HÀNH TRÌNH TỚI CHÙA BẢO ĐÀI

            Người già thường hay nhớ chuyện ngày xưa nhất là những câu chuyện đầu đời ! Hơn thế nữa những năm tháng kháng chiến chống Pháp “ Hành quân “ theo bố  trên những nẻo đường kháng chiến là những hình ảnh không bao giờ phai với lớp người chúng tôi, đơn giản là vì trên các nẻo đường đó, chúng tôi được gắn bó với thiên nhiên, được hiểu thêm về đất nước, con người, phong tục tập quán và cảnh quang tươi đẹp mà cho tới giờ chẳng còn những hình ảnh thơ mộng đó !
            Trong những ngày chờ đợi về với bố mẹ tổ tiên, trong tâm khảm luôn đau đáu gặp lại những địa phường mình đã đi qua, hồi tưởng lại những năm tháng ấu thơ với những người thân của mình
            Đấy là lý do chính mà tôi và bác Anh luôn đề cập, bác Anh dã ngoài 80 thời gian đi lại được còn eo hẹp, nên bác có ý nhắc tôi cần khẩn trường thực hiện
            Cũng nhiều lý do mọi mặt nên không dễ gì thực hiện ngay làm gì cũng phải có “ Thiên Thời – Dịa Lợi - Nhân Hòa “

            67 năm qua chúng tôi chưa về Bảo Đài, chẳng biết sự thay đôi và con người ở vùng này phát triển ra sao, đã dự tính du xuân đến đây sau tết âm lịch, lần chần mãi, không thấy ý kiến mọi người, nhất là bác Nhu, trung tuần tháng 4/2017 một cú điện thoại của cô Lan  bác Anh nhắc, thế là mọi việc đã ổn, đáng lẽ chuyến đi được khởi hành ngày thứ 5  27/4, nhung bác Anh lại có giỗ ở Ngoc Hà, c Vinh còn đang mải vui ở Đồ Sơn thành ra ngày 4/5 mơi khởi hành
             Những năm 50 của thế kỷ trước, chúng tôi tới chùa Bảo Đài theo lộ trình : Đi đò ngay tại thôn Hữu Vĩnh sang sông tới thôn Phú Yêng qua mấy quèn để vào chùa, nhung đường đi ngày nay khác hẳn
            


Từ bến Đục chúng tôi chọn phương án không đi vào bến đò Yến Vĩ ( Điểm xuất phát thăm khu Hương thích bằng thuyền ) vì lý do mất nhiều thời gian ngồi tren thuyền, nhất là vào lúc 11h trưa, trời nắng, chúng tôi đi vào thôn Phú Yên thuê thuyền đi vào Bảo Đài , nhung vậy ngồi thuyền chỉ có 20’

Dòng suối dẫn chúng tôi thẳng vào tam quan của chùa, leo lên tơi nơi cảnh vật đều thay đổi :


                                                       Cây Ngọc lan đã có trên 200 năm

- Quang cảnh nhà chùa không còn u tịch như xưa, nhiều công trình kiến trúc được dựng nên một cách lộn xộn không theo một trường phái thẩm mỹ nào, không có kế thừa phong cách kiến trúc phật giáo truyền thông, vật liệu xây dựng từ gam mầu đến cốt liệu đều ảnh hưởng của thị trường không có sự lựa chọn, mất vẻ trang nghiêm cần thiết, khu vườn sau chùa ( Nơi mà bác Di+Tôi + Hải thường hay tập trận đã được thay thế vào khu nhà thờ tổ ( Nơi ở của các vị chủ trì- Cửa đáong then cài ) hai bên vách núi dựng nên những công trình kiên trúc làm che mất khung cản thiên nhiên hùng vĩ của những ngọn đá vôi . Ôi tiếc  thay !


- Dọc theo dòng nước dân làng Phú Yên vẫn phát huy truyền thống : Trông vải, nhãn ( Nhưng năm nay hai loại quả này bị mất mùa do thiếu mưa,) khoai nước, vẫn mò cua,bắc ốc, chai v.v..
            - Hỏi thăm người dân vào còn có người đi bẫy chim, mồng két 100.000đ/com, vịt giống Pháp 24.000đ/kg. Thịt lợn 17.000đ/kg hơi, cua 120.000đ dọc ven đường nhà cửa phát triển
            Sơ vài nét như vậy thôi định kể tỷ mỷ nhưng bác Anh ngăn lại có ý : Năm nay sẽ là lần giỗ thứ 15 của cụ Yến, chắc bác Di sẽ trở lại thăm quê hương nêu không cho kể tiếp để bác Di tiếp cận chùa Bảo Đài với tâm thế háo hức. Bây giờ đi lại đơn giản lắm đi xe buýt đến bến Đục
            Trên đường về chúng tôi có qua thắp hương cho ông bà Trương Ba

            Về tới Hà Nội mới 14h30’
Previous
Next Post »
3 Komentar
Nhận xét này đã bị tác giả xóa. - Hapus
avatar

Về thăm những nơi tản cư xưa đó là ý tưởng hay của Bà Anh và Ô Ngọc. Nhìn ảnh thấy chùa Bảo Đài hoành tráng hơn xưa, phong cảnh hữu tình. Chúc mừng các vị tuổi cao đã lặn lội đến đây với sự hỗ trợ nhiệt tình của các cháu Hồng Vinh, Minh Nguyệt

Balas
avatar

Các bác tuổi cao còn sức đi được an toàn như thế là quí rồi, bác Anh tuổi cao về kể lại tươi tinh chẳng có gì là mệt.

Balas