70 Năm Thôn Phú Khê - Thái Học - Bình Giang - Hải Dương

Đầu tháng 4 năm 2017, bỗng có tiếng chuông gọi cửa, mở cửa đứng trước mặt tôi là 1 người phụ nữ trạc độ 50 tuổi : “ 
-   Bác cho hỏi thăm : Đây có phải là đất thuộc làng Thịnh Quang không?”  
- “ Đúng đấy cô ạ, đất đây thuộc tổng Mọc ngày xưa ....”  Thế bác có quen ai ở Mọc Quan Nhân không  ...? “
 -  “  Có chứ “ 
-“ Bác có biết thôn Quan Nhân có một người phụ nữ họ Trương về làm dâu họ Đõ ở Phú Khê Bình Giang Hải Dương ...? ”
- Tôi có biết
- “  Sao chẳng thây bác về thắp hương ...? Trước đây mộ cụ còn để trên Bất Bạt, chúng tôi cũng thường xuyên đến thắp hương cho cụ, mấy năm gần đây thấy mộ bị phá, bia mộ vứt chỏng gọng, chúng tôi đoán mộ đã được chuyển đi nơi khác, nhung không biết chuyển đi đâu, nên chưa có điều kiện
Dăm ba câu xã giao, cô ta ra về !
Tôi có nói chuyện này với bác Anh và cũng chẳng biết có phải người bà con của mình không, chưa có phương án sử lý
Bác Anh thì bảo phải xác minh xem có thật người nhà mình không

Thế bác có biết đích  xác thôn đó là Phú Đa hay Phú Khê ? (  Tôi biết đấy Phú Khê nhưng cứ hỏi bác xem ) Chần chừ 1 lúc bác nói không thật chắc chắn “ Thôn Phú Khê “ . Ấy vậy mấy ngày sau bác còn điện vào hỏi bác Di là có nhớ ở đâu không, bác Di trả lời không nhớ !



Vào ngày 21 hay 22 tháng 12 năm 1946 chúng tôi rời chùa Hưng Ký ( Văn Điển ) đi xe kéo tay bánh lốp từ Pháp Vân đến bến đò Khuyến Lương vượt sông Hồng đế đi về thị trấn Văn Giang sau đó đi tiếp ra đường 5 rẽ vào thị trấn Sặt đi tiếp 3km là đến thôn Phú Khê Xã Thái Học Huyện Bình Giang Hải Hưng . Nơi đây là quê hương của cụ Đỗ Long Giang người trúng sỏ số Đông Dương với mức 10.000d  Đông Dương ( Tại thời điểm này 1đ Đông Dương mua được 100kg gạo – Sau khi trúng số cụ đã mua được ngôi nhà ở Phố Đinh Tiên Hoàng - Bờ Hồ Hà Nội sau này là hiệu sách Nhân Dân kề bên rạp Philamonique nay là rạp múa rối nước Thăng Long )



Phú Khê là 1 làng quê vùng đồng bằng sông Hồng, nhiều ao tù nước đọng nên rất nhiều ruồi, chả thế mà chợ Sặt ( Thị trấn huyện Bình Giang ) đã có một thời được mang tên là chợ ruồi
Nơi đây chúng tôi được bố trí ở nhà xây sạch sẽ mát mẻ, cụ thân sinh ra cụ Đỗ năm đó đã ngoài 80, mắt kém không nhìn thấy gì, thường xuyên nằm trên ổ rơm, hàng ngày cụ ăn cơm bằng gạo dự nấu bằng nồi gang, tôi là người luôn được thưởng thức nồi cơm của cụ khi cụ đã ăn xong, phải nói là thứ gạo tuyệt vời, hương vị đó tôi chưa thể nào quên và bây giờ không thây nơi nào có, đơn gian vì năng xuất của thứ gạo này rất thấp!
Một làng quê thanh bình, với chiếc cầu đá có hoa văn ở thế kỷ 18-19 ( Nhưng ngày mưa phùn đi qua cầu đá rất sợ vì lớp bùn đọng lại trên mặt cầu dễ sinh trượt, thật nguy hiểm cho người già, trẻ nhỏ ) , chợ làng buổi sáng thường có xôi nén bình dân
Chúng tôi đã đón tết năm Đinh Hợi 1947 ở đây với những ca khúc lãng mạn thời kháng chiến ;       .....Lách tách đùng vui tên khắp muôn nới
      Thơ anh làm em hát, tơ em dệt anh may – Ta xây đời bằng mộng như tiến đập con thoi
Nhân dịp sinh nhật bác Anh, và cũng là năm thứ 70 chúng tôi xa làng Phú Khê, dự kiến sẽ thăm lại Phú Khê vào ngày thứ 5 22/06/2017 ( Sau Fetival quốc tế ca khúc thiếu nhi tại Hội An 18/06/2017 ) thành phần chờ bà Anh quyết định

-









Previous
Next Post »
3 Komentar
avatar

Theo tôi nghĩ chắng nhất thiết phải nằm mơ thấy người ầm về báo mông mới quyết định, các các bác tuổi cao còn sức khỏe nhớ được địa danh kỉ niệm nào chưa quay lại nếu có điều kiện nên tổ chức và tiến hành ngay. Các vị tuổi cao còn đi được là một điều mừng lớn cho chi họ.

Balas
avatar

Biết là Phú khê nhưng gặp ai cũng là vấn đề đáng xuy nghĩ vì hơn 70 năm o liên lạc. Các Cụ tính toán kỹ kẻo đi o có kêt quả như mong muốn

Balas
avatar

Hãy vào Google gõ : Họ ĐÕ ở Phú Khê thì rõ
CỤ ĐÕ ít nhiều đã giúp gia đình ta vượt khó khăn ở những ngày đâu K/C chống Pháp, trong hoàn cảnh chồng ở xa, với mẹ già và 7 người con bao nhiêu khó khăn
Truyền thống gia đình luôn biết ơn những người đã giúp mình
Một nén hương tưởng nhớ công lao của người đã khuất là công việc cần làm, chứ chẳng phải là diều mê tín gì
XIn dừng việc đánh giá chủ quan, kỵ nhất cho mình là thông thái!

Balas