“Tại anh, tại ả, tại cả đôi đường”.


Mấy hôm nay, hẳn chúng ta đã thấy rõ tác hại ghê gớm của cơn “Đại Hồng Thuỷ” đang giáng lên đầu mỗi người dân Hà Nội mình.
Rất nhiều ý kiến được đưa ra để tìm nguyên nhân, người cho là qui hoạch kém, lấp hết ao hồ làm nơi chứa nước. Người cho là beton hoá đưòng phố, nước không có chỗ ngấm xuống đất để thoát, ngoại thành xây dựng nhiều làm cản dòng chảy thoát nước. Có người còn ví với Hà Nội 36 phố phuờng ngày xưa có các hồ Bảy Mẫu, Thành Công, Thủ Lệ, Văn Chương…làm điểm chứa nước nên các phố cổ đâu có ngập lụt như bây giờ.
Thôi thì còn phải bàn luận chán, nhưng ngoài nguyên nhân diễn biến phức tạp của thời tiết, rõ ràng là còn có nguyên nhân của chính con người gây ra như xây dựng không phép, đổ xả rác thải bừa bãi. Lấn chiếm ao hồ, thu hẹp lòng hồ, lòng sông Hồng sông Tô Lịch…Quí vị cũng như tôi là người Hà Nội gốc đều dễ dàng nhận ra Hồ Trúc Bạch, Hô Tây, Bảy mẫu.. ngày nay bé hơn rất nhiều so với hồi còn nhỏ chúng ta nhìn thấy. Rồi bờ sông Hồng có những đoạn bị thu hẹp do dân tự ý đổ đất thải, lâu ngày thành những khu dân cư xóm liều làm cản trở dòng chảy. Lại cũng còn vì lâm tặc chặt cây, phá rừng..làm không khí nóng lên gây nhiều trận mưa bão lụt lội bất thường…
Vậy thì “tại anh, tại ả tại cả đôi đường”, chỉ có khi nào mọi người từ chính quyền đến người dân thường mọi việc đều phải gắn với hai chữ “môi trường“ một cách nghiêm chỉnh mới có thể chấm dứt được hiện tượng này, có thế người dân mới đỡ khổ vì giặc nước.

Phạm Toàn
Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Đọc bài này của cậu Thắng, xong lại đến bài bỗng dưng muốn tức của cậu Di, chau lại có cảm nhận bỗng dưng muốn ngủ. Số là mấy ngày lũ lụt chẳng đi đâu được, nhà lại mất điện mất nước, chợ búa không có chẳng làm gì cũng chẳng ăn gì được, mà cũng chẳng nên ăn vì ăn rồi lại phải thải mà thải cũng không có nước dội lại ô nhiễm môi trường. Vì vậy, ngủ là thượng sách. Ngủ để quên sự đời, để quên cái đói, để đỡ mất sức và tranh thủ phục hồi sức khỏe tiếp tục làm việc sau khi nước rút.

Balas