Ngày 5/8/1964 không quên.

Ngày 5/8/1964 với chúng ta không thể quên, ngày Mỹ ạt ném bom khởi đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay đối với miền Bắc.
Mấy hôm trước trên mạng có một clip phát đi hình ảnh những viên đạn phóng lên đỏ rực bầu trời trong đêm tối bắn máy bay Mỹ, tác giả ca ngợi chiến công bắn rơi máy bay Mỹ của quân dân ta. Nhưng cũng có một lời bình luận (comment) trái chiều, đại ý “bắn như thế phí đạn, ai mà chả làm được.
Hôm nay đúng ngày 5/8, tuy chỉ là người lính phòng không bình thường nhưng nhờ đã có thời gian theo chân các trung đoàn cao x trên nhiều địa phương của miền Bắc từ những ngày đầu chiến tranh phá hoại, chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt nhất là ở Khu 4 cũ tôi cũng có một số hiểu biết nhất định muốn nói lại cho rõ gốc gác sự việc. Có thể qua đây gợi ý cho những ai chưa có điều kiện tìm hiểu, biết rõ hơn tính xác thực của hiện tượng.
Khi mới nhập ngũ làm lính cao xạ năm 1963, chúng tôi được thấm nhuần phương châm tác chiến của lực lượng phòng không là “tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ an toàn lực lượng ta”.Nghĩa là phải lấy tiêu diệt địch làm mục tiêu hàng đầu, khẩu hiệu hành động là "bách phát, bách trúng". Chúng tôi tập theo sách vở Liên xô cũ, pháo từ các trận địa cố định bắn máy bay từ xa (chủ yếu là bay bằng)
Sau ít ngày đánh phá miền Bắc, Mỹ rút kinh nghiệm rất nhanh không chỉ bay bằng thả bom mà bổ nhào từ nhiều tầng, nhiều hướng gây rất nhiều tổn thất, khó khăn cho ta.
Ta cũng đúc kết được kinh nghiệm đưa ra cách đánh riêng, phối hợp hỏa lực từ súng bộ binh, súng phòng không các ctới tên lửa, máy bay. Không chỉ ở trận địa cố định mà còn cơ động lực lượng, đôi khi kéo cả tên lửa, máy bay đón lõng ở những nơi địch không ngờ tạo thành lưới lửa phòng không dày đặc như thiên la địa võng”, làm kẻ thù khiếp sợ.
Cơ động pháo lớn, tên lửa, máy bay tạo lập lưới lửa phòng không dày đặc là cách đánh không nằm trong sách vở, chưa có tiền lệ trong lịch sử phòng không thế giới, mới chỉ lần đầu xuất hiện ở Việt Nam. 
Chính vì thế chúng ta đã bắn rơi nhiều máy bay Mĩ. Từ súng trường, cao xạ tới tên lửa, máy bay của ta đều có chiến công bay rơi máy bay Mỹ. Cuối cùng chúng ta kết thúc chiến tranh bằng việc bắn rơi nhiều máy bay mén bom chiến lược B.52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội 12/1972.
Tôi nhớ sau tết mậu Thân 1968, tại Thanh Chương Nghệ An vào một đêm tối chúng tôi nằm trong thế trận của trung đoàn pháo cao xạ rình rập máy bay địch đang đánh phá một tuyến trọng điểm vận chuyển hàng tiếp viện cho miền Nam. Cả đêm ấy máy bay địch thay nhau thả pháo sáng lượn vòng thả bom, phía bên kia dãy đồi cao lửa khói bốc lên sáng rực cả bầu trời. Trung đoàn nằm im không bắn một phát nào, các khẩu pháo nằm chờ thời cơ cho đến khi trời hửng sáng máy bay địch rút đi không gian trở lại yên tĩnh ngày thường.

Hôm sau chúng tôi được biết đêm đó địch đánh phá ác liệt ngã ba Truông Bồn, gây cho ta nhiều tổn thất về người và phương tiện. Ít ngày sau chúng tôi từ cấp trung đội trở lên, được lệnh thay phiên nhau về Trung đoàn học tập chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kí tên Văn). Đến cấp tôi nội dung được phổ biến tất nhiên chỉ là ở mức độ rất hạn chế, nhưng tôi nhớ rõ tinh thần chỉ đạo là từ nay lấy mục tiêu “đảm bảo chi viện cho miềm Nam là chính”.
Từ đó Trung đoàn triển khai phương án mới, chúng tôi gọi nôm na là “bắn tọa độ”. Mỗi khi có máy bay địch uy hiếp an toàn tuyến vận chuyển một vài khấu đội được chỉ định bắn loạt đạn lẻ tẻ về nhiều hướng, chủ yếu báo hiệu cho lực lượng vận tải biết có bộ đội  phòng không để họ yên tâm. 
Phương án này thế mà có tác dụng, vì máy bay địch cũng khiếp không thể biết chính xác lực lượng ta bố trí ở những đâu, hỏa lực mạnh yếu thế nào.
Tuy nhìn bên ngoài có vẻ như cách đánh này “hú họa” mỗi nơi một ít, nhưng thực ra là có sự chỉ huy tính toán bài bản, khi cần vẫn tập trung được binh lực tiêu diệt máy bay địch.
Năm 2002 khi Mỹ đánh phá Irac, những tưởng sẽ nhận được sự chống trả như đã gặp ở VN. Vì ngày đó Saddam.Hutxein tuyên truyền có lực lượng PK mạnh đủ sức chống trả Mỹ. Nhưng thực tế cho thấy không hề có viên đạn nào bắn trả máy bay Mỹ, đương nhiên Irac đã thất bại thảm hại.
Thực tế cho thấy trong chiến tranh phá hoại ngày đó nếu chỉ nói tới vũ khí, chúng ta không thể đọ được với Mỹ. Nhưng nhờ có cách đánh, sau này được đúc kết nâng tầm thành nghệ thuật quân sự Việt Nam chúng ta đã đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ được cả thế giới nể phục.
Phạm Lê
(Ảnh minh họa trên mạng)
Previous
Next Post »
1 Komentar
avatar

Ngày 5/8/1964 tôi đang công tác ở Quảng Ninh nên chứng kiến ngày mở đầu cuộc oanh tạc trên không trên toàn miền Bắc của Mỹ

Balas