Trao đổivới bác Di

Trước đây mấy ngày, bác Di có đăng tải bài viết về Phố Lãn Ông, trong bài viết này, bác đã cung cấp thêm cho độc giả một số chi tiết đáng nhớ, mấy năm trước nhân dịp 1000 năm Thăng Long bác cũng có bài viết về Phố Lãn Ông, nhớ nhất là : Ngôi nhà hai tầng đầu tiên của phố Lãn Ông là nhà 53 Lan Ông
Nói về tên Phố Lãn Ông gân đây bác cho biết là được đặt tên từ Phố Phúc Kiến thành Lãn Ông vào năm 45-46, chắc bác quyên, không kiểm tra lại 
Xin thưa :
Theo : Nghề thuốc bắc Lãn Ông – Trịnh Thị KimLoan
Tuy nhiên, tên gọi phố Lãn Ông chỉ mới xuất hiện từ thời tạm chiếm, trước đó vào đầu thế kỷ XX, phố có tên gọi Phúc Kiến (Rue des Phuc Kien) bởi phần đông dân cư là người Hoa kiều, gốc tỉnh Phúc Kiến đến ngụ cư tại đây. Cùng với hội quán Quảng Đông trên phố Hàng Buồm, hội quán Phúc Kiến trên phố Lãn Ông là chốn hội tụ của bà con Hoa Kiều xa xứ.

Tôi còn nhớ vào khoảng 1953 HDDB Hà Nôi có quyết định đổi tên Phúc Kiến thành Lãn Ông do thị trưởng Bác sỹ Trần Văn Lai chủ biên và ra quyết định


Người họ Phạm đến Lãn Ông  :
            Hai cụ   Phạm Tất Sỹ ( tên chữ là Phạm Như Xuân ) ( 1848 - 1920 )  và Trịnh Thị Lâm             ( 1849 - 1915 ) Đã mua ngôi nhà 53 Lãn Ông năm 1879 với giá 500$00 ( Năm trăm đồng Đông Dương ) để mở hiệu thuốc  Đông Dược với tên hiệu là Phú Đức ( Là hai từ viết tắt của câu " Phú Nhuân, Đức Nhuân đức ốc  nhuận thân "
             Năm 1926 ông bà nội tôi có làm thêm dãy nhà phụ ở phía trong, năm 1932 bị hởa hoạn năm 1936 làm lại toàn bộ có hình dáng như hiên nay

Bài viết này chỉ nhằm bổ xung những chi tiết để con cháu biết thêm về cội nguồn của mình !

Previous
Next Post »