Thăm Bái Đình - Tràng An


Tháng 11/2009 nhân chuyến ra HN bốc mộ hai Cụ Duc&Hiến chúng tôi (Dzi&Chi) đã tranh thủ đi thăm Chùa Bái Đính, nghe nói là lớn nhất Đông Nam Á, và là một trong những công trình trọng yếu dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành cơ bản để kỷ niệm 1.000 năm Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa L­ư ra Thăng Long (1010 - 2010), cùng đi với vợ chồng các chú Ngọc, Thắng, Tiến lúc đó mới xây dựng xong các chùa chính.Đến cuối tháng 2/2010 nhân ra HN công tác Minh&Hoa đã đi thăm Chùa Bái Đính cùng với gia đình Cô Đính&Cự và chú Khôi&Nhung cùng các cháu La&Hiếu việc xây dựng đã có nhiều tiến triển.

Chùa Bái Đính là một khu văn hóa tâm linh gồm quần thể các chùa nằm trên núi Bái Đính ở thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Nơi đây không chỉ đơn thuần là một khu chùa thờ Phật tổ, thờ Thần núi và Chúa Thượng Ngàn mà còn gắn với lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Chùa Bái Đính cổ được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không, ông là người đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Bái Đính còn là một di tích cách mạng thuộc chiến khu Quỳnh Lưu.




Toàn cảnh quần thể chùa Bái Đính.



Diện tích khu chùa Bái Đính rất rộng, gồm 700 ha. Hiện đã và đang hoàn thiện một số công trình chính trong giai đoạn I, mới sử dụng 50 ha, gồm:

1. Tam Quan Nội: Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cao tới đỉnh 16,5 m, có chiều dài 32 m, rộng 13,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một Tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ, ch­a từng thấy ở đâu trên đất n­ớc ta. Trong Tam Quan đặt 10 tư­ợng Hộ pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi t­ượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn.


2. Tháp chuông: Tháp chuông đ­ược xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đ­ường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đ­ường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục chuông lớn nhất “ Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 2007.




Tháp chuông







3. Điện Quan Thế Âm Bồ Tát: Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt t­ượng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho tư­ợng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.






4. Chùa Pháp Chủ: Xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5 m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8 m. Điều đặc biệt ở chùa Pháp chủ là ở gian giữa trên bệ cao, đặt một pho t­ượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” ngày 4 tháng 5 năm 2006. Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, mới chỉ có ở chùa Bái Đính. Đặc biệt là ở gian giữa điện còn đặt một sập thờ bằng gỗ, có chiều dài 8,7m, rộng 4,7 m, cao 0,8 m, theo kiểu chân quỳ dạ cá, chạm khắc kênh bong, thông phong nhiều lớp. Đây cũng là một sập thờ bằng gỗ lớn nhất, đ­ược chạm khắc tinh vi và đẹp nhất ở n­ước ta.









5. Điện Tam Thế: Tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt n­ước biển là 76 m. Đây là một toà nhà rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa kiêu hãnh nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000 m2. Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho t­ượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có bộ t­ượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.





Thọat nhìn 3 tượng Tam Thế na ná nhau, theo Tuấn Minh 3 pho tượng Tam Thế khác nhau là Phật A Di Đà ( quá khứ ); Phật Thích Ca ( hiện tại ) và Phật Di Lạc ( tương lai )




Phật A Di Đà



Phật Thích Ca




Phật Di Lạc



6. Hành lang La Hán: gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 t­ợng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt Nam chưa có một ngôi chùa nào có nhiều tượng La Hán bằng đá như ở chùa Bái Đính.















7. Giếng Ngọc: Giếng Ngọc mới đ­ợc xây dựng lại ở chỗ giếng Ngọc nhỏ thời xa x­a đã có cách đây gần 1.000 năm. Đó là giếng Ngọc của chùa Bái Đính cũ nằm gần chân núi Bái Đính mà cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy n­ước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đ­ờng kính 30 m, độ sâu của n­ớc là 6 m, không bao giờ cạn n­ước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m2 , 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.

Trong giai đoạn I, nằm trên diện tích 50 ha, khu chùa Bái Đính đã và đang hoàn thiện các công trình trên. Đến giai đoạn II, khu chùa Bái Đính mở rộng hết diện tích 700 ha, sẽ xây dựng thêm các công trình: Tháp Bồ Đề 9 tầng, khu thờ Mẫu, khu thờ Tổ, khu tháp mộ sư, khu nhà tăng thiền viện, khu nhà khách, khu bảo tàng Phật giáo Việt Nam, …

Xây dựng khu chùa Bái Đính (cả cũ và mới) do ông Nguyễn Văn Trường, quê ở xã Tr­ường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, làm giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Tr­ường đảm nhiệm. Doanh nghiệp đã có 20 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, ngành nghề chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi và đầu t­ư du lịch với 1.400 cán bộ và công nhân viên lao động.

