Vừa xem phim xong lại nói chuyện lấy vợ.

Các ông con trai hai cụ Quang Yến trừ ông Phạm Vĩnh Hải đã đi xa, đến nay còn bốn ông đều là U70, U80 đương nhiên đã lấy vợ từ cách nay mấy chục năm. 
Phu nhân của các ông mỗi người mỗi vẻ đều là những người có hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiêp, quan hệ xã hội, điều hành gia đình và gắn bó với nhà chồng.
Tôi nhận ra mỗi khi có đám cưới các con đặc biệt là con trai đều đem đến cho các cụ thân sinh những niềm vui, hy vọng của bậc làm cha m. Vậy có khi nào chúng ta thử đặt câu hỏi, ông nào cưới vợ được các cụ ưng ý nhất. 
Theo phán đoán của riêng tôi dựa theo những tiêu chí dưới đây, thì đích thị đó là ngày hai ông cả Di và út Tiến lấy vợ.
Một : Các cụ thông gia Đỗ Xuân Dục và Phạm Quang Chúc đều là những người có mối quan hệ thân thiết họ hàng, bạn đồng nghiệp nhiều năm, cùng thế hệ và cùng gốc gác Hà Nội xưa với các cụ nhà mình.
Tuy rằng thời đó chưa có chuyện cùng thông gia đi nghỉ mát ở reshot, nhưng việc qua lại thăm hỏi ngày lễ Tết là điều thường xuyên nhiều năm. Quan hệ thông gia như thế, nhờ đó mà các con cũng hiểu biết và gần gũi nhau hơn.
Còn có nguồn tin âm ỉ chưa được kiểm chứng, hình như các cụ đã “giấm trước” sẽ là thông gia với nhau như người xưa vẫn thường làm (?)
Hai là Luật bất thành văn ở các gia đình Việt, ông con trưởng và út bao giờ  cũng nhận được sự ưu ái hơn của bố mẹ. Từ đó anh chị em trong nhà cũng dành sự tôn trọng với ông trưởng, nhường nhịn và lưu tâm tới ông út nhiều hơn. Đành rằng thực tế sự đóng góp của các ông ấy so với các bà, anh chị em khác có thể không bằng.
Ở chi họ ta thời các cụ Quang Yến cũng không thể bỏ qua "luật ngầm" ấy, nhưng do hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ sự ưu ái chủ yếu mới chỉ là biểu hiện về mặt tinh thần mà thôi.

Ba là Thường thì trong các gia đình đông con, các ông trưởng và út là niềm hy vọng của các cụ thân sinh và đôi khi là của cả gia đình. Hai ông trưởng Di và út Tiến đều là người nhiều chữ,  học giỏi từ thời phổ thông lên đại học, rồi du học lấy bằng nọ bằng kia và đều có vị trí, nghề nghiệp trong xã hội.
Trong khi đó các anh chị em khác theo thời gian nhờ tu luyện bản thân, vận may thời cuộc rồi thì cũng thành ông nọ bà kia, nhưng về đường học vấn đều bị đứt quãng phải chuyển nấc không được liên tục như thế.
Bốn là các ông trưởng và út có thời gian gần gũi các cụ nhiều năm, cùng các cụ trải qua những lúc thăng trầm thời kinh tế khó khăn, thời chiến tranh chống Pháp và đặc biệt thời bom đạn ác liệt chống Mỹ. Nhờ đó am hiểu thói quen và đương nhiên có nhiều kỉ niệm với các cụ hơn các anh chị em khác.
Tuy nhiên bốn lý do trên mới chỉ là điều kiện “cần”, phải có  thêm điều kiện “đủ. Ấy là vai trò quyết định của mẹ chồng Phạm Thị Yến. 
Theo sự nhìn nhận của bà xã tôi cụ Yến là mẫu mẹ chồng phố cổ xưa nề nếp, gia phong nhẫn nhục hết lòng vì chồng con, chỉn chu từ lời nói đến việc làm. Với các nàng dâu cụ quan tâm thông cảm, công bằng không yêu sách bắt bẻ, không xét nét đôi khi lại châm chước nương nhẹ.
Nhưng cuộc sống muôn màu, muôn vẻ không thể không tránh khỏi đôi khi cũng có phật ý. Nhưng đó chỉ là vụ việc cụ thể nhất thời thoáng qua, rồi quan hệ lại trở về thân thiết như cũ chứ không gay gắt khó chịu như cái bà mẹ chồng trong phim "sống bên mẹ chồng" vừa chiếu tối nay.
Bằng chứng là hai bà dâu trưởng và út chưa hề nấu trọn một bữa cơm, chưa “sống bên mẹ chồng” trọn một ngày nào theo đúng nghĩa. Nhưng ngoài những ưu điểm giống như các nàng dâu khác, nay lại nhờ có thêm bốn điểm cộng trên của các ông trưởng và út thành ra không chỉ có đám cưới mà chính các bà cũng được các cụ bố mẹ chồng ưng ý nhất.
Phạm Lê 
Previous
Next Post »