Điện gió, ước mơ (tiếp)

Hôm qua tôi có tâm sự đôi điều trên Blog Cụ Quang về “điện gió, uớc mơ”, bác Di từ thành phố Hồ Chí Minh đã bổ xung thêm mấy chi tiết để làm sáng tỏ hơn.
Theo bác ĐG nhỏ Việt Nam ta đã làm từ những năm 80, nhưng không duy trì nghiên cứu tiếp, vì thế kết quả không nhiều. Nếu làm điện gió lớn rất tốn kém, phải nhờ công nghệ nước ngòai. Hiện nay Viện Năng lượng thuộc TCT điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư 1 dự án phát điện hỗn hợp dàn pin mặt trời(14,4 Kwp) và tuabin gió(10 Kw) + diesel(20Kw + accuy 4800Ampe.h - lúc ít gió hay mặt trời ) tại xã An Bình, Lý Sơn, Quảng Ngãi cung cấp điện sinh họat cho 106 hộ dân, tổng đầu tư là 10tỷ VNĐ ( 80% vốn ODA+ 20% vốn địa phương ) dự kiến cuối 2009 sẽ hòan thành.
Còn ở nước Đức có ưu điểm phát triển NLG ở ngay đồng bằng (onshore), tất nhiên ngòai biển cũng có (offshore). Không phải chỉ ở nông thôn mà gần thành thị như Berlin cũng có. Nhưng ở những nơi gió yếu như vùng Berlin, chắc là phải có thêm bộ tăng tốc vào mỗi cột gió. Như vậy một dàn hàng trăm cột gió các cánh quạt mới đủ gia tốc để thu được nhiều năng lượng. Điện gió hiện giá thành còn cao, chưa chắc VN đủ khả năng đầu tư, trừ phi có sự hỗ trợ vốn của nước ngoài.
Tiềm năng gió ở VN theo tạp chí "Wind Energy Resource Atlas of Southest Asia" ra tháng 9/2001 thì ở độ cao 65m tốc độ gió trung bình là 6 -7 m/giây tiềm năng là 401.444Mw, ở mức khá 7 -8m/s là 102.716Mw, ở mức cao 8 -9m/s là 8.748 Mw, trên còn 9m/s là 452 Mw(chỉ để tham khảo). Khó khăn là hiện nay VN chưa xây dựng xong bản đồ phân bố NL gió các vùng trên toàn lãnh thổ, nên việc phát triển điện gió sẽ rất khó khăn.
Những ý kiến trao đổi của bác Di góp cho những điều suy nghĩ của tôi rõ hơn và có cơ sở hơn.
Vĩnh Toàn
(ảnh trên:bác Di tại chân cột điện gió, ảnh chụp tại Beeskow, tháng 5 năm 2005)

Previous
Next Post »