Có thể nói, khu chùa Bái Đính sắp tới đây sẽ hoàn chỉnh là một chùa có quy mô hoành tráng, to lớn, đầy đủ và đẹp đẽ nhất từ trước cho đến nay ở đất nước ta. Chùa Bái Đính sẽ trở thành Khu Văn hoá tâm linh được xác lập nhiều nhất những kỷ lục Việt Nam và khu vực. Đây sẽ là điểm đến rộng lớn hấp dẫn nhất của rất nhiều du khách trong và ngoài n­ước.

Trước nhà Đinh, ở Ninh Bình đã có nhiều chùa cổ, có chùa đã được xây dựng từ trước thời Hai Bà Trưng. Trải qua các triều đại, cho đến bây giờ, Phật giáo ở Ninh Bình vẫn được phát triển và nhiều chùa đang được xây dựng lại. Vì vậy, việc xây dựng khu chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam ở Ninh Bình là điều có ý nghĩa rất lớn. Hiện nay nhiều tượng và công trình ở Bái Đính vẫn đang tiếp tục được xây dựng cho kịp tiến độ















Địa điểm này cách cố đô Hoa Lư và khu hang động Tràng An không xa, rất thuận tiện cho du khách sau khi thăm cố đô Hoa Lư xong sẽ đi vãn cảnh Khu chùa Bái Đính và tiếp theo là tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An.

Cách Hà Nội chừng 95km, khu du lịch sinh thái Tràng An là một quần thể nhiều hang động, núi non,thung nước, rừng cây và các di tích lịch sử đan xen nhau như một bảo tàng địa chất ngòai trời hay một Hạ Long trên bờ. Đầu tiên chúng tôi đến bên đò thuê thuyền để đi vào các thung nước và các hang động, trước mắt là khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, tiếng chim hót trong rừng,đáy nước trong xanh in hình sắc núi.Tràng An có 31 thung , 38 hang động xuyên thủy dài có khi tới hàng ngàn mét, như hang Địa Linh,Sinh Dược,Mây.,Ao Trai, ...mỗi hang có dáng vẻ riêng, với các nhũ đá kỳ ảo. Có thể đi từ hang này sang hang kia mà không phải quay ngược lại. Nghe nói TA có 50 hang nước và 50 hang khô tạo nên cụm hang với cấu tạo liên hòan do dấu vết thời kỳ biển tiến, biển thóai do nước xâm thực










Tiếc rằng hiện nay còn có nhiều hàng quán gần các khu du llịch và hiện tượng " níu kéo " du khách mua các đồ lễ, các sản vật kỷ niệm, hay dịch vụ " xe ôm " tranh nhau đưa khách lên chùa hay dịch vụ " trông xe ôtô " để lôi kéo khách về các nhà hàng ăn vẫn còn, đôi khi gây phản cảm không chỉ cho du khách cả trong và ngòainước. Hy vọng trong thời gian tới việc quản lý Cụm Du lịch Hoa Lư - Bái Đình - Trang An nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình và cả nước sẽ được quan tâm nhiều hơn để đảm bảo văn minh, sạch đẹp tương xứng với vồn đầu tư của các công trình lịch sử, văn hóa và du lịch tầm cỡ quốc gia này.


Theo Thư viện Hoa Sen ở VN còn có 2 nơi hiện có tượng Phật lớn là :


+ Bà Ná - Đà Nẵng :


Một trong những tượng Phật Thích Ca tọa thiền lớn nhất châu Á, cao 27m, mầu trắng ở chùa Linh Ứng (hường ra biển); được hoàn thành vào ngày 5 - 3 - 2004. Xung quanh đế tượng có 8 mặt thể hiện 8 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật.







+ Núi Cấm - An Giang :


Xâu dựng từ năm 2004 bởi điêu khắc gia Thụy Lam. Tượng cao 33,36m, tọa lạc trên một ngọn đồi trên núi Cấm, quay mặt ra hồ Thủy Liên và chùa Phật Lớn có diện tích sàn 1.000m2, kết cấu khung sườn bê-tông, cốt thép nặng trên 400 tấn, tương đương một ngôi nhà 10 tầng. Sau 3 năm xây dựng, tháng 9/2007 tượng Phật Di Lặc hoàn thành.





( Tham khảo thêm
Internet)































Previous
Next Post »