NGHĨ VỀ KHỦNG HỎANG KINH TẾ



Ngày 18/11/2008 và ngày hôm nay 20/11/2008 tôi đã tham dự cuộc Hội Thảo với chủ đề “ Kinh tế Việt Nam trước khủng hỏang kinh tế tòan cầu “ do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế Họach Đầu tư chủ trì tổ chức tại KS Rex và “Tuần Lễ Quốc Gia Các Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa 2008” do Phòng TMCN VN tổ chức tại Dinh Thống Nhất TpHCM . Hai cuộc hội thảo diễn ra trong bối cảnh thế giới, nhất là ở Mỹ đang xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính và lan nhanh ra thế giới với diễn biến phức tạp có tác động bất lợi không phải chỉ đối với những nước kinh tế phát triển mà kể cả những nước kinh tế đang phát triển như VN. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đều biết từ khi nước Mỹ ra đời đã trải qua nhiều lần suy thóai kinh tế từ những năm 1819,1837, 1857, 1893, 1907 1920, và năm 1929….nhưng cuộc khủng hỏang lần này có qui mô lớn hơn nhiều so với các cuộc khủng hỏang đã xảy ra trườc đây, trong đó vấn đề tự do hóa thương mại cần phải xem xét lại trong mối quan hệ giữa nguyên tắc tự điều tiết của thị trường và vài trò điều tiết của chính phủ. Nguyên nhân sâu sa của cuộc khủng hỏang lần này bắt nguồn từ sự dễ dãi của các ngân hàng Mỹ trong vòng 10 năm trở lại đây đã cho vay ồ ạt các khỏan tiền lớn để dân chúng mua nhà và các tiện nghi gia đình cao cấp như ôtô….dẫn đến hàng triệu người đi vay không thể trả được cả vốn lẫn lãi, khiến các ngân hàng và nhà đầu tư bị lỗ nặng mất khả năng thanh tóan tài chính, dẩn đến phá sản hay giãn nhân công làm tăng nạn thấp nghiệp ở ngay nước cường quốc số một về kinh tế của thế giới.

Qua theo rõi chưa thấy tác dụng nhiều của giải pháp cứu vãn nền kinh tế Mỹ bằng NN bỏ ra 700tỷ USD và cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất còn 1% trong vòng 50 năm gần đây, tiếp theo các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản là các doanh nhiệp sản xuất và kinh doanh ôtô Mỹ hiện củng đang gặp nhiều nguy cơ nếu không nhận được sự chi viện của NN Mỹ. Căn bệnh cho vay dưới chuẩn của Mỹ đã tác động đến các nước EU và các nước đang nổi lên về kinh tế ở chấu Á, châu Mỹ La Tinh bài học về cuộc khủng hỏang tín dụng có tính chất tòan cầu. Nhiều biện pháp tài chính và kinh tế đã được đề ra ở các nước, nhiểu Hội Nghị QT đã nhóm họp để bàn biện pháp đối phó với khủng hỏang, nhưng chưa có thể dự đóan được chắc chắn thời hạn kết thúc của nó, có thể năm 2009 hay có thể dài hơn ?Vì nước Mỹ đang ở giai đọan chuyển giao Tổng Thống, cuộc chiến ngốn tiền ở Irak còn kéo dài 3 năm nũa ( hàng năm chi khỏang 500 tỷ USD) chưa có thễ ổn định ngay tình hình bất lợi trên và do đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Sau 2 năm VN gia nhập WTO với bao kỳ vọng hội nhập mạnh hơn vào nền kinh tế thế giới, trong đó có Mỹ và EU là hai thị trường VN hy vọng xuất khẩu được nhiều hàng hóa. Tình hình trên khiến người tiêu dùng ở các nước Mỹ và EU bị khủng hỏang niềm tin và sức mua giảm sút làm cho hàng hóa VN sẽ khó khăn nhập vào các thị trường trên, bên cạnh rào cản về tranh chấp do “phá giá” vì chính sách bảo hộ mậu dịch, còn do các nước trên chưa công nhận hòan tòan VN thực sự có nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế VN có sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng chiếm tới 90 % trong tổng số hơn 300,000 DN , đóng góp hàng năm cho Ngân sách NN gần 50%, đang giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người lao động, sẽ gặp nhiều khó khăn do tình hình trên, nhất là những DN chuyên về gia công hay sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Tình hình sẽ diễn biến xấu cho nền kinh tế trong nước nếu hàng ngọai rẻ nhập tràn lan vào VN, nhất là hàng TQ do không bán được ở các thị trường Mỹ và EU vì sức mua giảm sút. Các DNNVV thường ít vay NH do khó khăn về thủ tục thế chấp, cho dù có sự hỗ trợ vốn của NN hay các nguồn khác thì không phải dễ dàng có cơ hội kinh doanh thuận lợi như các DNNN, nên sẽ gặp khó khăn là muốn duy trì kinh doanh phải tự xoay sở bằng cách hợp tác, liên doanh, hay mua bán công ty, nhưng cũng đầy rủi ro vì thể chế về lĩnh vực này còn chưa hoàn chỉnh. Các DNVVN thường vốn điều lệ ít, tài sản hữu hình ít hơn tài sản vô hình, nhưng việc xác định giá trị doanh nghiệp rất cần thiết để thực hiện có hiệu quả việc hợp tác,liên doanh hay bán công ty, vì hiện nay chưa có phương pháp thống nhất của NN để giúp các DN tự xác định giá trị tài sản của mình., nên một số DNNVV đã phá sản . Các đại gia là các DNNN tuy gặp khó khăn, nhưng NN vẫn còn bảo hộ hay chưa có chế tài kiểm sóat hữu hiệu, nên có nhiểu tập đòan vay nợ NN gấp nhiều lần số vốn tự có vẫn chưa bị phá sản ?

Cũng may giá dầu thế giới lúc này đang có xu hường giảm, không rõ vì sao ? Nếu giá dấu đột ngột tăng cao thì dân chúng trên quả đất này sẽ chịu tác động kép của khủng hỏang kinh tế và khủng hỏang năng lượng. Lúc đó không rõ tình hình kinh tế đất nước và đời sống của người dân sẽ chịu đựng đến đâu ?

Previous
Next Post »