Loãng xương là gì ?


(Hiểu biết là phương pháp phòng ngừa tốt nhất)

Loãng xương

Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương bị yếu và giòn. Bị chứng này, xương dễ bị gãy hơn bình thường. Chỉ cần một va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể làm xương bị gẫy nặng. Ở Úc trong số những người trên 60 tuổi, những người thuộc phái nữ và một phần ba những người thuộc phái nam sẽ bị gãy xương do loãng xương gây ra.

Ở Úc loãng xương và gãy xương là những nguyên nhân chính gây ra thương tích, tật nguyền lâu dài và thậm chí gây tử vong ở người lớn tuổi. Một phần năm những người bị gãy xương sẽ bị thiệt mạng trong vòng 6 tháng nếu không được chăm sóc y tế đầy đủ. Trong số những người không bị thiệt mạng thì có tới 50% sẽ không di chuyển được, hoặc phải nằm liệt giường nếu không có trợ giúp y tế thường xuyên.

Chứng loãng xương thường được gọi là chứng bệnh âm thầm, vì thường không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cho thấy bệnh nhân bị mắc bệnh, chỉ phát hiện được khi đã có gãy xương.

Bất cứ xương nào trên cơ thể cũng có thể gãy, nhưng thông thường nhất là xương hông, xương sống, xương cổ tay, xương sườn, xương chậu và xương cánh tay.

Những yếu tố liên quan đến chứng Loãng xương:

Sự rắn chắc của xương trong cơ thể tùy thuộc vào:

. Yếu tố di truyền (60-80%)

. Lượng kích thich tố trong cơ thể của mỗi người. Ở nữ giới là kích thích tố nữ (oestrogen); ở nam giới là kích thích tố nam (testosterone)

. Hoạt động, vận động thường xuyên

. Thức ăn hàng ngày

Những yếu tố nói trên ảnh hưởng đến sự tạo thành của xương trước giai đoạn trưởng thành là khi xương ở vào thời kỳ mạnh nhất. Từ tuổi 30 trở đi điều quan trọng là duy trì sức mạnh của xương và tránh cho xương bị mỏng dần đi.

Những nguyên nhân gây ra chứng Loãng xương ở nam và nữ giới

Những nguyên nhân có thể thay đổi

. Người bệnh ít hoạt động hoặc không chịu hoạt động

. Người hút thuốc

. Người uống rượu nhiều

. Nhẹ cân

. Ít ăn những thức ăn có chứa nhiều chất vôi (Calcium)

. Thường hay bị té ngã

Ngăn ngừa loãng xương - giảm nguy cơ mắc bệnh

. Ăn các thức ăn chứa nhiều chất vôi (calcium) và sinh tố D. Đối với đa số, nếu dùng các phó sản của sữa (dairy products) thí dụ như sữa, da-ua, phô-ma, mỗi ngày 3 lần sẽ có đủ chất vôi cần thiết cho cơ thể.

. Sinh tố D giúp cho cơ thể hấp thu chất vôi. Thức ăn có chứa một lượng nhỏ sinh tố D như lòng đỏ trứng gà, cá nước mặn và các loại bơ chế biến bằng chất béo thực vật (manarine). Nguồn sinh tố D dồi dào nhất là ánh mặt trới (nhưng cần chú ý tránh để da bị cháy nắng).

. Tập những môn thể dục đòi hỏi nhiều vận động, mang trên người những vật nặng để xương cứng cáp hơn, thí dụ đi bộ, chơi tenis, nhảy múa và cử tạ.

. Nếu có thể được nên đi kiểm tra độ đặc của xương (BMD)

. Hỏi bác sĩ xem mình có cần uống thuốc bổ xương hay không

. Hỏi bác sĩ xem loại thuốc nào uống có tác dụng phụ làm xương mỏng đi (để tránh)

. Ngưng hút thuốc

CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG

Để chẩn đoán loãng cương, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý của quý vị, và hỏi xem quý vị đã bị gãy xương bao giờ chưa. Nói một cách tổng quát, xương bị gãy do loãng xương gây ra khi quý vị va chạm nhẹ vào vật gì đó, hoặc ngã; thí dụ vấp ngã, trượt chân tay hay ngay cả khi ho.

