SUDOKU – MỘT TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ


Nguồn gốc Sudoku:
Sudoku là từ Nhật bản và có nghĩa là “mỗi số một lần”. Vì vậy, nhiều người lầm tưởng rằng Sudoku do người Nhật phát minh ra. Thật ra, Sudoku được phát mỉnh ra bởi một kiến trúc sư người Mỹ có tên là Howard Garns. Tuy nhiên, do sống ở Nhật trong thời gian phát minh ra trò chơi này nên nó được công bố lần đầu và trở nên phổ biến trước tiên ở Nhật bản
Hiện tượng này ngược với hiện tượng Marketing. Nhiều người lầm tưởng Mỹ là quê hương của Marketing nên người có ý tưởng đầu tiên về Marketing phải là người Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ (mà cụ thể ông tổ của Marketing là Philip Kotler) chỉ phát triển ý tưởng này thành một học thuyết đầy đủ từ một thương gia người Nhật với câu nói  nổi tiếng “Chỉ bán cái người ta cần chứ không bán cái mình có”.
Trở lại câu chuyện Sudoku. Howard Garns phát minh ra Sudoku lúc đã nghỉ hưu và dùng nó để giải trí cho mình. Sudoku lần đầu tiên được xuất hiện trên tạp chí Dell Puzzles and Word Games năm 1979. Lúc đó ông lấy bút danh là “Number Place” và nói rằng trò chơi này được phát minh ra do ảnh hưởng của nhà toán học đại tài người Thụy Sỹ Leonhanrd Euler với trò chơi tương tự mang tên “Latin Squares”. Sau đó, đến năm 1984 trò chơi này mới lần đầu tiên ra mắt công chúng Nhật Bản trên tạp chí Monthly Nikolist.
Hiện tượng Sudoku gây nên hai phản ứng trái chiều: một là ghét vì mất thời gian và không hiểu tại sao người ta lại có thể say mê nó, hai là yêu thích và say mê đến điên cuồng. Thật ra thì cũng như mọi trò chơi khác, chơi hay không phụ thuộc vào sở thích, sở trường, sở đoản của từng người (mà ta thường gọi là duyên). Và cũng như mọi trò chơi khác thì Sudoku cũng có lợi ích và hạn chế. Lợi ích đó là trò chơi trí tuệ, rèn luyện cách suy diễn logic có tác dụng như tập thể dục não. Vì thế, ở Mỹ rất nhiều người có tuổi chơi Sudoku để phòng ngừa bệnh hay quên của tuổi già. Sudoku có thể  chơi một mình, mọi lúc, mọi nơi, mà cũng có thể nhiều người cùng chơi hoặc thi chơi xem ai hoàn thành ô số nhanh hơn. Nhược điểm của trò chơi là cũng dễ gây nghiện nên mất thời gian, ảnh hưởng đến cuộc sống điều độ thường ngày. Khi chơi lâu, tư thế ngồi nhiều cũng ảnh hưởng đến sự vận động cơ bắp của cơ thể.
Để “nói có sách mách có chứng” về lợi ích của Sudoku, xin dẫn ra nguyên văn bài báo có tiêu đề “Liệu pháp giúp não sắc bén” đăng trên báo Thanh niên ngày Chủ nhật 23/7/2017 tr. 16 như sau: “Tin vui cho những ai thích chơi ô chữ, giải toán đố… Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Exeter (Anh) cho thấy những ai giải ô chữ mỗi ngày cải thiện được chức năng não bộ và có bộ não trẻ hơn 10 tuổi. Khảo sát ở hơn 17.000 người trên 50 tuổi, các chuyên gia thấy rằng những ai chơi ô chữ càng thường xuyên thì càng làm tốt hơn các bài đánh giá về khả năng nhận thức như ghi nhớ, chú ý và lập luận. Họ làm các bài tập vừa nhanh vừa có độ chính xác cao. Họ cũng cho biết thêm ngoài luyện tập trí não, tập thể dục, không hút thuốc lá và có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cũng giúp ngừa mất trí nhớ”.
Sudoku là gì?
Sudoku là trò chơi điền số vào các ô trống theo luật chơi quy định. Cụ thể là chỉ được điền các số tự nhiên từ 1 đến 9 và điền mỗi ô 1 chữ số. Các ô chứa số của Sudoku gồm tất cả 81 ô được sắp xếp theo hình vuông 9 x 9 = 81 ô. Như vậy, hình vuông Sudoku có 9 cột và 9 dòng, mỗi cột và mỗi dòng có 9 ô nhỏ. Có nhiều dạng chơi Sudoku nhưng dạng chơi phổ biến nhất và đơn giản nhất là hình vuông Sudoku lại chia ra thành 9 miền, mỗi miền có 3 x 3 = 9 ô. Đề bài cho sẵn số ở một số ô nhỏ và người chơi phải điền nốt các số từ 1 đến 9 vào các ô còn trống sao cho mỗi cột, mỗi dòng và mỗi miền đều có đủ các chữ số từ 1 đến 9 (không có số nào bị thiếu hoặc bị trùng 2 lần). Chẳng hạn, đề bài cho ô số sau:
(để tiện theo dõi, tôi tạm đánh số cột từ 1 đến 9 từ trái qua phải và ký hiệu dòng từ a đến j từ trên xuống dưới. Ký hiệu mỗi ô số sẽ ghép ký hiệu cột với ký hiệu dòng)  
Yêu cầu đặt ra là phải điền nốt các chữ số từ 1 đến 9 vào các ô còn trống sao cho mỗi cột, mỗi dòng và mỗi miền có đủ các số tự nhiên từ 1 đến 9. VD: ô (1a) đã có số 4 thì có nghĩa là cột 1 và dòng a sẽ không thể có thêm số 4 nào nữa.
  
