Sán lợn gạo, phụ huynh cần biết

Đây là triệu chứng mắc sán lợn gạo, phụ huynh  cần biết


Video :ĐKN.TV
Liên quan tới việc hơn 60 học sinh mắc sán lợn gạo ở Bắc Ninh, chuyên gia y tế cho biết tùy vị trí ký sinh của nang sán mà người mắc có những biểu hiện triệu chứng khác nhau; nang sán đi vào não có thể gây động kinh, mù, liệt...
Những ngày qua tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương đã có hơn 1.000 trẻ từ Thuận Thành, Bắc Ninh được gia đình đưa tới khám, xét nghiệm máu để xem có mắc sán lợn gạo. Đến tối ngày 16/3, kết quả xét nghiệm đã cho thấy có đến 62 học sinh mắc sán lợn gạo. Con số này vẫn không ngừng tăng lên.
Lấy máu xét nghiệm bệnh sán lợn cho trẻ ở Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Dân Việt.
Kết quả này số trẻ dương tính với bệnh sán lợn đã gây sốc cho nhiều người. Sán gạo lợn là bệnh mạn tính có tổn thương ở da, cơ, não... Chúng có thể tồn tại trong cơ thể người rất lâu. Tùy từng vị trí của sán mà người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Đường đi của sán lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn ở người do ăn phải trứng sán dây lợn dưới dạng lợn gạo. Nang ấu trùng sán dây lợn hình bầu dục, màu trắng đục chứa dịch trắng đục, đầu sán với 4 giác bám, 2 vòng móc, ấu trùng sán lợn ở lợn có kích thước 0,3 mm, sau gây nhiễm 6 ngày kích thước lên đến 6-9mm sau gây nhiễm 60 -70 ngày và lên đến 8 - 15 mm sau 6 tháng đến 1 năm nhiễm. Nang ấu trùng sán lợn ở người dài hơn ở lợn, nang sán tập trung thành chùm như chùm nho, kích thước đến 10 - 20 cm chứa tới 60ml dịch. Nang ấu trùng sán lợn ký sinh dưới màng nhện của não có kích thước tới 10 - 15 cm. Một vật chủ có thể nhiễm tới hàng trăm ấu trùng
Sau khi ăn phải trứng sán dây lợn, trứng vào dạ dày và ruột, nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh ở các cơ vân, ở não, và mắt. Những người bị bệnh do ăn phải trứng sán dây lợn từ môi trường ngoài thường có ít nang trừ trường hợp ăn phải cả đốt sán. Những người có sán dây lợn trong ruột, khi đốt già rụng do nhu động ruột mà đốt sán trào ngược lên dạ dày và lúc này giống như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng vô cùng lớn nên số nang ở người cũng rất nhiều, có người không đếm nổi.
Tác hại của sán dây lợn là ấu trùng sán lợn ký sinh ở não gây động kinh, co giật, liệt, nói ngọng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng nhiễm sán lợn
Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà người mắc có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo rằng: “Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội; nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù”.
Các ấu trùng hình hạt gạo trong thịt lợn. Ảnh: Internet.
Bệnh sán trưởng thành ở ruột sẽ tồn tại ở người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo). Khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.
Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo hệ bài tiết ra ngoài.
Thảo Nguyên(TheoKienthuc)
Những triệu chứng khi nhiễm ấu trùng sán dây lợn và sán dây trưởng thành:
Triệu chứng ca bệnh lâm sàng
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).
- Dấu hiệu chính là thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn trong lúc tắm, lúc ngủ đốt sán bò ra giường, ra quần áo, bò lên người bệnh và người nằm cùng giường. Đốt sán nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng cử động linh hoạt.
- Một số trường hợp có trứng sán trong phân được phát hiện.
Đối với ấu trùng sán lợn
Triệu chứng bệnh tùy thuộc vị trí ký sinh và đóng kén của ấu trùng mà bệnh sẽ xuất hiện các triêu chứng khác nhau. Tại não cũng tùy thuộc vị trí mà triệu chứng biểu hiện chức năng cũng khác nhau như động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội.
Khi ấu trùng cư trú ở mắt gây các triệu chứng chèn ép sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị… thậm chí bị mù nếu có nang sán ở mắt.
Ấu trùng cư trú ở cơ vân: xuất hiện các nang dưới da với kích thước 0.5-2cm, di động dễ dàng, không ngứa, thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực; các nang này có thể gây ra triệu chứng máy, giật cơ.
Đối với sán dây trưởng thành
Người mắc sẽ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chủ yếu là người bị bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán di chuyển và tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa bất cứ lúc nào.
Con người rất ít có miễn dịch với bệnh sán dây trưởng thành và ấu trùng.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nguồn truyền nhiễm chính của bệnh sán lợn gồm:
- Ổ chứa: sán dây trưởng thành sống ở ruột non của người; ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở trong tổ chức của một số động vật có vú như người, lợn, lợn rừng, trâu, bò, lạc đà, cừu, dê, ngựa, thỏ, chó, mèo.
- Thời gian ủ bệnh: sán dây trưởng thành khoảng 8-10 tuần, ấu trùng sán dây lợn khoảng 9-10 tuần.
- Thời kỳ lây truyền: sau khoảng 10 tuần, sán trưởng thành sống trong ruột non của người, những đốt sán già tự rụng ra ngoài hậu môn hoặc theo phân bài tiết ra ngoài. Trong đốt sán có trứng sán, khi đốt rữa ra trứng sẽ giải phóng và nếu người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ gây bệnh ấu trùng sán dây lợn.
TheoVTV.vn
Previous
Next Post »