Bác sĩ sẽ hỏi về những nguy cơ dẫn đến loãng xương mà quý vị có thể mắc phải và sẽ đo chiều cao của quý vị để so sánh với thời gian trước - nếu chiều cao mất tới 3 cm có nghĩa là quý vị có những chỗ vỡ ở xương sống (đôi khi những chỗ vỡ này không gây đau đớn nên quý vị có thể không để ý). Bác sĩ cũng có thể cho chụp quang tuyến X để xem xương sống của quý vị có chỗ nào bị vỡ hoặc gãy không. Những chỗ gãy do loãng xương gây ra thừơng được gọi là những chỗ xương bị “nghiền” (“crush” fractures) hay xương bị “ép” (“wedge” fractures).

Đo độ cứng của xương: khám độ đặc chất khoáng xương (Bone Mineral Density)

Một trong những phương pháp thử quan trọng nhất để chẩn đoán loãng xương do do độ đặc chất khoáng xương (BMD). Phương pháp này nhằm do độ đặc của xương. Phương pháp BMD phát giác quý vị có bị chứng loãng xương hay không, nếu có thì mức độ trầm trọng như thế nào. Nếu quý vị chưa bị loãng xương, nó có thể giúp đoán được quý vị có nguy cơ bị chứng bệnh này hay không. Phương pháp hữu hiệu nhất để đo độ đặc của xương là phương pháp chụp DXA (viết tắt của chữDual Enegy X-ray Absorptiometry). Phương pháp này nhanh chóng (chỉ khoảng 15’) không gây ra đau đớn, an toàn, chỉ dùng một lượng chất phóng xạ (ít hơn khi chụp quang tuyến để khám răng), và được dùng để đo độ đặc của xương sống và xương hông.

Nếu đang được trị chứng loãng xương, bác sĩ có thể khám xem phương pháp chữa trị có hiệu quả hay không bằng cách đo độ đặc của xương trước khi bắt đầu chữa trị và một năm hay hai năm sau quý vị được chữa trị. Điểm quan trọng là nếu có thể được, nên dùng một máy đo độ đặc của xương để kiểm tra.

Những ai nên dùng phương pháp BMD

Bất cứ ai thấy:

. Có những nguy cơ nổi bật dẫn đến loãng xương.

. Có những triệu chứng của loãng xương, thí dụ: giảm chiều cao, lưng bị “gù” đi, xương bị gãy vì một tai nạn nhỏ.

. Bắt đầu được trị liệu chứng loãng xương.

Những ai nên chụp DXA

. Quý vị bị loãng xương (đã được chẩn đoán bởi bác sĩ)

. Bị gãy xương một lần hay nhiều lần do hậu quả của loãng xương

. Quý vị đang dùng thuốc corticosteroids

. Quý vị dưới 45 tuổi nhưng bị mất kinh hơn 6 tháng vì lượng kích thích tổ nữ thấp.

Ý nghĩa kết quả việc thử độ đặc chất khoáng xương

Tất cả nhũng lần thử độ đặc chất khoáng xương (BMD) đều nhằm mục đích tìm hiểu chất lượng của xương ở một vùng nào đó. Những nơi người ta thường thử là vùng xương lưng (vùng trên và dưới thắt lưng) và cổ xương đùi (gắn khớp xương hông).

Kết quả sẽ cho quý vị độ T (T-score) và độ Z (Z-score). Độ T là độ đặc của xương của quý vị so sánh với độ đặc xương của một phụ nữ trẻ và khỏe mạnh. Nếu quý vị có độ T là 0 có nghĩa là xương của quý vị bình thường. Nếu quý vị có độ T từ 1 đến 2,5 có nghĩa là quý vị chưa bị chứng loãng xương, nhưng xương của quý vị có độ đặc thấp (osteopenia) và quý vị nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách ngăn ngừa cho tế bào xương khỏi bị hao mòn. Nếu quý vị có độ T từ 2,5 trở xuống, nghĩa là quý vị đã bị chứng loãng xương và cần thảo luận với bác sĩ về việc điều trị.

Bác sĩ dùng độ Z (Z-score) để so sánh độ đặc xương của quý vị với độ đặc của những người cùng lứa tuổi và giới tính.