a
4

2
9


1
3

b
5
3
1
6



9

c
7



3
1


5
d


4




5
8
e
2



9


1
6
g

1




9


h
6
2

3

9


4
i

4



6

7
9
j

5
8
4
2
7




1
2
3
4
5
6
7
8
9

Cách chơi  Sudoku: Cách chơi Sudoku chủ yếu là đối chiếu cột dòng và miền để sao cho khi đặt bút điền 1 số vào ô trống nào đó thì số đó không bị trùng với một số khác cùng cột hoặc cùng dòng hoặc cùng miền.
Với dạng SUDOKU trên, cách chơi chủ yếu là đối chiếu 3 miền có chung 3 dòng hoặc chung 3 cột. VD: với 3 miền có chung 3 dòng h, i, j thì ta thấy dòng h và dòng i đã có số 9, vậy số 9 của miền còn lại sẽ phải nằm vào ô (1j) hoặc với 3 miền có chung 3 cột 7, 8, 9 thì cột 7, cột 8 đã có số 1, vậy số 1 của miền còn lại sẽ phải rơi vào ô (9j).
Dạng chơi này của Sudoku (tạm gọi là dạng 1) được chia ra làm 3 trình độ: sơ cấp (beginning), trung cấp (intermediate) và cao cấp (advance). Với mỗi trình độ lại được phân thành 5 độ khó.
Hai dạng khác của Sudoku (tạm gọi là dạng 2 và dạng 3) đòi hỏi trình độ chơi cao hơn so với dạng phổ cập và khác ở chỗ 9 miền được phân bố có hình dạng bất kỳ mặc dù mỗi miền vẫn chứa đủ 9 ô số. Như vậy, mỗi dòng hoặc cột của SUDOKU không nhất thiết phải qua 3 miền mà có thể đi qua từ 1 đến 5, 6 miền.
Dạng 2 đề bài vẫn cho trước mỗi ô số một chữ số, dạng 3 thì lại có thể đưa ra số tổng chung cho 2, 3 ô số. Người chơi phải tự phân bổ số tổng đó cho các ô chung. Luật chơi vẫn như cũ – điền số sao cho mỗi cột, mỗi dòng, mỗi miền đều có đủ các chữ số từ 1 đến 9. Cách chơi vẫn là đối chiếu cột dòng miền để không bị lặp lại 2 lần 1 chữ số trên 1 cột, dòng hoặc miền nào đó. Tuy nhiên, không thể đối chiếu 3 ô cùng cột hoặc cùng dòng như dạng 1 được nữa vì các miền không còn chung định dạng 3 ô ngang x 3 ô dọc = 9 ô nữa.   
Tìm chơi Sudoku ở đâu:
Hiện nay sách chơi Sudoku ở Việt nam cũng khá phổ biến ở các hiệu sách. Ngoài ra, báo Thanh niên ra hàng ngày mỗi số đều có 1 ô đố (trình độ cao – mức độ khó). Cuối cùng, bạn chơi có thể cài đặt phần mềm chơi Sudoku vào điện thoại di động có tên “genina.com” có đủ trình độ để lựa chọn chơi. Tuy nhiên cũng cần nói thêm là ở Việt nam hiện nay mới chỉ có sẵn dạng 1. Dạng 2, 3 cần phải tìm ở nước ngoài. 


Previous
Next Post »
2 Komentar
avatar

Cô Phương có lần hướng dẫn tôi chơi Sodoku, nhưng tuổi già lú lẫn nên o duy trì được

Balas
avatar

bài này Lê Hồng Phương đã giới thiêu trên blog cách đây ba năm xho cr sách..., nhưng tôi vẫn chưa một lần thử vì cảm thấy mình không may mắn với các trò chơi.

Balas