (TTKT-TV) và Trung tâm KTTV Quốc gia chỉ trong một tháng rưỡi đã 5 lần dự đoán sai bão và mưa, trong đó có trận mưa ngập thế kỉ ở Hà Nội. Nguyên nhân đúng sai còn phải chờ, mới đây dư luận trong ngành nói các đài quan trắc mặt đất và dự báo khí tượng của ngành hàng không, Không quân VN thu thập được rất nhiều số liệu ở khắp các vùng trên cả nước. Nhưng TTKT-TV không có cơ chế liên kết, phối hợp phân tích, xử lí số liệu dự báo.
Đó là câu c
huyện về cơ chế phối hợp (hay ăn chia).
MC.2 Quí vị đã nghe nhiều lần ngành điện Việt Nam độc quyền sản xuất, vận hành, phân phối và kinh doanh điện. Họ luôn kêu lỗ, đòi tăng tiền điện và cắt điện vô tội vạ. Dư luận đòi chống lại độc quyền, nghĩa là cần có thêm lực lượng sản xuất và kinh doanh phân phối điện, nhưng chưa được chấp nhận.
Đó cũng lại là câu chuyện về “cơ chế” .

MC.3 là câu chuyện nhà mình, trên Blog Cụ Quang Cháu Phạm Ngọc Cường con Ô. Phạm Vĩnh Ngọc ở CHLB Đức đã lắp đặt một hệ thống dàn gương thu NLMT để sản xuất điện năng cho gia đình công suất 11kw/h, vốn ban đầu khỏang 50,000 euro ( xem ảnh ). Hàng tháng dư thừa điện bán lại cho Cty điện được khỏang 8 triệu đồng VN, có thể bán trong 20 năm và thiết bị được tòan quyền sử dụng hay trao đổi, chỉ cần trời sáng khi mặt trời ít là máy đã có thể họat động, sau 10 -12 năm là thu hồi được vốn ban đầu.”
Đoạn trên có thể biên tập lại thành một câu “Cháu Phạm Ngọc Cường ở CHLB Đức (người dân) đã lắp đặt một hệ thống dàn gương thu NLMT (đầu tư) để sản xuất điện năng cho gia đình (sử dụng). Hàng tháng dư thừa điện bán lại cho Cty điện (nhà nước hoặc tư nhân). Có thể bán trong 20 năm (kinh doanh) và thiết bị được tòan quyền sử dụng hay trao đổi (s hữu). Sau 10 -12 năm là thu hồi được vốn ban đầu (bài tóan thu hồi vốn)”.
Lại đem nh
ững chữ trong dấu ngoặc đơn ghép lại thành câu “Người dân đầu tư trang thiết bị, dùng cho gia đình. Dùng không hết có thể bán cho nhà nước (hoặc tư nhân). Quyền sử dụng và kinh doanh ổn định trong 20 năm. Với cách làm này nhà nước cũng lợi, mà người dân sau 10- 12 năm sẽ hoàn được vốn đầu tư”
Đem MC.1,2
so với MC.3 có xuất sứ nước Đức, đến đây ta có đầu đề câu chuyện rất quen tai "cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Phạm Lê

Previous
Next Post »