Các phương pháp thử nghiệm khác, thí dụ như thử máu, có thể được dùng để tìm nguyên nhân gây chứng loãng xương hoặc những chứng bệnh có các triệu chứng tương tự như chứng này. Phương pháp chụp DXA là phương pháp tốt nhất để tiên đoán xem quý vị có thể bị gãy xương trong tương lai hay không, và giúp cho quý vị biết mình có cần được chữa trị kịp thời không. Kết quả thử nghiệm sẽ được gửi cho bác sĩ của quý vị xem xét và đưa ra phương hướng chữa trị.

Phương pháp thử siêu âm ở gót chân (thường được thực hiện ở các nhà thuốc/hiệu thuốc) không được xem là phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán loãng xương

ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

Mục đích chính là ngăn ngừa cho tế bào xương không bị mất thêm và tránh cho xương bị gãy. Ngăn ngừa gãy xương là điểm quan trọng. Tuy nhiên nếu xương đã gãy cần có những phương pháp chữa trị nhằm giảm thiểu các trường hợp bị gãy thêm xương.

Những biện pháp nhằm duy trì cho xương được rắn chắc và tránh xương bị hao mòn hoặc bị gãy mòn:

. Ăn những thức ăn có lợi cho xương, nghĩa là có nhiều chất vôi (Calcium) và sinh tố D

. Tập thể dục thường xuyên gồm những độc tác như mang tạ và làm mạnh xương

. Có cuộc sống lành mạnh, không hút thuốc, không uống nhiều rượu, bia.

Các phương pháp chữa trị:

Nếu đang bị loãng xương, và dù đã bị gãy xương rồi, cũng chưa hẳn đã quá muốn để bắt đầu việc chữa trị. Ngoài việc làm ngưng sự mất mát của tế bào xương, những loại thuốc được chế biến gần đây còn làm cho xương mạnh thêm nữa. Quý vị nên thảo luận với các bác sĩ hoặc những nhà chuyên môn về xương xem loại thuốc nào phù hợp với mình nhất.

Thuốc trị loãng xương

Những loại thuốc có sẵn hiện nay để trị loãng xương gồm:

Thuốc bổ có chất vôi (Calcium)

Những phụ nữ đã vào thời kỳ tắt kinh, các vị thuộc phái nam đã lớn tuổi cần một lượng chất Calcium 1000 mg-1300 mg mỗi ngày. Nếu hàng ngày thức ăn không đủ cung cấp lượng Calcium như trên, quý vị cần thảo luận với bác sĩ để được chỉ định một thuốc Calcium thích hợpVitamin D

Vitamin D quan trọng trong việc giúp cho cơ thể hấp thu lượng Calcium cần thiết. Vitamin D có trong ánh mặt trời, trong một số loại thức ăn và thuốc bổ. Một số người thiếu vitamin D hơn những người khác, thí dụ người già ít khi ra khỏi nhà, những người được chăm sóc tại viện dưỡng lão, những người da màu hoặc những người vì lý do tôn giáo phải mặc quần áo che kín người

Tập thể dục giúp xương rắn chắc ở người lớn

Tập thể dục có thể giúp cho xương mạnh mẽ và rắn chắc hơn ở người lớn. Xương bắt đầu mòn dần ở cơ thể bốn mươi. Trong những năm bắt đầu đến tuổi trung niên, tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp cho xương được rắn chắc, cũng như làm tăng sức mạnh của bắp thịt, sự dẻo dai của tim và phổi.

Tập thể dục giúp cho xương rắn chắc ở các vị lớn tuổi và giúp tránh được té ngã

Mục đích của việc tập thể dục trong nhóm các vị lớn tuổi tùy thuộc vào vấn đề xương của họ có rắn chắc và khỏe mạnh không. Nếu chưa bị loãng xương, điều quan trọng là quí vị nên tập thể dục để cho xương và bắp thịt mạnh mẽ. Tập thể dục còn giúp cải thiện sự thăng bằng của cơ thể. Tập thể dục còn giúp cải thiện sự thăng bằng của cơ thể, tư thế ngồi, đứng và điều khiển các cử động của cơ thể.

Tập thể dục cho tư thế và sự thăng bằng của cơ thể được vững chãi.

Những người bị chứng loãng xương dễ bị gãy xương hơn những người xương rắn chắc bình thường. Xương bị gãy thường là do bị ngã. Những vị lớn tuổi dễ bị gãy xương hơn vì họ có khuynh hướng dễ ngã hơn. Hàng năm có khoảng 40% những người trên 65 tuổi bị ngã ít nhất là một lần. Tránh bị ngã có nghĩa là xương ít bị gãy hơn, đặc biệt là xương hông. Đa số các trường hợp gãy xương hông là do bị té ngã mà ra.

Sự thăng bằng của cơ thể

Bắp thịt yếu, những thay đổi về áp huyết hoặc nhịp đập tim, ảnh hưởng của thuốc men, rắc rối ở tai và ngay cả việc ăn uống không đúng cách có thể làm ảnh hưởng sự thăng bằng của cơ thể.

Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, quí vị có thể cải thiện cơ thể bằng cách:

. Hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên viên vật lý trị liệu về việc tập thể dục để cải thiện sự cân bằng của cơ thể.

. Duy trì việc ăn uống lành mạnh gồm ăn nhiều trái cây và rau cũng như thức ăn giàu chất vôi.

. Uống thật nhiều nước mỗi ngày.

. Nghĩ đến việc tham gia một chương trình hướng dẫn về việc té ngã và sự thăng bằng của cơ thể (“fall and balance”)

Những lời khuyên giúp tránh việc té ngã

Chung quanh nhà

. Bảo đảm là những mép thảm trải nhà, thảm trải sàn không con lên hay gặp gây vấp ngã.

. Không để dây điện lòng thòng ở những nơi thường đi lại

Tránh đi lại những nơi ướt át, trơn trượt

. Đảm bảo phòng ốc trong nhà sáng sủa và lối đi lại gọn gàng

. Nên nghĩ đến chuyện gắn tay vịn ít nhất là ở một bên cầu thang, cạnh bồn tắm, vòi bông sen và bồn cầu.

. Nêu nghĩ đến chuyện gắn những miếng làm cho giày, dép không bị trơn trượt (safety strips) ở cạnh các bậc thang ở ngoài nhà.

Mắt và tầm nhìn

. Bảo đảm những chỗ đi lại và ngoài nhà được sáng sủa để quí vị có thể nhìn thấy rõ bất cứ lúc nào.

. Thường xuyên đến nhân viên quang cụ (optometris) nhờ khám mắt hàng năm.

. Nếu phải đeo kính, nên làm như đã được dặn. Cẩn thận khi lên xuống cầu thang nếu đeo kính hi hay ba tròng (Bofocals hay trifocals).

. Khi ở ngoài nắng nên đeo kính mát để làm giảm những tia nắng quá chói và tránh phải nheo mắt đồng thời tránh cho tia cực tím (UV) trong ánh mặt trờ làm hư hại mắt.

Giày dép

. Nên mang giày dép có rộng bản, để không trơn trợt và ôm lấy bàn chân

. Nên mang giày dép, với có kích thước đúng với bàn chân của mình

. Chọn giày ôm vừa vặn bàn chân

. Tránh đi giày cao gót

Nói tóm lại

. Nên vận động thường xuyên, kể cả việc tập các động tác thể dục giúp cho tư thế và sự thăng bằng của cơ thể được mạnh mẽ

. Đi khám mắt thừơng xuyên

. Đi khám thính lực thừơng xuyên

. Sau khi nằm hay ngồi, khi đứng lên nên từ từ để cơ thể có đủ thời giờ lấy lại thăng bằng .

. Tránh những lối đi ướt át hay bị đóng băng

. Tránh vội vã chạy lại trả lời điện thoại, băng qua đường, lên thang máy hoặc trong bất cứ sinh hoạt nào khác.

. Nên chống gậy hay dùng một dụng cụ nào đó để giữ thăng bằng khi đi lại nếu cần

. Tránh bước đi trên những chỗ gồ ghề

. Hạn chế trong việc uống rượu bia

. Nếu thấy có những lúc thấy choáng váng hay đứng không vững nên cho bác sĩ biết

. Nên thảo luận với bác sĩ thường xuyên về việc dùng thuốc và hỏi họ xem hình có cần dùng chúng nữa hay không. Nhiều loại thuốc có thể làm cho cơ thể mất thăng bằng.

( Tham khảo Internet )

Previous
Next Post »